Chỉ đạo đổi mới trong kiểm tra, đánh giá hoạt động trải nghiệm cho

Một phần của tài liệu Quản trị hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 1 ở trường tiểu học và trung học cơ sở liên khê, huyện khoái châu, tỉnh hưng yên (Trang 85 - 88)

HS lớp 1 của nhà trường

3.2.5.1. Mục tiêu

- Đổi mới kiểm tra, đánh giá chất lượng HĐTN phải phù hợp với xu thế đổi mới kiểm tra, đánh giá theo chương trình giáo dục phổ thơng mới ở tiểu học. Mức độ đạt mục tiêu HĐTN cần được quan tâm để nhằm đánh giá một cách khách quan, thực chất sẽ giúp cho chủ thể tổ chức, các lực lượng tham gia đánh giá được những thành tựu, những hạn chế cần khắc phục. Đổi mới kiểm tra đánh giá HĐTN nhằm giúp CBQL và giáo viên có thơng tin xác thực, khách quan về mức độ đáp ứng mục tiêu và chất lượng của hoạt động trải nghiệm để điều chỉnh cho phù hợp hơn. Kiểm tra, đánh giá các hoạt động trải nghiệm khách quan vừa có tác dụng điều chỉnh vừa có ý nghĩa thúc đẩy đối với chính q trình tổ chức hoạt động.

3.2.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện

- Quán triệt mục tiêu đánh giá để cải tiến, điều chỉnh tốt hơn trong tổ chức hoạt động trải nghiệm đáp ứng yêu cầu phẩm chất và năng lực học sinh lớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thơng mới.

- Chỉ đạo xây dựng tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá hoạt động trải nghiệm. Xem xét mức độ đóng góp của hoạt động trải nghiệm đối với mục tiêu giáo dục cho học sinh khối lớp 1; mức độ đạt mục tiêu; hứng thú và sự tham gia của học sinh; kết quả đạt được của học sinh trong và sau khi kết thúc hoạt động; Hiệu quả phối hợp giữa các lực lượng giáo dục; Hiệu quả của các điều kiện, phương tiện phục vụ hoạt động trải.

- Chỉ đạo phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong đánh giá, kiểm tra HĐTN. Hiện nay đánh giá của nhà trường chủ yếu phục vụ mục đích đánh

giá thành tích, xếp hạng thi đua. Để quản trị HĐTN thì hiệu trưởng cần phải thay đổi cách kiểm tra, vì hoạt động kiểm tra khơng chỉ nhìn vào kết quả hoạt động mà cần kiểm tra cả quá trình chuẩn bị, kiểm tra khi hoạt động diễn ra, xem xét tinh thần thái độ khi tham gia hoạt động của thầy và trò.

- Việc đánh giá nhu cầu, hứng thú và sự tham gia, kết quả đạt được của HS qua HĐTN sẽ góp phần đánh giá khách quan về chất lượng GD của hoạt động trải nghiệm nói chung. Đối với GV kết quả đánh giá phản ánh sự trưởng thành của HS và giúp GV tự đánh giá khả năng tổ chức hoạt động của mình, giúp GV tự rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, hoàn thiện học vấn của mình. Đối với các cấp quản lý việc đánh giá qua tổ chức HĐTN là biện pháp để đánh giá kết quả GD tồn diện. Đó là cơ sở để các nhà quản lý xây dựng chiến lược GD về mục tiêu, nội dung, đội ngũ, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động.

-Tổ chức các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn, học tập, thơng qua các quy chế, nội dung và các hình thức kiểm tra đánh giá HĐTN mà các chun gia có uy tín xây dựng để giáo viên nghiêm túc thực hiện. Đồng thời, trong quá trình giảng dạy, căn cứ vào mục tiêu của chương trình, nội dung HĐTN, vào thực tế khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh để xây dựng, cải tiến việc kiểm tra, đánh giá phù hợp để có thể đánh giá được năng lực của học sinh trong quá trình tổ chức HĐTN; Lập kế hoạch thường xuyên và định kỳ về việc kiểm tra, đánh giá giáo viên về HĐTN. Khi lập kế hoạch kiểm tra đánh giá, cần đưa ra mục đích, và xây dựng nội dung và các tiêu chí kiểm tra.

