2.2.1. Mục đích khảo sát
Thu thập số liệu, thông tin, đánh giá thực trạng về quản trị hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thơng 2018 ở Trường TH và THCS Liên Khê, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.
2.2.2. Đối tượng và phạm vi khảo sát
Khảo sát 34 người là CBQL và giáo viên, 50 Phụ huynh học sinh. Nội dung khảo sát
- Thực trạng hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 1 ở trường TH và THCS Liên Khê, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.
+ Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 1 đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thơng 2018.
+ Thực trạng thực hiện mục tiêu hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 1 đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thơng 2018.
+ Thực trạng thực hiện các nội dung về hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 1 ở trường TH và THCS Liên Khê, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.
+ Thực trạng các hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 1 ở trường TH và THCS Liên Khê, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.
+ Thực trạng kiểm tra đánh giá hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 1 ở trường TH và THCS Liên Khê, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.
- Thực trạng quản lý về hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 1 ở trường TH và THCS Liên Khê, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.
- Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 1 ở trường TH và THCS Liên Khê, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.
2.2.3. Phương pháp khảo sát
- Dùng phiếu điều tra khảo sát: thu thập ý kiến của các đối tượng khảo sát về vấn đề đã được xác định.
- Quan sát thực tế để tìm kiếm thơng tin và minh chứng bổ sung cần thiết giúp việc đánh giá kết quả khách quan, chính xác hơn.
- Phỏng vấn chuyên sâu đối với CBQL, giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh để khai thác rõ hơn về các nội dung liên quan.
2.2.4. Xử lý số liệu khảo sát
Tiêu chí và thang đánh giá thực trạng
Dựa trên cách quy điểm của thống kê toán trong nghiên cứu khoa học để đánh giá kết quả nghiên cứu. Lượng hóa bằng điểm theo nguyên tắc cụ thể như sau:
Bảng 2.2 Quy ước tiêu chí và điểm đánh giá
STT Tiêu chí Điểm
1 - Khơng quan trọng/Kém/ Không sử dụng/Không bao giờ 1 điểm 2 - Ít quan trọng/Trung bình/Thỉnh thoảng 2 điểm
3 - Quan trọng/Khá/Thường xuyên 3 điểm
Điểm trung bình đánh giá các mức tác động:
1.00 ≤ ĐTB ≤ 1.75: Không quan trọng/Kém/ Không sử dụng/Không bao giờ 1.75 < ĐTB ≤ 2.50: Ít quan trọng/Trung bình/Thỉnh thoảng;
2.50 < ĐTB ≤ 3.25: Quan trọng/Khá/Thường xuyên; 3.25 < ĐTB ≤ 4.00: Rất quan trọng/Tốt/Rất thường xuyên;
2.3. Thực trạng hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 1 ở trƣờng TH và THCS Liên Khê, huyện Khoái Châu, tỉnh Hƣng Yên đáp ứng yêu cầu chƣơng trình giáo dục phổ thơng 2018
2.3.1. Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 1 đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thơng 2018 cho học sinh lớp 1 đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thơng 2018
Để tìm hiểu thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh về vai trò, đặc điểm của hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 1, kết quả thu được như sau:
Bảng 2.3. Thực trạng nhận thức của CBQL, GV và Phụ huynh về tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 1 đáp ứng yêu cầu chương
trình giáo dục phổ thơng 2018 (Khảo sát CBQL và GV) TT Vai trò, đặc điểm Đối tƣợng khảo sát Mức độ đánh giá ĐTB Rất quan trọng (RQT Quan trọng (QT) Bình thường (BT) Không quan trọng (KQT) 1 Học tập trải nghiệm làm tăng tính hấp dẫn trong học tập CBQL, GV 8 16 10 0 2.94 Phụ huynh 11 17 22 0 2.78 2
