Công tác giao và thực hiện kế hoạch kinh doanh, chủ yếu là kinh doanh điện năng, còn dựa theo định mức chung của ngành, cịn mang tính kế hoạch hoá nặng nề. Các Điện lực đều được giao các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật hàng
năm như sản lượng điện, doanh thu, chi phí, tỉ lệ điện năng dùng cho phân phối...để phấn đấu thực hiện.
Hoạt động kinh doanh điện năng phụ thuộc rất nhiều đến điều kiện kinh tế-xã hội của địa phương. Kết quả kinh doanh điện năng phụ thuộc rất lớn bởi các đối tượng khách hàng, đặc biệt là các khách hàng có giá điện thấp (do được bù giá điện), khách quan đã làm cho kết quả kinh doanh Điện lực Quảng Nam không cao. Thực vậy, đến năm 2006 tuy cơ cấu đã có chuyển biến tích cực, nhưng đối tượng ánh sáng sinh hoạt nơng thơn Quảng Nam cịn cao (35,6%) và giá điện ánh sáng sinh hoạt dưới 100kWh còn nhiều (15,8%) đã làm cho giá bán điện bình quân năm 2006 của Điện lực Quảng Nam mới đạt mức 684VNĐ/kWh (thấp hơn rất nhiều giá bán điện bình quân của cả nước là 782VNĐ/kWh).
Do đó, dù có phấn đấu nỗ lực nhưng kết quả mang lại không được thể hiện rõ ở hiệu quả kinh doanh; lâu nay vẫn nằm trong nhóm các Điện lực phải được hỗ trợ bù chéo; nên tâm lý người lao động và quản lý không được thoả mãn với cơ chế kinh doanh cịn mang tính phục vụ nặng nề. Đặc biệt khu vực miền núi kinh doanh có kết quả thấp, nhưng điều kiện làm việc khó khăn hơn nhiều với khu vực đô thị và đồng bằng. Điều này sẽ là khó khăn nhất định trong việc giao kế hoạch và động viên người lao động trong đặc thù kinh doanh điện năng hiện nay.
Tương tự đối với các hoạt động kinh doanh khác, như kinh doanh viễn thông công cộng, thì khu vực nơng thơn- miền núi gặp nhiều khó khăn và kết quả thấp hơn khu vực đô thị và đồng bằng.
Dưới góc độ tổ chức, quản lý kinh doanh, kinh doanh điện năng còn nặng về tính pháp lý và kế hoạch hoá do đặc thù bởi tính chất sản phẩm và tính thống nhất tồn ngành. Do độc quyền của người bán, tuy đã được đổi mới và cải thiện tương đối nhiều trong hoạt động kinh doanh, nhưng cơng tác kinh
doanh điện năng nhìn chung cịn chậm đổi mới, thiếu năng động so với sự đổi mới của các ngành kinh tế khác. Trong CBCNV Điện lực khơng ít người cịn tâm lý ỷ lại, trông chờ...đã ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả kinh doanh. Kinh doanh, theo quy luật là hướng đến khách hàng, nhưng ngành điện nói chung và Điện lực Quảng Nam nói riêng nghệ thuật kinh doanh, bán hàng và chăm sóc khách hàng chưa thật sự tốt; trong kinh doanh điện năng chỉ chú ý nhiều đến việc thực cho đúng quy trình kinh doanh, quy trình kỹ thuật- an toàn chứ chưa quan tâm nhiều đến hiệu quả. Có thể nói, kinh doanh điện năng nặng về kỹ thuật hơn là kinh tế.
Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh viễn thông mới triển khai đã bắt đầu cho một xu thế kinh doanh mới: kinh doanh cạnh tranh, kinh doanh với yêu cầu dịch vụ càng hoàn hảo, là một thách thức nhất định đối với ngành điện trong xu thế hội nhập. Hoạt động kinh doanh này đòi hỏi phải nâng cao dịch vụ bán hàng, là một điều kiện để cho Điện lực có thể so sánh và tự điều chỉnh cơng tác kinh doanh điện năng mang tính ngun tắc lâu nay.