Đẩy mạnh kinh doanh viễn thông

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức, quản lý kinh doanh ở điện lực quảng nam (Trang 69 - 75)

Việc triển khai một hoạt động kinh doanh viễn thông công cọng và các dịch vụ giá trị gia tăng là loại hình kinh doanh mới, trên nền tảng kinh doanh điện năng truyền thống cần phải được tập trung công sức cũng cố và đẫy mạnh hơn.

Sự phát triển của thị trường viễn thơng nói chung và thông tin di động Việt Nam nói riêng đã gây ấn tượng mạnh với các nhà đầu tư cũng như các doanh nghiệp viễn thông quốc tế. Năm năm qua, thị trường viễn thông Việt Nam đã chứng kiến sự bùng nổ của thông tin di động. Hiện Việt Nam có 18

triệu thuê bao điện thoại, trong đó có 11 triệu thuê bao di động. ở Việt Nam, có 6 doanh nghiệp cung cấp tất cả các loại hình dịch vụ như bưu chính viễn thơng, Internet, giá trị gia tăng, các dịch vụ hội tụ giữa viễn thơng, Internet và phát thanh, truyền hình.

Tiềm năng phát triển của thị trường viễn thông của Việt Nam là rất lớn. Nhiều chuyên gia phân tích thị trường thống nhất đưa ra con số dự báo rằng, đến cuối năm 2010, Việt Nam sẽ có tới 52 triệu thuê bao điện thoại, trong đó có tới 70% là điện thoại di động tương đương 36 triệu thuê bao, cao gấp 3 lần hiện nay (biểu 3.1, biểu 3.2).

Đối với thị trường Quảng Nam, đến cuối năm 2005 đã có 3 nhà cung cấp dịch vụ điện thoại: VNPT, Viettel, EVN Telecom (EVN Telecom khai trương vào 1/12/2005), với trên 82.600 thuê bao điện thoại cố định, đạt mật độ 5,61 máy/100 dân, thấp hơn so với trung bình cả nước (8,17máy/100 dân) và hơn 82.500 thuê bao điện thoại di động (trả trước và trả sau), đạt mật độ 5,60 máy/100 dân, thấp hơn mức trung bình cả nước (19,01/100 dân). Đầu năm 2006 đã có thêm hai nhà cung cấp dịch vụ viễn thông khác là S-Phone và Hanoi Telecom.

Tuy nhiên, thuê bao điện thọai chủ yếu tập trung tại các trung tâm lớn của tỉnh như Tam Kỳ, Hội An, Điện Bàn.

Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của dịch vụ điện thoại di động là 90%, đặc biệt năm 2005 đạt mức 300%. Dịch vụ điện thoại cố định đạt 30% một năm.

Biểu 3.1: Dự báo tổng số điện thoại cố định tại Quảng Nam

giai đoạn 2006-2010

Năm Tổng số thuê bao điện thoại cố định

2006 104000-107000 2007 130000-140000 2007 130000-140000 2008 167000-178000

2009 211000-231000 2010 265000-300000 2010 265000-300000

Nguồn: Sở Bưu chính Viễn thơng Quảng Nam.

Biểu 3.2: Dự báo tổng số điện thoại di động tại Quảng Nam

giai đoạn 2006-2010

Nguồn: Sở Bưu chính Viễn thơng Quảng Nam.

Phát huy lợi thế cơ sở hạ tầng hiện có của hệ thống điện, Tổng Cơng ty Điện lực Việt Nam tiếp tục khẩn trương mở rộng cơ sở hạ tầng viễn thơng điện.

Ngồi ra, để tiết kiệm tối đa chi phí và thời gian đầu tư xây dựng hạ tầng, Tổng Công ty Điện lực Việt Nam đã ký các thỏa thuận hợp tác xây dựng và trao đổi hạ tầng viễn thông với Tổng Công ty Bưu chính Viễn thơng Việt Nam (VNPT), Tổng Công ty Viễn thông Quân đội (Viettel), Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Công nghệ FPT, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV), Bộ Công an.

Đến nay, hệ thống truyền dẫn cáp quang của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam đã kết nối đến tất cả các tỉnh, thành phố, tới trên 75% huyện, thị trên cả nước. Ngoài ra 2 tuyến thông tin quang đường trục trên đường dây 500 kV Bắc Nam đã được nâng cấp đạt tốc độ 2x2,5 Gb/s và sắp tới, tuyến thông tin quang đường trục mạch 3 tốc độ 10 Gb/s sẽ được hoàn tất, làm cơ sở tin cậy cho việc cung cấp đầy đủ các dịch vụ viễn thông công cộng của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam. Công ty Thông tin viễn thông điện lực (EVN Telecom) đã đầu tư

Năm Tổng số thuê bao điện thoại di động

2006 105000-116000

2007 134000-145000

2008 172000-195000

2009 220000-261000

xây dựng được trên 570 trạm thu phát sóng BTS và 6 tổng đài chuyển mạch MSC (chưa kể 450 trạm BTS đang triển khai xây dựng trong 2006) và sẵn sàng cung cấp các loại dịch vụ viễn thông công cọng: điện thoại cố định có dây và không dây, điện thoại di động nội tỉnh và tồn quốc, internet theo cơng nghệ CDMA.

