Tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên nhà trường về các

Một phần của tài liệu Quản trị hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 1 ở trường tiểu học và trung học cơ sở liên khê, huyện khoái châu, tỉnh hưng yên (Trang 80 - 84)

pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 1

3.2.3.1. Mục tiêu

Bồi dưỡng năng lực tổ chức HĐTN cho giáo viên nhằm đảm bảo cập nhật yêu cầu HĐTN theo chương trình mới. Tăng cường bồi dưỡng về việc xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức và cách kiểm tra đánh giá các HĐTN một cách hiệu quả góp phần nâng cao năng lực thiết kế các HĐTN cho đội ngũ giáo viên.

Biện pháp này nhằm nâng cao trình độ, nghiệp vụ chun mơn cho CBGV giúp CBGV hồn thành nhiệm vụ giáo dục đáp ứng yêu cầu và thực hiện tốt công tác quản lý tổ chức thực hiện HĐTN. Từ đó, kiến thức, kỹ năng về hoạt động trải nghiệm của giáo viên được tăng cường

3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Trước tiên, hiệu trưởng tiến hành đánh giá, phân loại GV từ đó xác định yêu cầu rèn luyện. Cần có sự thống nhất trong tổ chuyên môn khi CBQL chỉ đạo thực hiện các HĐTN, cần tạo động lực để GV tự giác thực hiện bằng cách tạo ra được bầu khơng khí lành mạnh. Trong các buổi họp tổ chun mơn cần thống nhất về nội dung, thao tác thực hiện và quá trình thực hiện.

HĐTN sao cho có logic. GV sẽ nhận ra mặt mạnh, mặt hạn chế trong quá trình hoạt động thực tế, từ đó cùng trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp, từng bước rèn luyện kỹ năng tổ chức HĐTN.

Để nâng cao chất lượng HĐTN thì trình độ chun mơn của giáo viên phải đạt chuẩn hoặc trên chuẩn trở lên, có chun mơn vững vàng, có đủ kiến thức và năng lực sư phạm. Người giáo viên có trình độ chun mơn tốt, có năng lực sư phạm, có phương pháp, sáng tạo là những điều kiện cơ bản nhất để đạt hiệu quả cao trong tổ chức các HĐTN . Vì vậy, cần phải tạo điều kiện cho giáo viên đi học, bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ nói chung và về cách tổ chức các HĐTN

Việc bồi dưỡng năng lực tổ chức các HĐTN cho giáo viên thực hiện theo chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo với các nội dung:

- Xác định nội dung bồi dưỡng

Bồi dưỡng năng lực HĐTN cho giáo viên cần xác định trọng tâm bồi dưỡng về xây dựng mục tiêu, nội dung HĐTN, vận dụng phương pháp, sử dụng hình thức, trang thiết bị, CSVC phù hợp, hiệu quả trong HĐTN. BGH nhà trường đã xây dựng

các cách thức tiến hành bồi dưỡng, lập kế hoạch, tổ chức bồi dưỡng, tổng kết rút kinh nghiệm, giao lưu chia sẻ và áp dụng thiết kế mẫu các HĐTN sau các đợt tập huấn, bồi dưỡng.

- Xác định cơ chế bồi dưỡng cách tổ chức HĐTN, BGH nhà trường lên chương trình, lập kế hoạch, hình thức triển khai, dự kiến mời chuyên gia bồi dưỡng, thành phần giáo viên, tạo điều kiện kinh phí, lập chế độ chính sách, sắp xếp thời gian, kiểm tra và đánh giá kết quả, có quy chế khen thưởng, kỷ luật, đưa vào kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên.

