Chỉ đạo xây dựng kế hoạch hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp

Một phần của tài liệu Quản trị hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 1 ở trường tiểu học và trung học cơ sở liên khê, huyện khoái châu, tỉnh hưng yên (Trang 78 - 80)

lớp 1 theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh.

3.2.2.1. Mục tiêu

Hoạt động trải nghiệm rất đa dạng và phong phú thể hiện ở nhiều mặt, từ nội dung đến hình thức hoạt động, thời gian và khơng gian, có sự tham gia của cả lực lượng bên ngoài nhà trường. Hoạt động trải nghiệm trong nhà trường chỉ có ý nghĩa nếu phù hợp và có sự phối hợp với hoạt động dạy học trong nhà trường để có đóng góp cho mục tiêu phát triển nhân cách học sinh. Do đó xây dựng kế hoạch hoạt động trải nghiệm khoa học dựa trên mục tiêu phát triển năng lực học sinh nhằm đảm bảo tính ổn định tương đối, tính hệ thống và tính định hướng của các hoạt động sẽ tạo mơi trường học tập hữu ích cho học sinh để phát triển toàn diện nhân cách.

3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện

- Xác định mục tiêu, yêu cầu về năng lực và phẩm chất cần hình thành/góp phần hình thành cho học sinh lớp 1.

- Xây dựng chương trình trải nghiệm cho học sinh khối 1 trong từng tháng, từng kỳ và cả năm học. hành động, các bước tiến hành một cách cụ thể, các biện pháp chính để tổ chức thực hiện được các mục tiêu đã đề ra. Trong đó phải phân bổ thời gian theo tuần, tháng q trình thực hiện cơng việc.

- Xác định rõ nội dung HĐTN: Nội dung củng cố, mở rộng, vận dụng, phát triển kiến thức kỹ năng đã học; nội dung giáo dục đạo đức, lối sống, nội dung trải nghiệm xúc cảm tình cảm, nội dung rèn luyện kỹ năng sống, nội dung hoạt động xã hội, nội dung mô phỏng qua ứng dụng công nghệ thơng tin, trị chơi, sân khấu hóa vv...

Hiệu trưởng cần xác định rõ hình thức tổ chức hoạt động, quy mô của hoạt động, cách thức tiến hành, các lực lượng tham gia hoạt động và vai trò của mỗi lực lượng, các nguồn lực cần huy động, thời gian và địa điểm tiến hành, kết quả cần đạt được và các tiêu chí đánh giá.

Phân công rõ trách nhiệm quản lý từng mặt cho GVBM, GVCN. Phân công trách nhiệm cho từng CB, GV trong việc tiến hành thực hiện kế hoạch HĐTN. Hiệu trưởng chỉ đạo và duyệt việc xây dựng kế hoạch tổ chức HĐTN của tổ, của GV trong trường. Để kế hoạch HĐTN mang tính khả thi và có những điều kiện tốt để thực hiện, hiệu trưởng cần thực hiện các biện pháp sau: Huy động nhiều lực lượng tham gia vào xây dựng kế hoạch (GV, HS, PHHS...) để khuyến khích được các ý tưởng sáng tạo cho các HĐTN; Thu thập thông tin, xác định các điều kiện thực hiện về CSVC, tài chính, các lực lượng tham gia, những thuận lợi và khó khăn…, phân phối lực lượng tiến hành xây dựng kế hoạch chi tiết cho từng bộ phận, tổ chức HĐTN.

Từ những kế hoạch chi tiết của tổ, giáo viên hiệu trưởng tổng hợp thành kế hoạch HĐTN chung cho cả năm học, từng tháng, tuần. Kế hoạch được thông qua Hội nghị cán bộ công nhân viên chức đầu năm học để thống nhất cùng thực hiện. Hàng tháng trong các cuộc họp hội đồng cần thông qua kế hoạch tháng để đội ngũ GV nắm rõ và thực hiện tốt.

Hiệu trưởng chỉ đạo và hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch HĐTN cho từng đơn vị lớp, với nội dung thiết thực bao gồm trải nghiệm về nội dung học tập, trải nghiệm về đời sống tình cảm, trải nghiệm về xã hội và các lĩnh vực rèn luyện kỹ năng sống vv...Hiệu trưởng yêu cầu giáo viên xác định rõ kế hoạch cho học kỳ, cho tháng, mục tiêu của từng hoạt động, nội dung hoạt động, hình thức tổ chức hoạt động và các lực lượng tham gia, vai trò của giáo viên, cha mẹ học sinh, học sinh trong quá trình tham gia hoạt động, dự kiến về thời gian và địa điểm tổ chức hoạt động và kết quả cần đạt được, các tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động.

3.2.2.3. Điều kiện thực hiện

- Hiệu trưởng và giáo viên phải có kỹ năng lập kế hoạch hoạt động trải nghiệm cho học sinh.

- Phát huy tối đa năng lực của các thành viên trong nhà trường. - Cần phối hợp chặt chẽ với các lực lượng bên ngoài nhà trường.

Một phần của tài liệu Quản trị hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 1 ở trường tiểu học và trung học cơ sở liên khê, huyện khoái châu, tỉnh hưng yên (Trang 78 - 80)