CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHUNG NGHIÊN CỨU
2.2. Khái niệm kết quả học tập
2.2.1. Kết quả học tập
Kết quả học tập có thể được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau và đo lường, đánh giá theo nhiều phương pháp, hình thức khác nhau. Trong tiếng Anh, KQHT của
ĐẶC ĐIỂM NGƯỜI HỌC TRONG MƠ HÌNH THÍCH ỨNG
GIA SƯ THƠNG MINH Phong cách học tập Các kỹ năng siêu nhận thức Các kỹ năng nhận thức Trình độ kiến thức
51
người học thường được sử dụng bằng các từ như Achievement (thành tích), Result (kết quả), Learning Outcome (kết quả học tập). Trong đó, Learning Outcome thường được dùng nhất để chỉ KQHT (Lê Thị Mỹ Hà, 2012).
Một định nghĩa phổ biến coi KQHT là kết quả học tập và được đánh giá theo mức độ từ thấp đến cao bằng điểm số hoặc xếp loại (Hoàng Đức Nhuận và Lê Đức Phúc, 1996; Nguyễn Đức Chính, 2004; Trần Kiều, 2004). Theo cách định nghĩa này, KQHT là (1) mức độ kết quả mà một chủ thể học tập đã đạt, được xem xét trong mối quan hệ với công sức, thời gian đã bỏ ra, với mục tiêu xác định; (2) mức độ kết quả đã đạt của một học sinh so với các bạn khác.
Một định nghĩa nhấn mạnh KQHT trong môn học nhất định khi coi KQHT là mức độ đạt được kiến thức, kỹ năng hay nhận thức của người học trong một lĩnh vực nhất định nào đó (Nguyễn Đức Chính, 2004). Một định nghĩa nhấn mạnh đến mức độ đạt mục tiêu phát triển tâm lý và coi KQHT là mức độ đạt được các muc tiêu dạy học trong đó có ba mục tiêu lớn là nhận thức, hành động và xúc cảm (Trần Kiều, 2004). KQHT là mục tiêu đạt được ở cuối quá trình học tập trong bối cảnh giáo dục nhất định. Mục tiêu học tập là sự thay đổi hành vi có thể quan sát được ngay và có thể khó quan sát được ngay vì sự thay đổi địi hỏi phải có thời gian. Mục tiêu học tập có thể là mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể, do vậy tương ứng có KQHT chung và KQHT cụ thể. (Miller, Linn & Gronlund, 2013).
Như vậy, KQHT là mức độ thực hiện tiêu chí (criterion) và mức độ thực hiện chuẩn (norm) trong hoạt động học tập. KQHT do người dạy hoặc người khác đánh giá và có thể do người học tự đánh giá.
Theo quy định về đánh giá định kỳ quốc gia KQHT của học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành năm 2011, KQHT là mức độ đạt được của học sinh về kiến thức, kỹ năng, năng lực so với mục tiêu được quy định trong chương trình giáo dục phổ thơng.
KQHT khơng hồn tồn đồng nhất với những yếu tố nội dung học tập mà nhà trường thường đánh giá theo quy định của chương trình giáo dục hay theo mục tiêu giáo dục đã đề ra. KQHT có nội dung rộng hơn và phong phú hơn khối lượng và mức độ tri thức, kỹ năng, hành vi biểu cảm và vận động mà người học đạt được nhờ học tập. KQHT thực sự bao hàm cả những giá trị xã hội (nhất là kỹ năng xã
52
hội), mức độ tăng trưởng thể chất và trí tuệ, sự phát triển lý trí, tình cảm, nhu cầu và hành vi đạo đức, v.v... (Lê Thị Mỹ Hà, 2012).
Từ khi Việt Nam chính thức tham gia PISA, kết quả học tập của người được hiểu theo PISA là năng lực của người học (Nguyễn Thị Phương Hoa và các đồng sự, 2016). Trong PISA, năng lực (literacy, competence) là mức độ nhận thức thể hiện ở kiến thức, tri thức, sự hiểu biết và khả năng hành động thể hiện ở kỹ năng áp dụng các kiến thức đã học vào giải quyết nhiệm vụ nhất định trong các bối cảnh, tình huống thực của đời sống con người. Luận án này sử dụng khái niệm kết quả học tập theo PISA nói chung và PISA 2015 nói riêng. Điều này liên quan đến cách đo lường, đánh giá kết quả học tập trong PISA.
2.2.2. Đánh giá kết quả học tập
2.2.2.1. Khái niệm đánh giá
Có nhiều từ thể hiện đo lường, đánh giá trong Tiếng Anh, như Testing, Measurement, Assessment, Evaluation… Trong các tài liệu bàn về đo lường và đánh giá, định nghĩa và phân loại đánh giá chưa thống nhất, rạch ròi (Lê Thị Mỹ Hà, 2012b).
