Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm cho

Một phần của tài liệu Quản trị hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 1 ở trường tiểu học và trung học cơ sở liên khê, huyện khoái châu, tỉnh hưng yên (Trang 54 - 57)

2.3. Thực trạng hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 1ở trường TH và

2.3.1. Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm cho

cho học sinh lớp 1 đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thơng 2018

Để tìm hiểu thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh về vai trò, đặc điểm của hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 1, kết quả thu được như sau:

Bảng 2.3. Thực trạng nhận thức của CBQL, GV và Phụ huynh về tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 1 đáp ứng yêu cầu chương

trình giáo dục phổ thơng 2018 (Khảo sát CBQL và GV) TT Vai trò, đặc điểm Đối tƣợng khảo sát Mức độ đánh giá ĐTB Rất quan trọng (RQT Quan trọng (QT) Bình thường (BT) Khơng quan trọng (KQT) 1 Học tập trải nghiệm làm tăng tính hấp dẫn trong học tập CBQL, GV 8 16 10 0 2.94 Phụ huynh 11 17 22 0 2.78 2

Hoạt động trải nghiệm phát huy được tính tích cực, tư duy độc lập sáng tạo cho học sinh lớp 1

CBQL,

GV 9 15 10 0 2.97

Phụ

3

Dạy học trải nghiệm tạo điều kiện kết nối, vận dụng các kiến thức khoa học liên ngành, giúp học sinh lớp 1 giải quyết được các vấn đề trong thực tế CBQL, GV 8 17 9 0 2.97 Phụ huynh 11 19 20 0 2.76 4

Hoạt động trải nghiệm giúp gắn kết giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường CBQL, GV 5 16 13 0 2.76 Phụ huynh 4 12 34 0 2.40 5

Hoạt động trải nghiệm gắn kết giữa người dạy và người học CBQL, GV 13 11 10 0 3.09 Phụ huynh 5 10 35 0 2.40 6

Học tập trải nghiệm trong nhà trường là mơ hình học tập tiên tiến nhằm giúp học sinh lớp 1 hoàn thiện bản thân ngay từ lúc đầu

CBQL, GV

2 6 26 0 2.29

Phụ

huynh 3 13 34 0 2.38

Qua bảng khảo sát, tác giả nhận thấy đa số CBQL, GV đánh giá cao vai trò, đặc điểm của hoạt động trải nghiệm đối với HS lớp 1. Trong đó, nội dung được đánh giá cao nhất là “Học tập trải nghiệm gắn kết giữa người dạy và người học” với ĐTB = 3.09, mức đánh giá là “Quan trọng”, nội dung được CBQL, GV đánh giá thấp nhất là “Học tập trải nghiệm là mơ hình học tập tiên tiến nhằm giúp học sinh hoàn thiện bản thân ngay từ lúc đầu” với ĐTB = 2.29, mức đánh giá là “Ít quan trọng” do một số GV,CBQL cho rằng việc học tập trải nghiệm là mơ hình học tập hiện đại nhưng chưa thể giúp học sinh hoàn thiện bản thân. Qua bảng khảo sát cũng cho thấy vẫn cịn một số ít GV chưa đánh giá cao tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm cho học sinh.

Bên cạnh đó, tác giả khảo sát thêm các phụ huynh học sinh, họ cho rằng các nội dung học tập trải nghiệm làm tăng tính hấp dẫn trong học tập; Hoạt động trải nghiệm phát huy được tính tích cực, tư duy độc lập sáng tạo cho học sinh lớp 1; Dạy học trải nghiệm tạo điều kiện kết nối, vận dụng các kiến thức khoa học liên ngành, giúp học sinh lớp 1 giải quyết được các vấn đề trong thực tế là quan trọng. Ngược lại, các nội dung khác thì khơng quan trọng đối với họ, điều này đi lệch lại với mục tiêu giáo dục về hoạt động trải nghiệm, nhà trường nên có những biện pháp tăng cao mức độ nhận thức về lợi ích của họat động trải nghiệm.

