Khái niệm và khung nghiên cứu mối quan hệ giữa đặc điểm người học và kết quả học tập

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa đặc điểm người học và kết quả trong các chu kỳ đánh giá PISA của việt nam và một số nước đông á (Trang 87 - 92)

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHUNG NGHIÊN CỨU

2.5. Khái niệm và khung nghiên cứu mối quan hệ giữa đặc điểm người học và kết quả học tập

học và kết quả học tập

2.5.1. Khái niệm “Mối quan hệ giữa đặc điểm người học và kết quả học tập”

Luận án này tập trung nghiên cứu đo lường và đánh giá “mối quan hệ giữa đặc điểm người học và kết quả học tập”. Do vậy, từ những cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên cần làm rõ nội dung những khái niệm nghiên cứu cơ bản của đề tài luận án. Mối quan hệ là sự tương tác giữa hai hay nhiều hơn hai sự vật, hiện tượng liên quan tới nhau. Mối quan hệ giữa đặc điểm người học và KQHT là mối tương

75

tác giữa đặc điểm người học và KQHT. Các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm từ nhiều góc độ khoa học khác nhau cho biết: trong các đặc điểm người học, đặc điểm tuổi có ảnh hưởng trực tiếp đến KQHT. Bởi vì tuổi vừa phản ánh sự phát triển sinh lý học, sự chín muồi của các hệ thống sinh học, sinh lý học làm nền tảng, cơ sở và tiền đề cho sự phát triển các phẩm chất, năng lực nhận thức và năng lực hành động xã hội. Do vậy, căn cứ vào tuổi của người học giáo dục được phân chia thành các cấp bậc giáo dục tương ứng với lứa tuổi, theo đó các chương trình giáo dục, chương trình mơn học cũng được phát triển phù hợp với lứa tuổi người học. Ví dụ ở Việt Nam, giáo dục phổ thông được phân chia thành giáo dục tiểu học dành cho lứa tuổi từ 6 đến 10, giáo dục trung học cơ sở dành cho lứa tuổi từ 11 đến 14 và giáo dục trung học phổ thông dành cho lứa tuổi từ 15 đến 17 tuổi.

Tương ứng, một chỉ báo quan trọng đánh giá trình độ phát triển giáo dục của một quốc gia là tỉ lệ nhập học đúng tuổi. Ví dụ tỉ lệ đi học đúng tuổi tiểu học là tỉ lệ người học trong độ tuổi tiểu học (6-10 tuổi) đang học giáo dục tiểu học trong tổng dân số thuộc độ tuổi tiểu học (6-10 tuổi). Tỉ lệ nhập học đúng tuổi tiểu học càng cao thì càng tăng khả năng, cơ hội nhập học trung học cơ sở bởi vì có nhập học tiểu học mới có thể có đủ trình độ kiến thức, phẩm chất, năng lực được giáo dục, được phát triển để có thể tiếp tục học tập ở bậc giáo dục cao hơn giáo dục tiểu học là giáo dục trung học.

Mối quan hệ giữa đặc điểm người học và KQHT là mối quan hệ nhiều chiều, phức tạp. KQHT có thể tác động đến một số đặc điểm người học. Ví dụ, một học sinh thường xuyên đạt kết quả cao trong lớp học thì học sinh đó có xu hướng tự đánh giá bản thân cao hơn mức trung bình và ln có tâm trạng vui vẻ, tự tin và thích thú, say mê trong học tập và trong các mối quan hệ xã hội. Ngược lại, học sinh đạt KQHT kém trong lớp học dễ nảy sinh tâm lý thiếu tự tin, ngại học, sợ học và có nhiều nguy cơ trốn học, bỏ học. Đồng thời, các nghiên cứu cho thấy sự thờ ơ có thể làm giảm KQHT và ngược lại nhu cầu, động cơ học tập cao quá, ví dụ trạng thái thường xuyên hưng phấn cũng gây căng thẳng, stress đối với người và có thể ảnh hưởng xấu, làm giảm KQHT.

Luận án này tập trung nghiên cứu mối quan hệ giữa đặc điểm người học và KQHT theo một chiều ảnh hưởng từ các đặc điểm người học đến KQHT. Điều này

76

thể hiện rõ qua câu hỏi nghiên cứu là đặc điểm nào của người học ảnh hưởng như thế nào: tích cực hay tiêu cực, đồng chiều (tỉ lệ thuận) hay ngược chiều (tỉ lệ nghịch), thúc đẩy hay cản trở với mức độ như thế nào đối với kết quả học tập.

2.5.2. Khung nghiên cứu mối quan hệ giữa đặc điểm người học và kết quả học tập học tập

Nguyên lý và căn cứ xây dựng khung nghiên cứu

Việc xây dựng khung nghiên cứu tuân theo nguyên lý “dao cạo Occam” rằng đối với một vấn đề khoa học nhất định thì lời giải thích càng đơn giản thì càng có giá trị khoa học, giả thuyết càng ít thì giải thích được càng nhiều (Baker, 2007).