Riêng tại tại Quảng Nam đã có 9 trạm thu phát BTS. Khu vực phủ sóng CDMA bao gồm: Thị xã Tam kỳ, Hội An; các huyện: Núi Thành, Thăng Bình, Duy Xuyên, Điện Bàn, và một phần các huyện Phước Sơn, Phú Ninh, Quế Sơn. Tổng số hộ dân trong khu vực phủ sóng là trên 177.200 hộ, chiếm 53,13% số hộ dân trên toàn tỉnh. Đến đầu năm 2007, sẽ có thêm 9 BTS. Đây là những khu vực tập trung dân cư đơng và có nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp dịch vụ nên sẽ là cơ hội để Điện lực Quảng Nam phát triển viễn thông công cộng.

Với bộ máy quản lý, điều hành SXKD điện năng của Tổng công ty Điện lực Việt Nam; với tổng số CBCNV trên 80.000 người, có trình độ chuyên môn, tay nghề cao và trên 50 năm hoạt động sản xuất kinh doanh điện, có nhiều kinh nghiệm sẽ là điều kiện thuận lợi để triển khai kinh doanh viễn thông. Đối với Điện lực Quảng Nam hiện có 8 Chi nhánh điện khu vực: Núi Thành, Tam Kỳ, Duy Xuyên, Đại Lộc, Hội An, Thăng Bình, Hiệp Đức và Tiên Phước với trên 500 nhân viên đang quản lý vận hành lưới điện của 17/17 huyện thị trên cả tỉnh, trong đó đã có 5 Chi nhánh điện triển khai các dịch vụ viễn thông (Tam Kỳ, Hội An, Duy Xuyên, Thăng Bình, Núi Thành và Hiệp Đức) sẽ là điều kiện thuận lợi để kinh doanh viễn thông công cọng trên địa bàn tỉnh.

Tuy nhiên việc tổ chức, quản lý về kinh doanh viễn thông giai đoạn (2006-2010) ở Điện lực Quảng Nam căn cứ vào phát triển viễn thông trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Đồng thời, xem xét thế mạnh yếu (SWOT) trong quá trình cạnh tranh. Do đó chủ yếu đầu tư phát triển hạ tầng mạng viễn thông

theo hướng nâng cao chất lượng, ứng dụng công nghệ hiện đại. Tập trung đầu tư công nghệ trong xu thế hội tụ giữa viễn thông, công nghệ thông tin và truyền thông. Để đến năm 2010 cùng với các nhà khai thác khác cung cấp dịch vụ viễn thông tỉnh Quảng Nam đạt mật độ điện thoại từ 32-42 máy/100dân.

Đầu tư phát triển mạng truyền dẫn đến năm 2010 cần tăng dung lượng mạng truyền dẫn để phục vụ cho các dịch vụ băng rộng. Trang bị mới cáp quang OPGW trên các đường xây dựng mới đồng bộ với các cơng trình điện (ĐZ 220kV Hồ khánh Sơng Cơn A Vương, Tam Kỳ - Sông Tranh, Tam Kỳ - Hiệp Đức, Hiệp Đức - Phước sơn, A Vương , Sêkâman 3...). Xem xét phương án thay dây chống sét bằng cáp quang OPGW đối với đường dây có kế hoạch đại tu, sửa chữa (Đà nẵng Tam Kỳ - Dốc sỏi) hoặc đầu tư trang bị cáp quang ADSS đối với đường dây hiện có.

Đối với mạng cáp quang nội hạt, để triển khai cung cấp tất cả các loại hình dịch vụ viễn thông công cộng, đặc biệt là dịch vụ điện thoại khơng dây CDMA, cần phải nhanh chóng xây dựng kết hợp với việc trao đổi hạ tầng với các đối tác (VNPT, Viettel...). Phát triển nhanh mạng nội tỉnh đến khu công nghiệp, khu đô thị mới đang và sẽ xây dựng nhằm chiếm lĩnh thị trường viễn thông tại các khu vực này. Đầu tư phát triển dịch vụ với việc đầu tư mở rộng vùng phủ sóng CDMA đến các huyện thị trong tỉnh. Tiếp tục kiểm tra bổ sung thêm BTS vào các vùng có mật độ sử dụng cao để chống nghẽn mạch trong các dịp lễ, tết.

