Nguyên tắc đề xuất biện pháp

Một phần của tài liệu Quản trị hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 1 ở trường tiểu học và trung học cơ sở liên khê, huyện khoái châu, tỉnh hưng yên (Trang 75 - 76)

3.1.1. Đảm bảo tính thống nhất

Các biện pháp cần phải được xây dựng một cách có hệ thống quy trình thực hiện phải có tính liên hồn nhằm đảm bảo phát huy được sức mạnh tổng hợp của các cơ quan, đoàn thể trong và ngoài nhà trường. Nguyên tắc này địi hỏi nhà trường, gia đình và xã hội phải liên kết, phối hợp chặt chẽ và thống nhất cả về mục đích, nội dung và hình thức tổ chức hoạt động.

3.1.2. Đảm bảo tính khả thi

Các biện pháp đề ra cần phải dựa trên cơ sở thực tiễn (nhân lực, cơ sở vật chất, kinh phí,…) của nhà trường để đáp ứng và đảm bảo thực hiện được mục tiêu giáo dục. Nguyên tắc này đòi hỏi phải đảm bảo việc nắm bắt thông tin một cách chính xác, nhanh chóng nhất, cụ thể nhất, tránh xa vời, viển vông.

3.1.3. Đảm bảo phù hợp đặc điểm tâm lý học sinh lớp 1

Các biện pháp cần phải nhằm vào việc hình thành và phát triển nhân cách của HS theo đúng mục tiêu giáo dục của lớp 1,và được thể hiện rõ trong mục tiêu giáo dục tổng thể, cũng như mục tiêu chương trình các mơn học cụ thể. Ngun tắc này đòi hỏi mục tiêu GD của nhà trường phải là “thước đo”, là chuẩn để đánh giá hiệu quả của các giải pháp. Vì mục tiêu được phân thành nhiều cấp độ khác nhau (mục tiêu tổng quát, mục tiêu bộ phận) cho nên các biện pháp đề ra phải phân thành nhiều cấp theo tính chất quy mơ của các hoạt động và theo từng giai đoạn cụ thể thì hiệu quả sẽ cao hơn.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi và hiệu quả

Các biện pháp được đề xuất phải xuất phát từ thực tiễn, thực trạng quản trị HĐTN, hướng đến khắc phục những hạn chế trong quản lý và tổ chức HĐTN của trường, phù hợp với điều kiện về cơ sở vật chất, nguồn lực tài chính và con người.

Đảm bảo tính khả thi khi đề xuất các biến pháp quản trị HĐTN đòi hỏi các biện pháp phải bám sát căn cứ lý luận và thực tiễn đã phân tích, phù hợp với điều kiện của trường TH&THCS Liên Khê, phù hợp với năng lực của cán bộ quản lý,

năng lực thực hiện của đội ngũ giáo viên trường TH&THCS Liên Khê trên địa bàn huyện Khoái Châu, cùng với sự hỗ trợ, tạo điều kiện của cán bộ quản lý cấp trên, sự đồng thuận và ủng hộ của cha mẹ học sinh và cộng đồng.

Các biện pháp được đề xuất khi thực hiện phải đảm bảo tính hiệu quả. Tính hiệu quả của biện pháp được thể hiện ở mặt kinh tế, mặt xã hội và hiệu quả công tác quản trị trong nhà trường.

3.2. Đề xuất các biện pháp quản trị hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 1 ở trƣờng TH và THCS Liên Khê, huyện Khoái Châu, tỉnh Hƣng Yên

Một phần của tài liệu Quản trị hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 1 ở trường tiểu học và trung học cơ sở liên khê, huyện khoái châu, tỉnh hưng yên (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)