Để gia tăng hiệu quả học tập cho HS trong HĐTN, mỗi GV cần nắm rõ các nguyên tắc tổ chức HĐTN. Cách truyền đạt của GV địi hỏi phải mang tính chun nghiệp. Kích thích được hứng thú học tập của HS trong HĐTN là nhân tố quan trọng nhất đem đến sự thành công. Nhiều GV phản ánh rằng họ cảm thấy bị gián đoạn khi HS tỏ ra khơng thích tham gia hoạt động do mình tổ chức. Muốn khắc phục, cần phải giúp GV có khả năng trong việc sử dụng 6 nhân tố sau đây:

- Trong q trình tổ chức, GV cần có thái độ gần gũi, kiên nhẫn, hướng dẫn, dẫn dắt học sinh lĩnh hội tri thức, cần giúp học sinh hiểu vấn đề, có thể ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống. Khi học sinh đã có hứng thú và thái độ tích cực trong học tập, GV sẽ ít can thiệp vào, thường xuyên quan sát, kiểm tra và hỗ trợ học sinh. GV cần chú ý gia tăng mức độ tập trung của HS trong quá trình tổ chức nhưng khơng tạo áp lực g y căng thẳng cho HS

- Nhận biết sắc thái tình cảm của HS: Thông qua các biểu hiện của HS ở từng tình huống cụ thể người tổ chức có thể biết được HS có phải đang sẵn sàng học hỏi hay khơng ? Các em ln có khuynh hướng nỗ lực nếu bản thân thấy thích, tin rằng tham gia mình sẽ thành cơng. GV nhận biết cảm xúc của HS qua các biểu hiện thích thú hay chán nản và khéo léo điều chỉnh. Đó là kỹ năng của người tổ chức, điều này quan trọng hơn là đơn thuần bổ sung các thiếu sót của học sinh.

- Tạo sự thích thú với buổi trải nghiệm: Nhân tố này khơng tự có mà nó phát sinh trong q trình tổ chức. Người tổ chức tạo sự thích thú cho HS bằng cách làm cho HS thích thú với chính mình. GV đưa ra những lời bình thu hút sự chú ý của HS, liên hệ nội dung của buổi HĐTN với thực tế, khen ngợi HS về những gì các em đã trình bày, … Ngồi ra GV tăng cường tính thiết thực của HĐTN bằng việc gắn việc học tập của các em với thực tế cuộc sống.

- Khả năng nhận biết kết quả: GV cho HS thấy các em đã làm tốt ở điểm nào, điểm nào chưa tốt và cần phải làm gì để cải thiện điều đó. Có như vậy các em mới thấy có khả năng, khi làm được các em sẽ cố gắng hơn. Muốn vậy GV cần tập trung vào sự phản hồi, phải đưa ra nhận xét một cách hiệu quả, khuyến khích khả năng tư duy.

- Tạo động lực cho HS: Động lực chủ quan tồn tại ngay trong mỗi HS khi các em thấy hài lòng với kết quả ban đầu của mình phát hiện được qua buổi HĐTN. Động lực khách quan có được khi các em tham gia thấy thích thú khi lĩnh hội được kiến thức qua buổi hoạt động này. Động lực khách quan chuyển thành động lực chủ quan khi HS hài lòng với HĐTN đã và đang diễn ra. Các em từ chỗ cần phải tham gia đến hứng thú và thích tham gia.

- Để tăng cường bồi dưỡng năng lực tổ chức các HĐTN cho đội ngũ giáo viên BGH nhà trường cũng đã rất quan tâm đến nội dung bồi dưỡng, đó là phải có trọng tâm, phải bài bản, chuẩn hóa và tồn diện. Giáo viên được bồi dưỡng về việc xác định mục tiêu, nội dung về sử dụng các phương pháp, hình thức, đánh giá kết quả… trong tổ chức các HĐTN ở trường tiểu học.

- Thường xuyên tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo các chuyên đề tổ chức HĐTN, tham dự các HĐTN trong và ngoài nhà trường, trao đổi, học tập kinh nghiệm của đồng nghiệp, của trường bạn, của các chuyên gia trong và ngoài nước về tổ chức HĐTN như thế nào cho thật hiệu quả. Bên cạnh đó, cần phải áp dụng cơng nghệ thơng tin, ứng dụng các phần mềm thiết kế các hoạt động sao cho gây hứng thú cho học sinh nhằm đạt hiệu quả cao trong HĐTN .

