CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHUNG NGHIÊN CỨU
2.1. Khái niệm và mơ hình đặc điểm người học
2.1.1. Khái niệm đặc điểm người học
Trong tiếng Anh, “đặc điểm người học” là “learner’s characteristics” và “student’s characteristics”. Trong tiếng Việt, đặc điểm người học là đặc điểm của học sinh, sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh và những người khác tham gia chương trình đào tạo, bồi dưỡng của cơ sở giáo dục, đào tạo nhất định. Cần chú ý là trong PISA, người học là học sinh ở bậc giáo dục phổ thông. Do vậy, trong luận án, từ “người học” được sử dụng tương đương với từ “học sinh”. Có nhiều hướng tiếp cận khác nhau về khái niệm “đặc điểm người học”.
Theo cách tiếp cận tâm lý học, đặc điểm người học là đặc điểm tâm lý cá
nhân của người học bao gồm đặc điểm thuộc phẩm chất tâm lý, thuộc tính tâm lý và q trình tâm lý như đặc điểm tri giác, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng của người học. Theo cách tiếp cận tâm lý học về đặc điểm người học, một số tác giả nhấn mạnh đặc điểm thuộc nhu cầu của người học, ví dụ nhu cầu cơ bản, nhu cầu giao tiếp, nhu cầu tự trọng, nhu cầu thể hiện (Maslow, 1943). Một số tác giả nhấn mạnh đặc điểm trí tuệ và khơng chỉ đặc điểm của một loại trí tuệ mà đặc điểm của các loại trí tuệ đa bội như trí tuệ nhận thức, trí tuệ vận động, trí tuệ cảm xúc (Gardner, 1983).
Một nghiên cứu nhấn mạnh đặc điểm người học là các đặc điểm nhận thức, khả năng trí tuệ (Witkin 1977); Guilford (1967). Đặc điểm trí tuệ của người học thể hiện trên ba chiều cạnh của quá trình học tập bao gồm: (i) các q trình hoạt động (nhận thức, trí nhớ, sản phẩn phân kỳ - tạo ra nhiều câu trả lời cho một tập vấn đề
42
(divergent production), sản phẩm hội tụ - suy luận tốt nhất cho một vấn đề (convergent production) và đánh giá), (ii) nội dung (thị giác, thính giác, biểu tượng, ngữ nghĩa và hành vi), (iii) các sản phẩm (đơn vị, lớp học, các mối quan hệ, hệ thống, các biến đổi và liên quan). Khi nghiên cứu về đặc điểm của người học vị thành niên, nghĩa là người học ở bậc giáo dục phổ thông, Davis (2012) cho rằng đặc điểm của người học bao gồm những thuộc tính khác nhau hình thành nên cách các cá nhân tạo nên ý nghĩa về thế giới của họ. Các thuộc tính này bao gồm các kỹ năng cụ thể như các lý luận và siêu nhận thức giả định được gắn liền với giai đoạn phát triển nhận thức của cá nhân. Ngoài ra, đặc điểm người học cũng bao gồm quan điểm chủ quan của cá nhân về việc học tập như các cấp độ động cơ và các mục tiêu. Tất cả các thuộc tính này được định hình theo những cách quan trọng bởi mơi trường xã hội trong đó các trải nghiệm học tập diễn ra.
