Lựa chọn biến và mơ hình phân tích hồi quy đa biến

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa đặc điểm người học và kết quả trong các chu kỳ đánh giá PISA của việt nam và một số nước đông á (Trang 148 - 150)

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3. Kết quả phân tích hồi quy đa biến về mối quan hệ giữa đặc điểm người học và kết quả môn

4.3.1. Lựa chọn biến và mơ hình phân tích hồi quy đa biến

Chương 3 đã xác định 3 biến đại diện cho đặc điểm cá nhân của học sinh, gồm giới tính, thời gian học mẫu giáo, vào Tiểu học đúng độ tuổi. Do biến thời gian đi học mẫu giáo chỉ có giá trị đối với dữ liệu của Indonesia và Việt Nam nên biến này sẽ được sử dụng trong một mơ hình dùng dữ liệu của Indonesia và Việt Nam. Các mơ hình sử dụng dữ liệu của tất cả 5 quốc gia được lựa chọn nghiên cứu sẽ không áp dụng biến này.

Biến điều kiện kinh tế - văn hố - xã hội của gia đình (ESCS) được tổng hợp từ các nhân tố sự giàu có của gia đình (WEALTH), sở hữu văn hóa của gia đình (CULTPOS), nguồn lực giáo dục gia đình (HEDRES), nghề nghiệp cao nhất của cha mẹ (HISEI), và trình độ học vấn của cha mẹ được biểu thị bằng số năm đi học (PARED). Do đó luận án sẽ sử dụng 2 mơ hình khác nhau, trong đó có 1 mơ hình sử dụng biến ESCS, mơ hình kia sử dụng 5 biến WEALTH, CULTPOS, HEDRES, HISEI, PARED để đo tác động tổng hợp của điều kiện kinh tế - văn hoá - xã hội và các tác động riêng theo các chỉ báo cho điều kiện này.

Biến tài sản của gia đình (HOMEPOS) là tổng hợp của các chỉ báo về sự giàu có của gia đình (WEALTH), nguồn lực giáo dục của gia đình (HEDRES), và sở hữu văn hóa của gia đình (CULTPOS). Do đó, luận án cũng sẽ sử dụng 1 mơ hình sử dụng biến HOMEPOS để đánh giá tác động tổng hợp của các yếu tố tài sản.

Chương 3 cũng xác định 9 nhân tố thuộc các đặc điểm tâm lý - xã hội, gồm Nghề nghiệp mong đợi trong tương lai (BSMJ), Động cơ bên trong của việc học Khoa học (JOYSCIE), Động cơ bên ngoài của việc học Khoa học (INSTSCIE), Cảm giác gắn kết với trường học (BELONG1), Cảm giác không gắn kết với trường học (BELONG2), Nhận thức về các vấn đề môi trường tự nhiên (ENVAWARE), Tự đánh giá hiệu quả của bản thân về lĩnh vực Khoa học (SCIEEFF), và Niềm tin nhận thức (EPIST).

Tổng cộng có 20 biến độc lập được sử dụng để phân tích hồi quy trong 4 mơ hình (Bảng 4.22). Dấu kỳ vọng thể hiện dự báo về tác động của biến độc lập đến biến phụ thuộc, trong đó dấu dương (+) thể hiện tác động cùng chiều và dấu âm (–) thể hiện tác động ngược chiều.

136

Bảng 4.22. Các biến độc lập được lựa chọn cho phân tích mơ hình hồi quy đặc điểm của người học đối với kết quả học tập

Tên biến Mơ hình

1 Mơ hình tổng hợp 1 (1 +2) Mơ hình tổng hơp 2(1+2+3) Mơ hình tổng hợp 3 (1+2+3+4) 1. Giới tính (nữ =1, nam =0) x x x x

2. Không học mẫu giáo x x x x

3. Học mẫu giáo một năm hoặc ít

hơn x x x x

4. Tuổi vào tiểu học x x x x

5. Quốc tịch (việt nam = 1, các

nước Đông Á = 0) x x x x

6. trình độ học vấn cao nhất của

cha mẹ, x x x

7. nghề nghiệp của cha mẹ x x x

8. điều kiện kinh tế xã hội (của gia

đình), x x x

9. tài sản của gia gia đình x x x

10. sự giàu có của gia đình x x x

11. nguồn lực giáo dục của gia

đình x x x

12. sở hữu văn hóa của gia đình x x x

13. nghề nghiệp mong đợi tương

lai x x

14. động cơ bên trong của việc học

khoa học x x

15. động cơ bên ngoài của việc học

khoa học x x

16. tự đánh giá hiệu quả của bản

thân về lĩnh vực khoa học x x

17. niềm tin nhận thức x x

18. nhận thức về môi trường x

19. cảm giác gắn kết với trường

học x

20. cảm giác không gắn kết với

trường học x

Biến phụ thuộc của cả bốn mơ hình hồi quy trên là kết quả môn Khoa học của học sinh Việt Nam và các quốc gia Đơng Á được lựa chọn, được tính bằng giá trị trung bình của 10 giá trị hợp lý môn Khoa học.

137

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa đặc điểm người học và kết quả trong các chu kỳ đánh giá PISA của việt nam và một số nước đông á (Trang 148 - 150)