Theo Đại từ điển tiếng Việt của Nguyễn Như Ý (1998), đánh giá là nhận xét, bình phẩm về giá trị.
Theo Từ điển Cambridge, đánh giá là phân xử hoặc quyết định về khối lượng giá trị hoặc sự quan trọng của cái gì đó cụ thể hoặc sự phán quyết, hay quyết định về việc gì đó đã được thực hiện; hoặc đánh giá là một ý kiến hay phán xét về ai đó/ cái gì đó sau khi đã được suy xét cẩn thận.
Theo tác giả Trần Bá Hồnh (1998), đánh giá là q trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả của cơng viêc, sự vào sự phân tích những mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra, nhằm đề xuất những quyết định để cải thiện thực trạng, điều chỉnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc.
Tổng hợp các nội hàm chính từ những định nghĩa trên, tác giả sử dụng khái niệm đánh giá theo nghĩa là q trình thu thập thơng tin, phân tích, xử lý thơng tin để tìm ra các chỉ số về lượng, giá trị hoặc sự quan trọng của nó trong sự so sánh với các mục đích, mục tiêu đã đặt ra từ trước, từ đó đưa ra các ý kiến, phán xét, khuyến nghị nhằm giúp cải thiện, nâng cao chất lượng công việc.
53
2.2.2.2. Đánh giá kết quả học tập của người học
Về mặt lý luận và thực tiễn, có rất nhiều cách thức, hình thức, phương pháp, cơng cụ đo lường, đánh giá kết quả học tập của người học. Đánh giá KQHT là hoạt động thu thập, xử lý, phân tích các dữ liệu về sự thay đổi trong nhận thức, thái độ và hành vi thể hiện ở việc thực hiện mục tiêu học tập của người học trong bối cảnh giáo dục nhất định. Mục tiêu của đánh giá KQHT là đo lường, đánh giá chính xác, khách quan, trung thực mức độ đạt mục tiêu học tập và phát hiện những yếu tố ảnh hưởng đến KQHT để có thể đề xuất giải pháp nâng cao KQHT của người học (Hoàng Đức Nhuận và Lê Đức Phúc, 1995; Nguyễn Đức Chính, 2004; Trần Kiều, 2004; Miller et al., 2013).
Căn cứ vào thời điểm đánh giá, có thể phân biệt đánh giá KQHT đầu kỳ học, đánh giá giữa kỳ học và đánh giá cuối kỳ học.
Căn cứ cách tiếp cận chất lượng giáo dục, có thể phân biệt cách đánh giá KQHT ở sản phẩm đầu ra cuối cùng của hoạt động học tập, đánh giá KQHT ở quá trình học tập và đánh giá các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục.
Theo quan điểm đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, việc đánh giá KQHT được đổi mới từ tập trung đánh giá KQHT thể hiện ở kiến thức sang đánh giá KQHT thể hiện ở mức độ hình thành phát triển phẩm chất, năng lực cần thiết ở người học.
Căn cứ cơng cụ đo lường có thể phân biệt cách đánh giá KQHT thành đánh giá qua bài tự luận, đánh giá qua bài trắc nghiệm và đánh giá qua bài thuyết trình hoặc trình bày. Có thể phân biệt cách đánh giá theo hình thức phỏng vấn trực tiếp thường gọi là thi vấn đáp, thi viết ra giấy và gần đây nhờ phương tiện truyền thơng hiện đại có thể đánh giá trực tuyến. Trong các cách thức đánh giá này, có lẽ phổ biến nhất là cách đánh giá qua việc thực hiện các bài tập thuộc lĩnh vực môn học, học phần nhất định. PISA sử dụng cách đánh giá qua phiếu các câu hỏi, các bài tập để đánh giá KQHT và các yếu tố ảnh hưởng đến KQHT trong đó có các yếu tố thuộc về đặc điểm người học.
Luận án này sử dụng khái niệm KQHT theo nghĩa là kết quả của quá trình học tập thể hiện ở thành tựu học tập của người học do hoạt động học tập của bản thân người học mang lại. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài luận án, KQHT được
54
đo lường, đánh giá thông qua kết quả bài làm các đề thi PISA (PISA test) mà PISA sử dụng để đánh giá học sinh quốc tế trong những lĩnh vực nhất định. Nói ngắn gọn, trong luận án này, KQHT là kết quả được khảo sát, đánh giá trong PISA đối với người học ở Việt Nam và một số nước Đông Á tham gia chu kỳ đánh giá PISA 2015.