Hoạt động trải nghiệm phát huy được tính tích cực, tư duy độc lập sáng tạo cho học sinh lớp 1
CBQL,
GV 9 15 10 0 2.97
Phụ
3
Dạy học trải nghiệm tạo điều kiện kết nối, vận dụng các kiến thức khoa học liên ngành, giúp học sinh lớp 1 giải quyết được các vấn đề trong thực tế CBQL, GV 8 17 9 0 2.97 Phụ huynh 11 19 20 0 2.76 4
Hoạt động trải nghiệm giúp gắn kết giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường CBQL, GV 5 16 13 0 2.76 Phụ huynh 4 12 34 0 2.40 5
Hoạt động trải nghiệm gắn kết giữa người dạy và người học CBQL, GV 13 11 10 0 3.09 Phụ huynh 5 10 35 0 2.40 6
Học tập trải nghiệm trong nhà trường là mơ hình học tập tiên tiến nhằm giúp học sinh lớp 1 hoàn thiện bản thân ngay từ lúc đầu
CBQL, GV
2 6 26 0 2.29
Phụ
huynh 3 13 34 0 2.38
Qua bảng khảo sát, tác giả nhận thấy đa số CBQL, GV đánh giá cao vai trò, đặc điểm của hoạt động trải nghiệm đối với HS lớp 1. Trong đó, nội dung được đánh giá cao nhất là “Học tập trải nghiệm gắn kết giữa người dạy và người học” với ĐTB = 3.09, mức đánh giá là “Quan trọng”, nội dung được CBQL, GV đánh giá thấp nhất là “Học tập trải nghiệm là mơ hình học tập tiên tiến nhằm giúp học sinh hoàn thiện bản thân ngay từ lúc đầu” với ĐTB = 2.29, mức đánh giá là “Ít quan trọng” do một số GV,CBQL cho rằng việc học tập trải nghiệm là mơ hình học tập hiện đại nhưng chưa thể giúp học sinh hoàn thiện bản thân. Qua bảng khảo sát cũng cho thấy vẫn cịn một số ít GV chưa đánh giá cao tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm cho học sinh.
Bên cạnh đó, tác giả khảo sát thêm các phụ huynh học sinh, họ cho rằng các nội dung học tập trải nghiệm làm tăng tính hấp dẫn trong học tập; Hoạt động trải nghiệm phát huy được tính tích cực, tư duy độc lập sáng tạo cho học sinh lớp 1; Dạy học trải nghiệm tạo điều kiện kết nối, vận dụng các kiến thức khoa học liên ngành, giúp học sinh lớp 1 giải quyết được các vấn đề trong thực tế là quan trọng. Ngược lại, các nội dung khác thì khơng quan trọng đối với họ, điều này đi lệch lại với mục tiêu giáo dục về hoạt động trải nghiệm, nhà trường nên có những biện pháp tăng cao mức độ nhận thức về lợi ích của họat động trải nghiệm.
Khi được hỏi phụ huynh cho biết cảm nhận của phụ huynh khi con được tham gia vào các HĐTN của trường? Phụ huynh em Minh lớp 1A chia sẻ trong cuộc khảo sát rằng “Việc học tập trải nghiệm sẽ giúp các con của chúng tôi hiểu rõ thực tế hơn, năng động hơn chứ khơng khiến cho các con ù lì như hồi xưa, thiếu thực tế lắm, chỉ biết trong sách vở thôi”. Điều này cho thấy hiện nay các phụ huynh cũng hiểu được tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm trong học tập của các em học sinh.
Nhà trường có nhận thức rõ về vai trò của các hoạt động trải nghiệm nên trường có lập kế hoạch tổ chức các hoạt động trải nghiệm năm 2020 – 2021 dành cho toàn trường với 738 học sinh.
Kế hoạch này có mục tiêu bao gồm:
- Tổ chức các hoạt động theo hình thức hoạt động mới để học sinh làm quen với phương pháp hoạt động chủ động phù hợp với mục tiêu đào tạo mới, đồng thời nhằm giúp học sinh có những hiểu biết và thái độ đúng đắn về các giá trị văn hóa, xã hội của dân tộc và nhân loại.
- Nội dung hoạt động cơ bản bám sát nội dung hoạt động của nhà trường hằng năm cũng như các vấn đề cấp thiết đối với học sinh như: Phòng chống ma túy học đường, An tồn giao thơng, quyền trẻ em, …
- Củng cố, bổ sung những kiến thức đã học ở trên lớp; tạo điều kiện thuận lợi để các em làm quen với những lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội; giúp các em có cơ hội liên hệ kiến thức đã học với thực tế cuộc sống.
