Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu Quản trị hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 1 ở trường tiểu học và trung học cơ sở liên khê, huyện khoái châu, tỉnh hưng yên (Trang 88 - 89)

Các nội dung của tổ hợp các biện pháp có quan hệ biện chứng, đan xen lẫn nhau. Vì vậy, khi tổ chức thực hiện cần triển khai, tiến hành một cách đồng bộ và nhất qn thì mới có thể đem lại hiệu quả cao. Để thực hiện biện pháp quản trị hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 1 ở trường TH và THCS Liên Khê, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. cần phải tiến hành đồng thời nhiều biện pháp. Trong khuôn khổ của luận văn này chỉ nêu 6 biện pháp cơ bản nhất. Các biện pháp này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và tạo điều kiện để thực hiện các biện pháp quản trị hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 1 ở trường TH và THCS Liên Khê, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. được triển khai trong thực tiễn, đem lại hiệu quả thiết thực. Cụ thể là:

Biện pháp 1: Tổ chức nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục về vai trò của hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 1  Biện pháp này là khởi đầu giúp cho CBQL, giáo viên hiểu được tầm quan trọng của HĐTN cho học sinh lớp 1, ngồi ra, điều này cịn giúp cho phụ huynh học sinh hiểu được và hỗ trợ nhà trường trong các hoạt động trải nghiệm

Biện pháp 2: Chỉ đạo xây dựng kế hoạch hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 1 theo phát triển năng lực học sinh  Sau khi các giáo viên đã có được nhận

thức về tầm quan trọng của HĐTN, thì xây dựng kế hoạch cụ thể là một bước quan trọng tiếp theo trong quản trị nhà trường, BGH phải hỗ trợ và kiểm tra tất cả các kế

hoạch của giáo viên để đảm bảo mọi HĐTN không đi sai hướng với mục tiêu giáo dục đề ra.

Biện pháp 3: Bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên nhà trường về các phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh  Sau khi xem xét các kế hoạch, BGH hoặc các cán bộ phụ trách kiểm tra kế hoạch sẽ biết được điểm mạnh điểm yếu hiện tại của giáo viên, từ đó chọn lọc các giáo viên còn yếu để bồi dưỡng chuyên môn

Biện pháp 4: Chỉ đạo giáo viên đa dạng hóa các phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm của học sinh lớp 1  Sau khi các giáo viên đã trang bị đầy đủ

kiến thức thì phải nâng cao chương trình về HĐTN, đặc biệt là đa dạng hóa các phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm

Biện pháp 5: Chỉ đạo đổi mới kiểm tra đánh giá hoạt động trải nghiệm cho HS lớp 1  Đây là bước cuối cùng để biết được hiệu quả quản trị về hoạt động trải nghiệm của BGH như thế nào, nhà trường phải có cơng tác kiểm tra phù hợp, tổng kết kết quả thực hiện kế hoạch và đưa ra đề xuất để cải thiện trong tương lai.

Biện pháp 6: Khai thác hiệu quả các điều kiện đảm bảo chất lượng trong tổ chức HĐTN theo chương trình giáo dục phổ thơng mới; tạo động lực cho giáo viên, học sinh và các lực lượng tham gia trong tổ chức HĐTN theo chương trình giáo dục phổ thơng mới phải được thực hiện trên cơ sở kế hoạch.

Một phần của tài liệu Quản trị hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 1 ở trường tiểu học và trung học cơ sở liên khê, huyện khoái châu, tỉnh hưng yên (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)