Để giảm tối đa chi phí đầu tư, Điện lực tăng cường việc trao đổi cơ sở hạ tầng với các đối tác như: Viettel, VNPT… Đồng thời phối hợp với các đối tác đầu tư các đường truyền dẫn tạo thành mạch vòng để nâng cao độ an toàn cho mạng.

Ngoài tổng đại lý viễn thông trên công nghệ CDMA, dựa vào phân cấp của EVN, Điện lực chủ động lập các phương án đầu tư cung cấp các dịch vụ gia tăng cho doanh thu cao:

+ Đối với dịch vụ E-tel (điện thoại cố định có dây): Tại khu vực Tam Kỳ, Hội an cần đầu tư xây dựng mạng cáp đồng để cung cấp dịch vụ trên địa bàn 2 thị xã. Tại các huyện thị thực hiện đầu tư có trọng điểm vào các khu vực đông dân cư, các khu công nghiệp.

+ Đối với dịch vụ E-net:

Ưu tiên đầu tư lắp đặt thiết bị để cung cấp dịch vụ Internet băng thông rộng qua mạng truyền hình cáp Quảng Nam. Tăng cường phối hợp với Trung Tâm Truyền Hình Cáp Quảng Nam mở rộng cung cấp truyền hình cáp và dịch vụ Internet băng thông rộng đến các trung tâm huyện thị.

Đầu tư cung cấp Internet ADSL vào các vùng trọng điểm để đa dạng hóa dịch vụ. Trong đầu tư ADSL cần tính đến việc kết hợp với đầu tư mạng cáp đồng cung cấp E-tel và định hướng đầu tư trang bị các bộ truy nhập đa dịch vụ MSAG trên nền IP khi hoàn thành nâng cấp hệ thống Softswitch.

+ Đối với dịch vụ E-line: Căn cứ nhu cầu thuê kênh của khách hàng, Điện lực chủ động đầu tư các thiết bị cấp kênh truyền dẫn cho khách hàng lớn trên cơ sở phân tích hiệu quả kinh tế.

Dự kiến đến năm 2010, Điện lực Quảng Nam sẽ phát triển được hơn 40.000 thuê bao các loại dịch vụ E-Com, E-Phone, E-Mobile (chiếm khoảng 15% số thu bao ca cả tỉnh) và một số dịch vụ gia tăng khác; doanh thu bình quân đạt khoảng 37 tỷ đồng/năm, theo kế hoạch dự kiến đến 2010 (biểu 3.3) (năm 2006 dự kiến 7.500 khách hàng , doanh thu 3 tỷ - chủ yếu là của 4 tháng cuối năm):

Biểu 3.3: Kế hoạch viễn thông đến 2010

Số

TT Năm Số khách hàng Doanh thu

Tốc độ tăng khách hàng

1 2007 15.000 22.500.000.000 Tăng 100% so 2006

2 2008 22.500 33.750.000.000 Tăng 50% so 2007

3 2009 31.500 47.250.000.000 Tăng 40% so 2008

4 2010 40.900 61.425.000.000 Tăng 30% so 2009

Nguồn: Điện lực Quảng Nam

Kinh doanh viễn thông hiện nay là một ngành có lợi nhuận cao. Theo đánh giá của các chuyên gia, với số lượng trên 400.000 thuê bao là đảm bảo cho các doanh nghiệp viễn thơng có lãi. Đến cuối 2006 thì Cơng ty viễn thơng điện lực đã có hơn 600.000 th bao.

Vì vậy, tận dụng cơ sở hạ tầng kinh doanh điện năng để kinh doanh viễn thông và hỗ trợ kinh doanh điện năng cả Tổng công ty Điện lực Việt Nam là quyết đinh đầu tư hợp lý. Và kinh doanh viễn thơng có lợi nhuận cao, sẽ là nguồn bù đắp cho kinh doanh điện năng, theo Slogan: “Kết nối sức mạnh”. Trong điều kiện kinh doanh điện năng ngày càng khó khăn như hiện nay thì việc mở rộng loại hình kinh doanh về các loại hàng hố và dịch vụ khác nhau sẽ bù đắp cho hoạt động kinh doanh điện như hiện nay. Và đó có thể thêm một hướng mở cho kinh doanh của Điện lực Quảng Nam giai đoạn đến.

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức, quản lý kinh doanh ở điện lực quảng nam (Trang 69 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)