Khi được hỏi phụ huynh cho biết cảm nhận của phụ huynh khi con được tham gia vào các HĐTN của trường? Phụ huynh em Minh lớp 1A chia sẻ trong cuộc khảo sát rằng “Việc học tập trải nghiệm sẽ giúp các con của chúng tôi hiểu rõ thực tế hơn, năng động hơn chứ không khiến cho các con ù lì như hồi xưa, thiếu thực tế lắm, chỉ biết trong sách vở thôi”. Điều này cho thấy hiện nay các phụ huynh cũng hiểu được tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm trong học tập của các em học sinh.

Nhà trường có nhận thức rõ về vai trò của các hoạt động trải nghiệm nên trường có lập kế hoạch tổ chức các hoạt động trải nghiệm năm 2020 – 2021 dành cho toàn trường với 738 học sinh.

Kế hoạch này có mục tiêu bao gồm:

- Tổ chức các hoạt động theo hình thức hoạt động mới để học sinh làm quen với phương pháp hoạt động chủ động phù hợp với mục tiêu đào tạo mới, đồng thời nhằm giúp học sinh có những hiểu biết và thái độ đúng đắn về các giá trị văn hóa, xã hội của dân tộc và nhân loại.

- Nội dung hoạt động cơ bản bám sát nội dung hoạt động của nhà trường hằng năm cũng như các vấn đề cấp thiết đối với học sinh như: Phòng chống ma túy học đường, An tồn giao thơng, quyền trẻ em, …

- Củng cố, bổ sung những kiến thức đã học ở trên lớp; tạo điều kiện thuận lợi để các em làm quen với những lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội; giúp các em có cơ hội liên hệ kiến thức đã học với thực tế cuộc sống.

- Làm quen và tập luyện các kỹ năng cơ bản, cần thiết của học sinh tiểu học như: kỹ năng sống; kỹ năng tham gia các hoạt động tập thể một cách chủ động và có trách nhiệm, kỹ năng giải quyết các tình huống nảy sinh trong học tập và hoạt động tập thể…

- Có thái độ đúng đắn, có tình cảm tích cực thể hiện ở sự hứng thú với các hoạt động, được góp sức lực, khả năng của mình vào hoạt động của tập thể.

Bện cạnh đó, nhà trường cũng gặp thuận lợi, khó khăn trong công tác tổ chức, cụ thể như sau:

Thuận lợi

- Được sự quan tâm chỉ đạo của Phịng GD&ĐT Khối Châu, Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã Liên Khê và các ban ngành địa phương.

- Việc trang thiết bị dạy học được bổ sung một cách thiết thực, taọ điều kiện thuận lợi cho vấn đề giảng dạy và học tập.

- Các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường ngày càng hoàn chỉnh, vững mạnh. Được Hội cha mẹ học sinh quan tâm.

- Đội ngũ CBGVNV đồn kết, ln có ý thức học tập và rèn luyện nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, tích cực đổi mới phương pháp dạy học, nhiệt tình tham gia các phong trào thi đua, các cuộc vận động của ngành đề ra.

- Đa số học sinh có tinh thần học tập, chăm ngoan, lễ phép với thầy cô giáo và người lớn tuổi. Có tinh thần đồn kết cao.

Khó khăn

- Huy động ngân sách Hội cha mẹ học sinh trong cơng tác xã hội hóa cịn gặp khó khăn do đời sống của dân chưa cao

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đã được đầu tư nhưng vẫn còn thiếu ( thiếu một số phòng chức năng )

- Một số GV, NV một số mới vào nghề nên trình độ chun mơn và nghiệp vụ sư phạm còn hạn chế.

- Một số em học sinh cịn rụt rè chưa mạnh dạn vì vậy khó khăn trong việc sinh hoạt tập thể, ngoại khóa.

- Một số ít phụ huynh học sinh chưa quan tâm đúng mức đến việc học tập của con em mình, cịn khốn trắng cho nhà trường.

Một phần của tài liệu Quản trị hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 1 ở trường tiểu học và trung học cơ sở liên khê, huyện khoái châu, tỉnh hưng yên (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)