Theo cách tiếp cận nhân khẩu học và xã hội học, đặc điểm người học là đặc
điểm cá nhân của người học bao gồm đặc điểm tuổi, giới tính, dân tộc, nơi cư trú, tình trạng hơn nhân và gia đình, tình trạng di cư (Hirschman, 1994). Theo cách tiếp cận xã hội học, đặc điểm người học là hệ thống các đặc điểm mà người học tiếp nhận được từ xã hội và thể hiện, phát triển trong hoạt động học tập với người khác. Đó là các đặc điểm mà cá nhân người học đã học được từ gia đình, bạn bè và nhất là từ truyền thông đại chúng. Trong các đặc điểm này có những đặc điểm rất quan trọng thuộc về đặc điểm thành phần gia đình, đặc điểm kinh tế, đặc điểm vốn xã hội của người học (Coleman, 1961). Một nghiên cứu triển khai định nghĩa xã hội học và chỉ ra bốn nhóm đặc điểm của người học như sau (Seel, 2011):
- Đặc điểm cá nhân: là các đặc điểm liên quan đến các thông tin nhân khẩu học như tuổi tác, giới tính, sự trưởng thành, ngơn ngữ, tình trạng kinh tế xã hội, nền tảng văn hóa;
- Đặc điểm học thuật: là các nét/đặc điểm liên quan đến học tập như mục tiêu học tập (của một cá nhân hoặc một nhóm), kiến thức trước đây, loại hình giáo dục và trình độ học vấn;
- Đặc điểm xã hội: là các nét/đặc điểm liên quan đến nhóm hoặc cá nhân trong mối quan hệ với nhóm. Ví dụ về các đặc điểm xã hội/cảm xúc là cấu trúc
43
nhóm, vị trí của cá nhân trong một nhóm, tính xã hội, hình ảnh bản thân (cũng là cảm giác về năng lực bản thân và cơ quan), tâm trạng…;
- Đặc điểm nhận thức: là các đặc điểm liên quan đến sự chú ý, trí nhớ, thủ tục tinh thần và kỹ năng trí tuệ quyết định cách người học cảm nhận, ghi nhớ, suy nghĩ, giải quyết vấn đề, tổ chức và thể hiện thông tin trong não của mình.
Theo cách tiếp cận đo lường và đánh giá trong giáo dục, đặc điểm người học
chủ yếu được hiểu là đặc điểm thuộc về nhận thức thể hiện ở quá trình học tập và kết quả học tập. Đặc điểm người học được đo lường, đánh giá qua kết quả thực hiện các bài trắc nghiệm tâm lý học, trắc nghiệm giáo dục và các bài kiểm tra, bài thi trong quá trình học tập ở nhà trường. Đặc điểm nhận thức của người học được đo lường, đánh giá qua việc thực hiện các kỳ thi hết môn, kỳ thi lên lớp, kỳ thi tốt nghiệp, kỳ thi đầu vào và các cuộc thi học sinh giỏi các cấp. Phương pháp và hình thức đo lường, đánh giá trong giáo dục có thể nói đã được cải tiến rất quan trọng nhờ đóng góp của các nghiên cứu như Bloom và các đồng sự về các trình độ và loại hình năng lực của con người. Theo Bloom và các đồng sự, đặc điểm người học là các trình độ và các loại hình năng lực lần lượt từ thấp đến cao là đặc điểm năng lực biết, hiểu, thực hành (làm), phân tích, tổng hợp, đánh giá, quản lý và phát triển sáng tạo (Bloom, 1943, 2001). Để đo lường và đánh giá được các năng lực này cần phải đổi mới, phát triển các phương pháp, hình thức kiếm tra, thi phù hợp.
Ở Việt Nam, đặc điểm người học về mặt nhận thức được gọi chung là kết quả học tập thường được đo lường và đánh giá trong quá trình giáo dục nhà trường và thể hiện ở kết quả các bài kiểm tra, bài thi, kết quả làm bài tập, kết quả đánh giá quá trình tham gia học tập. Trong thời kỳ đổi mới, việc đo lường, đánh giá đặc điểm người học được đổi mới với việc nghiên cứu và áp dụng các phương pháp và các hình thức phong phú đa dạng. Tuy nhiên, phương pháp và hình thức phổ biến nhất vẫn là kiểm tra, thi viết trả lời câu hỏi trắc nghiệm và tự luận.
Từ những điều trình bày trên có thể thấy, các cách tiếp cận khoa học khác nhau có thể cung cấp cơ sở lý luận khoa học liên ngành cần được vận dụng trong định nghĩa, thao tác hóa khái niệm để có thể nghiên cứu đo lường, đánh giá đặc điểm người học trong mối quan hệ với KQHT dưới ảnh hưởng của bối cảnh kinh tế, xã hội, giáo dục cụ thể của mỗi quốc gia.
44