- Nhà trường tiến hành nhiều phương thức bồi dưỡng, tập huấn giáo viên. Phương thức chủ yếu đang được thực hiện là bồi dưỡng tại chỗ, tại trường. Để tổ chức tập huấn, bồi dưỡng giáo viên, BGH nhà trường cần hết sức quan tâm đến những vấn đề như:

+ Tổ chức đội ngũ giáo viên cốt cán của nhà trường, đội ngũ này trong thời gian tập huấn sẽ nghiên cứu sâu về việc xây dựng mục tiêu, nội dung HĐTN, thiết kế HĐTN mẫu và tổ chức một số buổi cho giáo viên toàn trường tham dự.

+ Đội ngũ giáo viên cốt cán trực tiếp bồi dưỡng cho giáo viên tại trường mình, tổ chun mơn của mình, chủ động về thời gian tập huấn, trên cơ sở trình độ thực tế của đội ngũ giáo viên trường mình, tổ mình.

+ Cung cấp đầy đủ tài liệu về HĐTN được thiết kế cho giáo viên dự bồi dưỡng nhằm đảm bảo cho giáo viên được nghiên cứu tài liệu, nắm được nội dung trước, giáo viên dự kiến được cách thức tiến hành HĐTN để trong quá trình bồi dưỡng sẽ đưa ra được nhiều kinh nghiệm, nhiều ý tưởng về tổ chức HĐTN.

- Trong quá trình tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho GV về HĐTN cần thay đổi phương pháp bồi dưỡng sao cho GV có nhiều thời gian thực hành thiết kế HĐTN trên cơ sở tìm hiểu và phân tích các HĐT, có sự trao đổi và rút kinh nghiệm, thống nhất phương pháp, hình thức thực hiện HĐTN.

HĐTN được tổ chức dưới nhiều hình thức, đây cũng là một trong những định hướng chương trình GD phổ thơng mới, các hình thức bao gồm: tổ chức trị chơi, tham quan dã ngoại, thể dục thể thao, tổ chức các ngày hội, hoạt động giao lưu, diễn đàn, hoạt động nhân đạo, lao động cơng ích, hoạt động tình nguyện, sinh hoạt tập thể, sân khấu hóa, hoạt động câu lạc bộ, sân khấu tương tác, hoạt động cộng đồng

Mỗi hình thức hoạt động có những ưu điểm khác nhau, đều ẩn chứa khả năng giáo dục đặc trưng, nhất định. GV áp dụng các hình thức HĐTN một cách linh hoạt, phù hợp nội dung sẽ giúp cho HS hứng thú với học tập, GV hướng dẫn học sinh lĩnh hội tri thức nhẹ nhàng, sinh động, tự nhiên, phù hợp với nhu cầu, đặc điểm phát triển của học sinh.

Khi thiết kế thực hiện các HĐTN, GV và HS có cơ hội phát huy năng lực chủ động, sáng tạo, gây hứng thú, hấp dẫn trong các hoạt động, từ đó tri thức đến với HS một cách tự nhiên, dễ dàng, khơng gị bó, HS tự giác, nhiệt tình và tích cực hơn trong học tập.

Trong điều kiện thực tại và chương trình hiện hành, GV căn cứ vào kế hoạch của nhà trường có thể lựa chọn những hình thức mới vừa phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường vừa đáp ứng được nguyện vọng học tập của các em học sinh vẫn đảm bảo chương trình mà lại đạt được kết quả giáo dục cao nhất.

3.2.3.3. Điều kiện thực hiện

- Giáo viên có nhu cầu học hỏi, sẵn sàng bồi dưỡng về HĐTN.

- Nhà trường đưa kế hoạch bồi dưỡng về HĐTN cho giáo viên vào kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên trước khi bắt đầu năm học mới. Chuẩn bị các điều kiện cấp thiết (địa điểm, cơ sở vật chất, thiết bị,,…) để thực hiện kế hoạch bồi dưỡng giáo

viên về HĐTN, có sự tham gia của các chuyên gia về HĐTN; có chế độ hỗ trợ kinh phí cụ thể, những quy định về bồi dưỡng để giáo viên có điều kiện về thời gian và vật chất tập trung vào thiết kế, tổ chức HĐTN.

Một phần của tài liệu Quản trị hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 1 ở trường tiểu học và trung học cơ sở liên khê, huyện khoái châu, tỉnh hưng yên (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)