CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.2. Kết quả thống kê mô tả các biến độc lập
4.2.1.4. Trình độ học vấn của cha, mẹ
Kết quả phân tích thống kê chung về trình độ học vấn của 5 quốc gia Đơng Á trình bày trong bảng 4.8.
Bảng 4.8. Số năm học tập của cha mẹ học sinh 5 nước Đông Á
Quốc gia Trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất
Nhật Bản 14.18 1.93 9.00 16.00 Hàn Quốc 13.31 1.52 3.00 16.00 Việt Nam 9.37 3.51 3.00 17.00 Thái Lan 11.45 3.76 3.00 16.00 Indonesia 9.95 3.38 3.00 15.00 5 nước Đông Á 11.64 3.53 3.00 17.00 OECD 13.82 2.96 3.00 18.00
Tính trung bình, cha mẹ học sinh 5 quốc gia Đông Á chu kỳ PISA 2015 có trình độ học vấn đo bằng số năm đến trường đạt 11.64 năm, thấp hơn trung bình chung của OECD (13.82 năm). So với Việt Nam, đây là trình độ học vấn rất cao.
Trong 5 quốc gia Đông Á được chọn, học sinh Việt Nam có bố mẹ đạt trình độ học vấn ở mức thấp nhất với số năm đi học trung bình chỉ đạt 9.37 năm, thấp nhì là Indonesia với 9.95 năm (Bảng 4.8). Cũng như một số nước khác, ở Việt Nam có những bố mẹ học sinh chỉ có trình độ học vấn là 3 năm đến trường nhưng cũng có cha mẹ có số năm học tập là 17 năm. Trong khi đó bố mẹ của học sinh Nhật Bản có trình độ học vấn đạt mức cao nhất với số năm trung bình (14.18 năm), thấp nhất là 9 năm, cao nhất là 16 năm. Trong các quốc gia OECD, có cha mẹ học sinh có số năm đi học cao nhất là 18 năm.
Như vậy, dữ liệu trên có thể trái với nhận thức thơng thường về trình độ học vấn của người lớn ở Việt Nam. Số năm học tập trung bình của cha mẹ của học sinh Việt Nam đạt mức thấp nhất trong các nước Đông Á được khảo sát và chỉ ở mức vừa tốt nghiệp THCS và đang học lớp 10 (với 9.37 năm).
Cần chú ý là số năm đi học trung bình của các cha mẹ học sinh Việt Nam tham gia PISA 2015 là 9.37 năm, thấp nhất trong 5 quốc gia Đông Á, thấp hơn nhiều so với mức trung bình của các nước Đơng Á (11.64 năm) và các nước OECD (13.82 năm). Tuy nhiên, số năm đi học trung bình (9.37) của cha mẹ học sinh Việt Nam 2015 vẫn
122
cao hơn so với số năm đi học trung bình của người Việt Nam nói chung với mức 9.0 năm vào năm 2019 (theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2019).
Rất có thể ở Việt Nam, việc cha mẹ có trình độ học vấn trung học cơ sở (9.37 năm) vẫn rất tích cực và chủ động tạo điều kiện và đầu tư cho con được học tập nhiều hơn cha mẹ. Trình độ học vấn của cha mẹ chưa cao những có lẽ đủ để cha mẹ hiểu được giá trị của giáo dục, học tập và do vậy các cha mẹ có thể tăng đầu tư giáo dục cho con vừa vì tương lai của con và vừa như một sự bù đắp cho sự thiệt thịi của cha mẹ theo tinh thần của văn hóa truyền thống “con hơn cha là nhà có phúc”. Các số liệu khảo sát mức sống dân cư của Việt Nam cho biết, các gia đình nghèo và gia đình có mức sống trung bình vẫn ln đầu tư nhiều cho giáo dục với một tỉ lệ so với thu nhập cao hơn hẳn so với tỉ lệ này của các gia đình giàu. Ngay cả khi bố mẹ có trình độ học vấn chưa cao những vẫn quyết tâm và thực sự đầu tư tối đa cho việc học tập của con ở nhà trường. Những điều này có thể giải thích thêm rằng tại sao Việt Nam nghèo nhưng kết quả học tập theo PISA 2015 vẫn thuộc loại cao.