Thực trạng hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm

Một phần của tài liệu Quản trị hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 1 ở trường tiểu học và trung học cơ sở liên khê, huyện khoái châu, tỉnh hưng yên (Trang 60 - 62)

2.3. Thực trạng hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 1ở trường TH và

2.3.4. Thực trạng hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm

cho học sinh lớp 1 đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thơng 2018

Về mức độ sử dụng hình thức và phương pháp trong hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 1 đáp ứng u cầu chương trình giáo dục phổ thơng 2018, tác giả khảo sát 34 mẫu được kết quả sau

Bảng 2.6. Thực trạng hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 1 đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thơng 2018

(Khảo sát CBQL và GV) TT Nội dung Mức độ đánh giá thực hiện ĐTB Rất thường xuyên (RTX) Thường xuyên (TX) Thỉnh thoảng (TT) Không sử dụng (KSD)

1 Hình thức sinh hoạt tập thể theo

chủ đề tháng 10 18 6 0 3.12

2 Hình thức thăm quan, dã ngoại 7 9 18 0 2.68

3 Hình thức hội thi 2 4 28 0 2.24

4 Hình thức hoạt động nhân đạo 6 8 20 0 2.59

5 Phương pháp giải quyết vấn đề 7 9 18 0 2.68

6 Phương pháp sắm vai 2 7 25 0 2.32

7 Phương pháp trò chơi 6 8 20 0 2.59

Kết quả đánh giá của CBQL, GV cho thấy nhà trường thường xuyên sinh hoạt tập thể theo chủ đề tháng với ĐTB = 3.12, mức độ đánh giá là thường xuyên. Nhà trường ít tổ chức hình thức hội thi nhất với ĐTB = 2.24 mức đánh giá là “Thỉnh thoảng”. Như vậy nhà trường vẫn chưa đa dạng hố các loại hình hoạt động trải nghiệm, điều này ảnh hưởng đến chất lượng trải nghiệm cho học sinh.

Kết quả đánh giá của CBQL, GV cho thấy GV thường xuyên sử dụng phương pháp “Phương pháp làm việc nhóm” với ĐTB = 3.03, mức độ đánh giá là “Thường xuyên”, GV ít sử dụng “Phương pháp sắm vai” nhất so với 4 phương pháp còn lại với ĐTB = 2.32, mức đánh giá là “Thỉnh thoảng”. Như vậy, GV vẫn chưa áp dụng các phương pháp dạy học hiện đại vào hoạt động trải nghiệm, điều này ảnh hưởng đến chất lượng trải nghiệm cho HS.

Khi được hỏi trong quá trình tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 1 cô thường sử dụng những phương pháp nào cho học sinh? Cô giáo Phan Thị Hằng giáo viên chủ nhiệm lớp 1B của trường, cô chia sẻ là “Tôi thường xuyên sử dụng phương pháp làm việc nhóm cho các em học sinh giao tiếp với bạn bè và để phát hiện ra được năng lực quản lý nhóm cho trẻ, do chương trình mới mẻ nên tơi cịn chưa quen, ban đầu chỉ giảng dạy lý thuyết và thơng qua hình ảnh để truyền tải kiến thức cho học sinh thôi”. Như vậy, việc sử dụng các phương pháp chưa được thành thục và thường xuyên, nhà trường nên chú ý bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho giáo viên để phù hợp với mục tiêu của hoạt động trải nghiệm theo CTGDPT 2018.

Thực tế, các phương pháp đều được áp dụng vào việc tổ chức chương trình trải nghiệm cho học sinh lớp 1 của huyện Khoái Châu, các phương pháp đều được áp dụng hài hòa với mục tiêu phát triển học sinh.

Hình thức tổ chức đa dạng. Vào tháng 11 năm 2020, trường có tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm cho học sinh lớp 1 Tại Bảo tàng Hà Nội – Trang trại Giáo dục Erahouse 1 phù hợp với mục tiêu của hoạt động trải nghiệm của bộ giáo dục, cụ thể là:

- Nhằm tạo điều kiện tốt để các em HS được học tập, mở rộng kiến thức, gắn kiến thức sách vở với kiến thức thực tiễn, tạo hứng thú trong học tập cho HS để các em luôn thấy “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui.”

- Nhằm giúp học sinh được trải nghiệm thực tiễn, bổ trợ các bài học lý thuyết ở trường, giúp các em hiểu được giá trị của sức lao động, rèn luyện tính tự lập, có trách nhiệm với cơng việc, tự tin thể hiện bản thân và có thêm sự gắn kết yêu thương Mến Thầy – Yêu bạn – Vui đến trường.

- Về với Bảo Tàng Hà Nội ý thức giữ gìn và bảo vệ các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

- Đến với Khu trải nghiệm giáo dục Erahouse1. Học sinh tham quan dã ngoại, trải nghiệm nhiều hoạt động ý nghĩa. Tìm hiểu về khoa học vũ trụ: soi kính hiển vi, kính lúp, các hoạt động tương tác với các mẫu vật trong bảo tàng. Nghiên cứu sự tiến hoá của thiên nhiên từ vi sinh vật đến lồi người, tiến hố của khủng long. Tham quan khu chăn ni mở với các lồi vật ni đa dạng: dê, cừu, đà điểu, ngựa, trâu, bò, lợn, gà, thỏ, vịt, ngan, ngỗng,…..Thực hành cho vật ni ăn, tìm hiểu vật ni qua bảng tương tác. Tìm hiểu các hiện tượng thời tiết tại Vườn khí tượng Thủy văn, hoạt động bắn tên lửa nước xua đuổi các hiện tượng thời tiết xấu... và hoạt động nhiều trò chơi phù hợp với lứa tuổi học sinh.

Một phần của tài liệu Quản trị hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 1 ở trường tiểu học và trung học cơ sở liên khê, huyện khoái châu, tỉnh hưng yên (Trang 60 - 62)