CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHUNG NGHIÊN CỨU
2.4. Đặc điểm hệ thống giáo dục của Việt Nam và một số nước Đôn gÁ
2.4.1. Đặc điểm hệ thống giáo dục của Việt Nam
Việt Nam nằm trong khu vực Đơng Nam Á, với diện tích 331.212 km 2. Việt Nam có phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào và Campuchia, phía nam giáp vịnh Thái Lan và phía đơng giáp biển Đơng. Dân số nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2020 khoảng 97.3 triệu người.Tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người ở Việt Nam được ghi nhận năm 2010 là 1.331 USD, năm 2020 là 2.750 USD. Chính sách quốc gia về giáo dục: Đầu tư cho giáo dục được coi là quốc sách hàng đầu ở Việt Nam. Chi phí giáo dục hàng năm chiếm khoảng 20% GDP.
Về hệ thống giáo dục quốc gia mới, Quyết định 1981/QĐ-TTg ngày 18 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ đưa ra các quy định mới về khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân (Hình 2.5).
59
Hình 2.5. Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam 2016
Nguồn: Bộ GDĐT, 2016 Tuy nhiên, từ chu kỳ 2012 đến chu kỳ 2015, Việt Nam sử dụng mơ hình dưới đây để đăng ký tham gia PISA.
Theo đó, hệ thống giáo dục quốc dân gồm các cấp học và trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân: a) Giáo dục mầm non gồm giáo dục nhà trẻ và giáo dục mẫu giáo; b) Giáo dục phổ thông gồm giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở và giáo dục trung học phổ thông; c) Giáo dục nghề nghiệp đào tạo các
60
trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng; d) Giáo dục đại học đào tạo các trình độ đại học, thạc sĩ và tiến sĩ.
Tiêu chuẩn đầu vào, thời gian học tập và cơ hội học tập tiếp theo của các cấp học và trình độ đào tạo như sau: Giáo dục mầm non gồm giáo dục nhà trẻ và giáo dục mẫu giáo được thực hiện từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi. Giáo dục phổ thông gồm giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở (giai đoạn giáo dục cơ bản) và giáo dục trung học phổ thông (giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp). Giáo dục tiểu học được thực hiện trong 5 năm học. Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong 4 năm học, từ lớp 6 đến hết lớp 9. Học sinh sau khi hồn thành chương trình giáo dục trung học cơ sở có thể học tiếp lên trung học phổ thông hoặc theo học các chương trình đào tạo trình độ sơ cấp và trung cấp. Giáo dục trung học phổ thông tiếp nhận học sinh đã hồn thành chương trình giáo dục trung học cơ sở. Trong thời gian học trung học phổ thơng, học sinh có thể chuyển sang học chương trình đào tạo trình độ trung cấp nếu có nguyện vọng và đáp ứng được yêu cầu của chương trình.
Về giáo dục nghề nghiệp, các chương trình đào tạo trình độ trung cấp tiếp nhận người tốt nghiệp tối thiểu trung học cơ sở. Các chương trình đào tạo trình độ cao đẳng tiếp nhận người tốt nghiệp trung học phổ thơng hoặc tốt nghiệp trình độ trung cấp.
Về giáo dục đại học, Giáo dục trình độ đại học và Giáo dục trình độ thạc sĩ có 2 định hướng: nghiên cứu và ứng dụng; giáo dục trình độ tiến sĩ theo định hướng nghiên cứu. Các chương trình đào tạo trình độ đại học tiếp nhận người đã tốt nghiệp trung học phổ thơng; người đã tốt nghiệp trình độ trung cấp và đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thơng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; người đã tốt nghiệp trình độ cao đẳng. Các chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ tiếp nhận người tốt nghiệp trình độ đại học. Các chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ tiếp nhận người tốt nghiệp trình độ thạc sĩ hoặc người tốt nghiệp trình độ đại học nếu đáp ứng được các yêu cầu của chương trình đào tạo.
Hình thức giáo dục thường xuyên nhằm tạo điều kiện cho mọi người, ở các lứa tuổi và trình độ khác nhau có thể học tập, nâng cao kiến thức, phát triển năng lực chuyên môn, tự tạo việc làm hoặc chuyển đổi ngành, nghề phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của từng người, góp phần nâng cao dân trí, chất lượng nguồn nhân lực,
61
đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và xã hội, xây dựng xã hội học tập. Người học có thể chuyển đổi từ giáo dục thường xuyên sang các phương thức khác nếu có nhu cầu, có đủ năng lực và đáp ứng yêu cầu của chương trình.
Hiện nay, giáo dục Việt Nam đã đáp ứng được cơ bản nhu cầu học tập ngày càng tăng của nhân dân. Thực hiện được các mục tiêu lớn trong chiến lược phát triển giáo dục: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ cho sự nghiệp phát triển đất nước và hội nhập quốc tế thành công. Trong giai đoạn đổi mới, đặc biệt sau khi triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI và Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, giáo dục đã đạt được những thành tựu to lớn, góp phần quan trọng vào sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước.
Hệ thống trường lớp và quy mô giáo dục phát triển nhanh, thực hiện nền giáo dục toàn dân, đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng tăng của nhân dân và nâng cao trình độ đào tạo và kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động. Công bằng xã hội trong tiếp cận giáo dục có nhiều tiến bộ, nhất là đối với người dân tộc thiểu số, lao động nông thôn, các đối tượng chính sách và người có hồn cảnh khó khăn, bình đẳng giới được bảo đảm. Chất lượng giáo dục và đào tạo được nâng lên, góp phần đáp ứng yêu cầu nhân lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Công tác phát triển đội ngũ được đặc biệt chú trọng để củng cố và đổi mới. Cơ sở vật chất kỹ thuật của hệ thống giáo dục và đào tạo được tăng thêm và từng bước hiện đại hóa. Xã hội hóa giáo dục và hợp tác quốc tế được đẩy mạnh, đạt nhiều kết quả quan trọng (Bộ GDĐT, 2016).
Chu kỳ 2012, Việt Nam đã tham gia PISA lần đầu tiên đối với học sinh ở tuổi 15 (15 năm 3 tháng đến 16 năm 2 tháng) và đã thu được những kết quả gây bất ngờ cho toàn thế giới, với kết quả xếp hạng 17/65 (lĩnh vực Toán học là trọng tâm), kết quả Lĩnh vực Khoa học đứng thứ 8/65, lĩnh vực Đọc hiểu đứng thứ 19/65. Trải qua hai chu kỳ tiếp theo, chu kỳ 2015, kết quả PISA học sinh lứa tuổi 15 của Việt Nam đã đạt những kết quả đáng kể, nằm trong top 10 quốc gia đạt kết quả cao nhất ở lĩnh vực Khoa học, đứng thứ 8/70. Kết quả Toán, Đọc hiểu cũng tốt, ngang bằng với điểm trung bình của OECD. Bộ Giáo dục mong muốn từ việc tham gia PISA có thể tiếp tục phát triển và cải thiện hệ thống giáo dục của mình.
62