Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức, quản lý kinh doanh ở điện lực quảng nam (Trang 96 - 103)

Trong q trình cơng tác và nghiên cứu các tài liệu, thực tế phục vụ luận văn, học viên xin có một số kiến nghị với cấp trên như sau:

1. Tách rời kinh doanh - phục vụ, có cơ chế hỗ trợ phần cơng ích trong kinh doanh điện năng

Kinh doanh điện năng ở một Điện lực như Điện lực Quảng Nam, cịn mang nặng tính phục vụ, nên hầu như phải “bù lỗ” trong giai đoạn hiện nay. Theo Luật Điện lực 2005 cần phải có sự hỗ trợ cho đầu tư khu vực này, Tuy nhiên, đến nay chưa thực hiện được. Đề nghị:

+ Xem xét việc thực thi của Luật Điện lực 2005. Cần có thơng tư hướng dẫn rõ ràng, kịp thời và phù hợp thực tiễn.

+ Tách, cho hạch toán riêng phần kinh doanh điện năng (cả phần đầu tư) của khu vực nông thôn- miền núi, mà ngành điện phải bù lỗ, xem như một hoạt động cơng ích xã hội. Kể cả đối với một số đơn vị đang kinh doanh điện nông thôn của địa phương.

+ Để có nguồn hỗ trợ, cần xây dựng quỹ cơng ích điện lực (như ngành bưu chính- viễn thơng). Nguồn quỹ được huy động bởi : trích doanh thu của các nguồn phát điện, đóng góp của các phụ tải dùng điện lớn...và sự hỗ trợ của ngân sách của Nhà nước.

2. Tiếp tục nghiên cứu xây dựng khung giá điện hợp lý

Lộ trình tăng giá điện được Chính phủ duyệt theo lộ trình đầu năm 2007 (cũ) đã không thực hiện được. Dự kiến tăng giá điện đợt 01/01/2007 là 8,6%, nhưng cuối cùng chỉ tăng 7,6% với giá điện ánh sáng sinh hoạt bậc thang và điện nông thôn (chiếm 21% sản lượng điện dùng cho 75% dân số) vẫn giữ ngun. Do đó, lộ trình tăng giá điện tới 2010 vẫn cịn nhiều khó khăn.

Thực trạng giá điện hiện nay, do điều tiết vĩ mô, mang tính bù chéo giữa các thành phần kinh tế để điều hoà chung trong xã hội Việt Nam, chưa hợp lý theo cơ chế thị trường và xu thế toàn cầu.

Theo phụ lục 6 về biểu giá điện sinh hoạt bậc thang của các nước gần Việt Nam thì giá điện Việt Nam cịn thấp hơn khu vực (khoảng 4,5 cent/kWh) nên

không thu hút được đầu tư vào ngành điện và không thể thực hiện tốt việc tiết kiệm điện. Do đó, cần có kế hoạch tăng giá điện và xây dựng khung giá điện hợp lý theo các ngun tắc:

+ Có lộ trình cụ thể để nâng giá điện. Tăng giá điện sinh hoạt - dịch vụ, giảm giá điện sản xuất. Từng bước tiến đến bỏ việc bù chéo.

+ Khuyến khích việc tiết kiệm điện thơng qua việc có các khung giá sinh hoạt bậc thang phù hợp.

+ Đưa thêm vào giá điện theo công suất sử dụng và tăng mức giá điện vào giờ cao điểm.

Hơn nữa, việc lấy ý kiến của dư luận và xã hội (đều là khách hàng dùng điện) cho việc thay đổi tăng giá điện là điều không thực tế cần phải xem xét lại cho hợp lý hơn.

3. Hoàn thiện cơ chế tổ chức, quản lý ngành điện

Ngành điện hiện nay tổ chức lại theo mơ hình Tập đồn Điện lực hoạt động đa ngành. Tuy nhiên cơ chế tổ chức, quản lý vẫn chưa được phù hợp- nhất là cấp Điện lực.

Hiện nay, nhiệm vụ và trách nhiệm của Điện lực tương đối lớn, nhưng quyền hạn và quyền lợi còn rất hạn chế. Điện lực là đơn vị hạch toán phụ thuộc; quản lý tài sản và doanh thu hàng năm thường khoảng 200 tỷ, nhưng vẫn là doanh nghiệp nhà nước hạng hai; là đơn vị trực tiếp kinh doanh nhưng khơng được hồn toàn chủ động... Đề nghị, đối với mảng phân phối kinh doanh và cấp Điện lực:

+ Tập đoàn Điện lực là công ty mẹ. Nếu cịn Cơng ty miền thì là cơng ty mẹ cấp 2, cịn Điện lực là cơng ty con. Tổ chức, quản lý theo hình thức công ty mẹ-công ty con.

+ Xếp hạng doanh nghiệp của Điện lực theo quy mô (vốn, lao động, doanh thu...), không bị chận trên bởi loại của công ty cấp trên.

+ Việc cổ phần hố Điện lực cần có định hướng rõ ràng, để tạo niềm tin và sự an tâm cho CBCNV.