- Làm quen và tập luyện các kỹ năng cơ bản, cần thiết của học sinh tiểu học như: kỹ năng sống; kỹ năng tham gia các hoạt động tập thể một cách chủ động và có trách nhiệm, kỹ năng giải quyết các tình huống nảy sinh trong học tập và hoạt động tập thể…
- Có thái độ đúng đắn, có tình cảm tích cực thể hiện ở sự hứng thú với các hoạt động, được góp sức lực, khả năng của mình vào hoạt động của tập thể.
Bện cạnh đó, nhà trường cũng gặp thuận lợi, khó khăn trong cơng tác tổ chức, cụ thể như sau:
Thuận lợi
- Được sự quan tâm chỉ đạo của Phịng GD&ĐT Khối Châu, Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã Liên Khê và các ban ngành địa phương.
- Việc trang thiết bị dạy học được bổ sung một cách thiết thực, taọ điều kiện thuận lợi cho vấn đề giảng dạy và học tập.
- Các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường ngày càng hoàn chỉnh, vững mạnh. Được Hội cha mẹ học sinh quan tâm.
- Đội ngũ CBGVNV đồn kết, ln có ý thức học tập và rèn luyện nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, tích cực đổi mới phương pháp dạy học, nhiệt tình tham gia các phong trào thi đua, các cuộc vận động của ngành đề ra.
- Đa số học sinh có tinh thần học tập, chăm ngoan, lễ phép với thầy cô giáo và người lớn tuổi. Có tinh thần đồn kết cao.
Khó khăn
- Huy động ngân sách Hội cha mẹ học sinh trong cơng tác xã hội hóa cịn gặp khó khăn do đời sống của dân chưa cao
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đã được đầu tư nhưng vẫn còn thiếu ( thiếu một số phòng chức năng )
- Một số GV, NV một số mới vào nghề nên trình độ chun mơn và nghiệp vụ sư phạm còn hạn chế.
- Một số em học sinh cịn rụt rè chưa mạnh dạn vì vậy khó khăn trong việc sinh hoạt tập thể, ngoại khóa.
- Một số ít phụ huynh học sinh chưa quan tâm đúng mức đến việc học tập của con em mình, cịn khốn trắng cho nhà trường.
2.3.2. Thực trạng thực hiện mục tiêu hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 1 đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018 lớp 1 đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thơng 2018
Kết quả khảo sát về thực trạng thực hiện mục tiêu hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 1 của nhà trường được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.4. Thực trạng thực hiện mục tiêu hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 1 đáp ứng u cầu chương trình giáo dục phổ thơng 2018
(Khảo sát CBQL và GV) TT Nội dung Mức độ đánh giá thực hiện ĐTB Tốt (T) Khá (KH) Trung bình (TB) Kém (K) 1 Học sinh đã dần hình thành được kỹ năng quan sát, suy nghĩ và tham gia tích cực các hoạt động thực tiễn
7 14 13 0 3.12
2
Hình thành và phát triển phẩm chất nhân cách, các năng lực tâm lý – xã hội cho học sinh lớp 1
7 12 15 0 2.76
3
HS đã hình thành được lối sống tích cực, biết cách hồn thiện bản thân, biết tổ chức cuộc sống cá nhân biết làm việc có kế hoạch, có tinh thần hợp tác, có trách nhiệm, có ý thức công dân
6 14 14 0 2.76
4
HS vận dụng được các kiến thức của các môn học vào thực tiễn cuộc sống, sáng tạo trong các hoạt động thực tiễn
5 13 16 0 2.68
5
HS đã có ý thức tham gia các hoạt động xã hội trên nền tảng các kiến thức môn học đã được học ở trường
5 13 16 0 2.68
Kết quả đánh giá của CBQL, GV cho ta thấy rằng mục tiêu hoạt động giáo dục trải nghiệm được CBQL, GV đánh giá thực hiện tốt nhất là “Học sinh đã dần hình thành được kỹ năng quan sát, suy nghĩ và tham gia tích cực các hoạt động thực tiễn” với ĐTB = 3.12, mục tiêu được đánh giá mức thực hiện thấp nhất là “HS vận dụng được các kiến thức của các môn học vào thực tiễn cuộc sống, sáng tạo trong các hoạt động thực tiễn” và “HS đã có ý thức tham gia các hoạt động xã hội trên nền tảng các kiến thức môn học đã được học ở trường “ với ĐTB = 2.68, cả 5 mục tiêu đều được đánh giá ở mức độ “Khá”.
