CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHUNG NGHIÊN CỨU
2.4. Đặc điểm hệ thống giáo dục của Việt Nam và một số nước Đôn gÁ
2.4.6. Tóm tắt một số đặc điểm dân số, kinh tế, xã hội, giáo dục của Việt Nam và một số nước
Rõ ràng là có sự khác biệt đáng kể giữa các hệ thống giáo dục của Việt Nam và một số nước Đông Á được chọn để nghiên cứu so sánh trong luận án này. Tuy nhiên, cần thấy rằng chương trình PISA chỉ chọn học sinh 15 tuổi đang học phổ thông để tham gia đánh giá và các bài đánh giá được xây dựng khơng dựa vào bất kỳ một chương trình giáo dục của một quốc gia hay một vùng lãnh thổ nào. Do vậy, cùng với yếu tố giáo dục, hệ thống giáo dục cần tính đến các yếu tố khác bao gồm các đặc điểm dân số, kinh tế, xã hội và văn hóa của mỗi quốc gia khi nghiên cứu so sánh quốc tế về đề tài này.
Về mặt dân số, bảng tóm tắt một số chỉ tiêu dân số, kinh tế, xã hội, giáo dục
dưới đây cho thấy Việt Nam có quy mơ dân số thứ ba trong năm quốc gia: đứng sau Indonesia và Nhật Bản và trước Thái Lan và Hàn Quốc. Tuy nhiên, tốc độ tăng dân số của Việt Nam chỉ đứng sau Indonesia và nhanh gấp đôi so với các nước cịn lại, trừ Nhật Bản khơng tăng dân số mà giảm. Việt Nam có quy mơ dân số lớn gần 93 triệu người năm 2015 và tốc độ tăng nhanh mặc dù đã giảm sinh là một thách thức đối với đầu tư phát triển giáo dục nói chung và giáo dục phổ thơng nói riêng.
73
Về mặt kinh tế, Việt Nam đã vượt qua tình trạng suy thối và khủng hoảng
kinh tế những năm cuối 1970 đầu những năm 1980 và bắt đầu phục hồi kinh tế từ những năm 1990 đến nay. Tuy nhiên trong thập niên thứ hai của thế kỷ 21, Việt Nam vẫn thuộc nhóm nước có thu nhập bình qn đầu người thuộc loại thấp nhất. Năm 2015, GDP bình quân đầu người theo sức mua so sánh đạt gần năm nghìn USD, chỉ bằng trên một nửa so với Thái Lan, bằng một phần ba so với Indonesia và bằng 13-15% so với GDP bình quân đầu người của Hàn Quốc hoặc Nhật Bản.
Về mặt phát triển con người, mặc dù là nước nghèo về kinh tế (GDP bình
quân đầu người rất thấp so với nhiều nước trên thế giới), nhưng Việt Nam vẫn liên tục tăng chỉ số phát triển người (HDI) từ 0.67 lên 0.68 trong những năm 2012 - 2015. HDI của Việt Nam gần bằng HDI của Indonesia mặc dù GDP bình quân đầu người của Việt Nam chỉ bằng một phần ba của Indonesia. Điều này chứng tỏ Việt Nam có chính sách phát triển giáo dục và y tế rất tích cực đảm bảo phát triển con người về mặt sức khỏe và trình độ học vấn.
Về đầu tư phát triển giáo dục, chi tiêu của chính phủ Việt Nam cho giáo dục
trung học chiếm tỉ trọng là 2.73% trong GDP năm 2012 (số liệu mới nhất có thể có), nhiều hơn cả những nước phát triển như Nhật Bản và Hàn Quốc và nhiều gấp ba lần so với Indonesia. Tỉ trọng chi của chính phủ cho giáo dục nói chung trong GDP của Việt Nam cũng nhiều hơn so với bốn nước cịn lại. Rất có thể cần phải tính đến những đặc điểm này của Việt Nam khi giải thích một thực tế là HDI của Việt Nam đạt mức trên trung bình và học sinh Việt Nam đạt kết quả cao trong các kỳ đánh giá PISA so với các nước có trình độ phát triển kinh tế cao hơn.
Về hệ thống giáo dục quốc dân, một khác biệt rất lớn có thể ảnh hưởng đến
kết quả PISA giữa các quốc gia là tiểu học gồm 5 năm (lớp 1 đến lớp 5) trung học cơ sở của Việt Nam gồm 4 năm (lớp 6, 7, 8, 9). Do vậy, học sinh 15 tuổi của Việt Nam là học sinh trung học phổ thơng. Thêm nữa, Việt Nam có cơ chế tuyển sinh vào lớp 10 rất chặt chẽ để phân luồng học sinh sang học các cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc đi làm. Điều này có nghĩa là học sinh 15 tuổi của Việt Nam là học sinh đã có năng lực vượt qua kỳ thi tuyển đầu vào trung học phổ thông. Đây có thể là một lợi thế của học sinh Việt Nam và lợi thế này có thể giải thích phần nào kết quả
74
PISA của học sinh Việt Nam cao hơn hoặc không thua kém so với học sinh của một số quốc gia khác có cùng trình độ phát triển kinh tế.
Luận án tính đến các đặc điểm dân số, kinh tế, xã hội và giáo dục của các quốc gia trong nghiên cứu so sánh quốc tế với nghĩa là biến tổng hợp gọi chung là biến quốc gia để so sánh học sinh Việt Nam với học sinh một số nước Đông Á. Điều này là cần thiết và phù hợp bởi vì biến quốc gia chủ yếu mang tính chất của một biến ngoại cảnh, mơi trường, tình huống mà sự tác động của nó thường được khúc xạ thông qua các biến khác như đặc điểm gia đình và được chọn lọc, biến đổi, “khúc xạ” qua các đặc điểm cá nhân của người học. Nói cách khác, luận án khơng nghiên cứu ảnh hưởng của từng đặc điểm dân số, kinh tế, xã hội, giáo dục mà coi tất cả các đặc điểm này là một đặc điểm chung, một biến chung để so sánh quốc tế.
Bảng 2.2. Tóm tắt một số chỉ tiêu dân số, kinh tế, xã hội và giáo dục của Việt Nam và một số nước Đơng Á năm 2015
Dân số (triệu người) GDP bình quân đầu người (nghìn USD) Chỉ số phát triển người (HDI) Chi NSNN cho giáo dục trung học trong GDP (%) Nhật Bản 127.98 38.9 0.91 3.69 Hàn Quốc 50.82 34.4 0.90 4.62 Việt Nam 92.68 5.5 0.68 5.53 Thái Lan 68.72 9.8 0.74 4.54 Indonesia 258.38 14.7 0.69 3.41
Lưu ý: GDP per capita tính theo sức mua giá so sánh quốc tế năm 2011 Nguồn: https://ourworldindata.org/country/ (truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2021)