3.2.5.3. Điều kiện thực hiện

- Các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường phải phối kết hợp tốt và có tinh thần trách nhiệm cao để tổ chức các HĐTN cho HS đạt kết quả cao.

- Cán bộ tham gia kiểm tra, đánh giá HĐTN phải công bằng, khách quan.

3.2.6. Biện pháp 6: Khai thác hiệu quả các điều kiện đảm bảo chất lượng trong tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chương trình giáo dục phổ thơng mới; tạo động lực cho giáo viên, học sinh và các lực lượng tham gia trong tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chương trình giáo dục phổ thơng mới

3.2.6.1.Mục tiêu

Đảm bảo các HĐTN được thực hiện đúng chương trình giáo dục phổ thơng mới đối với cấp TH, phù hợp đối tượng và các yêu cầu khác.

Khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực vật chất của nhà trường và địa phương phục vụ tốt cho các HĐTN.

Tạo được sự hào hứng, tích cực, tự giác trong hoạt động của cả giáo viên, học sinh và các lực lượng tham gia.

3.2.6.2.Nội dung và cách thực hiện

Cán bộ quản lý thực hiện việc giám sát HĐTN trong trường TH với vai trò người cố vấn, người trợ giúp kỹ thuật, người đồng hành để giúp giáo viên tổ chức các HĐTN theo đúng nội dung chương trình giáo dục cấp học hiện hành, hướng đến mục tiêu đã xác định.

Chỉ đạo tổ chuyên môn hướng dẫn giáo viên triển khai HĐTN trong từng lớp bám sát yêu cầu của kết quả GD theo chuẩn đầu ra đã xác định ở chương trình GDPT mới;

Động viên, khích lệ kịp thời những cá nhân, tập thể tổ chức tốt, sáng tạo các HĐTN phù hợp với điều kiện nhà trường.

Hàng năm có kế hoạch mua sắm, tu sửa, bổ sung cơ sở vật chất, thiết bị dạy học để đáp ứng kịp nhu cầu sử dụng trong dạy học cũng như tổ chức các hoạt động của giáo viên và học sinh;

Chỉ đạo khai thác sử dụng hợp lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện có vào các loại hình HĐTN; khai thác các lợi thế của địa phương nơi trường đóng để tổ chức các HĐTN cho học sinh một cách hợp lý trong sự phối hợp với cộng đồng. Trong các hoạt động này phải hướng dẫn giáo viên huy động sự tham gia hỗ trợ của cha mẹ học sinh, cộng đồng để hoạt động hiệu quả. Chú ý xây dựng các nội qui tổ chức hoạt động và triển khai thực hiện tốt để đảm bảo yếu tố an toàn cho giáo viên, học sinh và các lực lượng tham gia trong quá trình triển khai các HĐTN.

Cân đối các nguồn lực tài chính, huy động hợp lý sự đóng góp của cộng đồng trong triển khai hoạt động theo phương châm "tiết kiệm, hiệu quả" để nhận được sự đồng tình, ủng hộ.

Thường xuyên động viên giáo viên, học sinh và các lực lượng giáo dục khác trong xã hội tham gia khắc phục khó khăn, đồn kết, hợp tác để triển khai tốt các HĐTN trong kế hoạch, chương trình của nhà trường.

Xây dựng kế hoạch hoạt động dạy học giáo dục của nhà trường trong đó có kế hoạch HĐTN phù hợp trên cơ sở các điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện có và khả năng đáp ứng của nhà trường.

Đội ngũ cán bộ quản lý phải hiểu rõ các yêu cầu tổ chức HĐTN cấp TH theo chương trình giáo dục phổ thơng mới cùng các điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cần thiết để hướng dẫn giáo viên sử dụng cũng như đầu tư cung cấp cho giáo viên; có khả năng huy động, khai thác các nguồn lực hiện có trong cộng đồng phục vụ các hoạt động.

Tơn trọng, đề cao vai trị chủ động của giáo viên chủ nhiệm và các giáo viên bộ môn, tổng phụ trách đội; trách nhiệm của cha mẹ học sinh cũng như các lực lượng bên ngoài trong việc huy động các nguồn lực vật chất hiện có của địa phương để phục vụ cho HĐTN.

Một phần của tài liệu Quản trị hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 1 ở trường tiểu học và trung học cơ sở liên khê, huyện khoái châu, tỉnh hưng yên (Trang 85 - 88)