Khi được hỏi về kết quả đạt được của các mục tiêu sau khi tổ chức các HĐTN cho học sinh lớp 1? Cô giáo Phạm Thị Suốt tổ trưởng khối 1, chủ nhiệm lớp 1A đã chia sẻ rằng: “Các học sinh khối lớp 1 đã có nhiều kỹ năng, đặc biệt là khả năng suy nghĩ và quan sát. Hiện tại các em lớp tôi dạy rất nhanh nhạy trong việc nhận biết các vật, con vật xung quanh, chưa kể là các em rất hịa đồng và nói chuyện lịch sự với bạn bè và giáo viên nữa”. Như trao đổi, học sinh lớp 1 qua hoạt động trải nghiệm đã có những suy nghĩ phát triển hơn, cách hành xử, giao tiếp xã hội lịch sự và lễ phép hơn, chứ khơng như các chương trình học khi xưa, học sinh chỉ được ngồi học tại bàn.
2.3.3. Thực trạng thực hiện các nội dung về hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 1 đáp ứng yêu cầu chƣơng trình giáo dục phổ thơng 2018 học sinh lớp 1 đáp ứng yêu cầu chƣơng trình giáo dục phổ thông 2018
Kết quả khảo sát về thực trạng thực hiện nội dung hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 1 của nhà trường được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.5. Thực trạng thực hiện các nội dung về hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 1 đáp ứng u cầu chương trình giáo dục phổ thơng 2018
TT Nội dung Mức độ đánh giá thực hiện ĐTB Tốt (T) Khá (KH) Trung bình (TB) Kém (K)
1 Hoạt động hướng tới phát triển
của cá nhân học sinh 5 11 18 0 2.62
2 Hoạt động hướng đến tự nhiên,
tìm hiểu và bảo vệ mơi trường 8 15 11 0 2.91 3
Hoạt động hướng đến xã hội: chăm sóc gia đình, xây dựng nhà trường
6 19 9 0 2.91
4 Hoạt động hướng đến xây dựng
cộng đồng 7 14 13 0 2.71
Tất cả nội dung đều được đánh giá ở mức khá, tuy vậy, hoạt động hướng tới phát triển của cá nhân học sinh đang có ĐTB thấp hơn các nội dung cịn lại, trong khi đó mục tiêu của chương trình giáo dục dành cho lớp 1 là ưu tiên sự phát triển của bản thân, hơn nữa CTGDPT 2018 mới được áp dụng gần đây nên các hoạt động của nhà trường chưa thực sự hoàn thiện, nhà trường nên chú trọng hơn việc hướng tới phát triển cá nhân học sinh.
Khi được hỏi nội dung chương trình hoạt động trải nghiệm hướng đến học sinh điều gì? Cơ giáo Đỗ Thị Tâm chủ nhiệm lớp 1C đã nhận xét rằng “Chương trình của trường chúng tơi ln hướng đến việc học sinh biết chủ động trong việc học, phát triển nhiều kỹ năng khác nhau, nhưng bám sát mục tiêu phát triển cá nhân lại chưa có kết quả tốt, âu cũng do tuổi các em còn nhỏ nên việc nhận ra năng lực của học sinh còn chưa rõ ràng”. Với nhận xét trên, các CBQL nên có hình thức, phương pháp phù hợp để việc triển khai nội dung được hiệu quả hơn.
Các hoạt động trải nghiệm đang được tổ chức theo từng tuần, từng tháng theo kế hoạch đã xây dựng. Các hoạt động theo chủ đề “Mái trường thân u”; “vịng tay bạn bè”, “Kính trọng và biết ơn thầy cơ giáo”; “Yêu quý bà, mẹ và cô”; “Khám phá Hưng Yên xưa và nay”; “Vì mơi trường an tồn”; … các nội dung phát triển trải nghiệm trẻ em trong các chương trình được ưu tiên hàng đầu.