Ngoài ra, để tạo sự gắn kết trong các ngành năng lượng, đặc biệt trong xu thế dần dần sẽ khó khăn về năng lượng, cần nghiên cứu thành lập lại Bộ Năng lượng- như trước đây và như các nước trên thế giới. Bộ Năng lượng có tổ chức bao gồm các ngành năng lượng như: điện, than, dầu hoả, khí đốt...

Danh mục TàI LIệU THAM KHảO

1. Bộ Giáo dục Đào tạo (2005), Giáo trình Kinh tế học Vi mô, Nxb Giáo

dục, Hà Nội.

2. Bộ Giáo dục Đào tạo (2005), Giáo trình Kinh tế học vĩ mô, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

3. Cục thống kê Quảng Nam (2006), Niên giám thống kê Quảng Nam 2005, Tam Kỳ.

4. Công ty Điện lực 3 (2006), Số liệu thống kê (1997-2005).

5. Kim Văn Chính (2005), Giáo trình kinh tế phát triển, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.

6. Mark MC Cormech (1989), Để thành công trong kinh doanh (dịch từ

What they don’t teach you at Harvard Business School), Nxb Thành

phố Hồ Chí Minh.

7. Nguyễn Cúc, Kim Văn Chính (2006), Sở hữu nhà nước và doanh nghiệp

nhà nước, Nxb Lý luận Chính trị - Hà nội.

8. Phạm Đỗ Chí, Trần Nam Bình (2001), Đánh thức con rồng ngủ quên -

Kinh tế Việt Nam đi vào thế kỷ 21, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.

9. Thái Trí Dũng (1999), Tâm lý học quản trị kinh doanh, Lưu hành nội bộ, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

10. Điện lực Quảng Nam (2006), Số liệu thống kê và dự báo (1997-2010). 11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp

hành Trung ương Đảng Khố IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc

lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

13. Đảng bộ Điện lực Quảng Nam (2005), Nghị quyết Đảng bộ Điện lực Quảng Nam nhiệm kỳ 2005-2010.

14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Báo cáo thống kê một số vấn đề lý luận thực tiễn qua 20 năm đổi mới (1986-2005), Nxb Chính trị

Quốc gia, Hà Nội.

15. Helmut W. Horchler (2005), Hãy giúp tôi (biên dịch của Phạm Nguyên Cần, Phạm Nguyên Cang, Nguyễn Ngọc Sương), Nxb Văn hố Sài gịn - Thành phố Hồ Chí Minh.

16. Nguyễn Văn Hưng (2005), Hướng dẫn sắp xếp cổ phần hố Cơng ty nhà

nước, Nxb Lao động Xã hội - Hà Nội.

17. Phạm Quang Huấn (10/2003), "Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước: Cơng việc khơng đơn giản", Tạp chí Tài chính tháng.

18. Phạm Hảo, Võ Xuân Tiến (2004), Tồn cầu hố kinh tế - Những cơ hội

và thách thức đối với Miền Trung và Tây nguyên, Nxb Chính trị

Quốc gia, Hà Nội.

19. Phạm Hảo (2005), Phát triển kinh tế thị trường - Một số vấn đề thực tiễn

ở Miền Trung và Tây nguyên, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội.

20. Quách Thị Hằng (1996), Đổi mới tổ chức quản lý kinh doanh bán điện trên địa bàn quận (ở Điện lực Đống đa-Hà nội), Luận văn thạc sĩ,

Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

21. Trần Đức Hưng (1996), Cải tiến kinh doanh của Công ty điện lực Thành

phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí

Minh, Hà Nội.

22. Vũ Văn Hiền, Đinh Xuân Lý (2004), Đổi mới ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

23. Đỗ Nguyên Khoát (2004), "Những giải pháp nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước", Tạp chí Kinh tế và Dự báo, (số 5).

24. Samuel P. A. Nordhaus W. D. (1997), Kinh tế học, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

25. Trương Tấn Sang (4/2002), "Tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước", Tạp chí Cộng sản, (số 10).

26. Tạp chí Điện và đời sống (2006), Số 90/10-2006, Số 91/11-2006.

27. Tỉnh uỷ Quảng Nam (2006), Nghị quyết Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Nam lần thứ XIX, Tam Kỳ.

28. Tỉnh ủy Quảng Nam (2005), Chiến lược xây dựng và phát triển tỉnh Quảng Nam thành tỉnh công nghiệp (2005-2015), Tam Kỳ.

29. Tổng công ty Điện lực Việt Nam (2005), Đề án xây dựng Tập đoàn Điện

lực Việt Nam.

30. Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (2006), Số liệu thống kê (1995-2006). 31. Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Nam (2000), Quy hoạch và phát triển điện

Quảng Nam giai đoạn (2000-2005).

Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Nam (2006), Quy hoạch và phát triển điện

Quảng Nam giai đoạn (2006-2010).

32. Viện Nghiên cứu và Đào tạo về quản lý - VIM (2003), Tinh học quản lý (dịch từ nguyên tác của Lý Bằng và Viên Hạ Huy- Trung quốc), Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.

33. Hồ Trọng Viện (5/2003), "Những vấn đề đặt ra từ thực tiễn cổ phần hố doanh nghiệp nhà nước", Tạp chí Cộng sản, (số 15).

Phụ lục

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức, quản lý kinh doanh ở điện lực quảng nam (Trang 96 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)