Căn cứ xây dựng khung nghiên cứu là câu hỏi nghiên cứu, mục đích nghiên cứu, giả thuyết, kết quả tổng quan nghiên cứu và những nội dung của cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài được trình bày ở phần Mở đầu, Chương 1 và Chương 2 này. Khung nghiên cứu có vai trị sơ đồ hóa để có thể nắm bắt được một cách hệ thống, tồn cảnh “ngay và ln” những nội dung cốt lõi bao gồm cả giả thuyết nghiên cứu dưới hình thức các khái niệm, các mối liên hệ giữa các khái niệm phản ánh những nội dung cơ bản và quan trọng nhất của một cơng trình nghiên cứu khoa học phức tạp.

Như đã nêu ở phần Mở đầu, trong bối cảnh giáo dục nhằm mục tiêu hình thành phẩm chất, năng lực cần thiết ở người học, vấn đề nghiên cứu đặt ra trong luận án này là: các đặc điểm người học ảnh hưởng như thế nào đến KQHT của người học? Việc trả lời câu hỏi này có ý nghĩa lý luận và thực tiễn trong đổi mới giáo dục nói chung và đổi mới giảng dạy và học tập nói riêng.

Luận án này đặt ra mục đích trả lời câu hỏi vừa nêu trên cơ sở lý luận là các cách tiếp cận lý thuyết và phương pháp nghiên cứu đã có với hạt nhân là cách tiếp cận lý thuyết của khoa học đo lường và đánh giá trong giáo dục và căn cứ bằng chứng nghiên cứu được từ xử lý các dữ liệu trong các kỳ đánh giá PISA của Việt Nam và một số nước Đông Á năm 2015.

Khung nghiên cứu cho biết đặc điểm người học gồm gồm bốn nhóm đặc điểm là đặc điểm nhân khẩu học, đặc điểm gia đình của người học, đặc điểm tâm lý xã hội và đặc điểm nhà trường. KQHT được hiểu là kết quả khoa học được đánh giá qua PISA (2015). Các mũi tên trong khung nghiên cứu cho biết mối quan hệ giữa các đặc điểm người học và KQHT được xem xét là sự ảnh hưởng từ các nhóm đặc

77

điểm người học đến KQHT. Hình 2.14 trình bày tóm tắt mối quan hệ của các đặc điểm người học và kết quả học tập và mối quan hệ này được xem xét trong bối cảnh kinh tế xã hội cụ thể của mỗi quốc gia. Các giải pháp có thể có hướng đến can thiệp các đặc điểm của người học để cải thiện kết quả học tập nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.

Hình 2.14. Khung nghiên cứu mối quan hệ giữa đặc điểm người học và kết quả học tập

Nguồn: Đề xuất của tác giả

Giải thích chi tiết nội dung khung nghiên cứu

Khung nghiên cứu (Hình 2.14) là kết quả nghiên cứu tổng quan và nghiên cứu xây dựng cơ sở lý luận của đề tài. Khung này cụ thể hóa bằng sơ đồ gồm các khái niệm nghiên cứu cơ bản và các mối liên hệ (các đường có mũi tên) để phản ánh những nội dung cơ bản của vấn đề nghiên cứu của luận án. Cụ thể khung nghiên cứu nhằm trả lời các câu hỏi cho vấn đề nghiên cứu là ảnh hưởng của bốn nhóm đặc điểm người học đối với kết quả học tập. Trong luận án này, dữ liệu về đặc điểm

Đặc điểm nhân khẩu học (giới tính, học vấn, quốc tịch Đặc điểm gia đình (kinh tế, văn hóa, giáo

dục) Đặc điểm tâm lý xã hội của học sinh (động cơ, nhận thức) Đặc điểm nhà trường (sự gắn kết) KẾT QUẢ HỌC TẬP (kết quả khoa học) GIẢI PHÁP CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC BỐI CẢNH KINH TẾ, XÃ HỘI

78

người học và KQHT đều được tiếp cận, xử lý và phân tích từ dữ liệu PISA 2015, trong đó KQHT được xác định là kết quả lĩnh vực Khoa học trong.

Bốn nhóm đặc điểm người học được đo lường, đánh giá trong PISA 2015 là: (i) Các đặc điểm nhân khẩu của người học gồm đặc điểm như giới tính, học vấn đo bằng tuổi vào học lớp và số năm học mẫu giáo

(ii) Các đặc điểm gia đình bao gồm, ví dụ, đặc điểm trình độ học vấn cao nhất của bố mẹ, đặc điểm nghề nghiệp của bố mẹ, đặc điểm kinh tế, giáo dục, văn hóa của gia đình.

(iii) Các đặc điểm tâm lý xã hội của học sinh bao gồm đặc điểm về nghề nghiệp mong đợi, động cơ bên trong, động cơ bên ngoài, tự đánh giá hiệu quả bản thân, nhận thức, niềm tin nhận thức.

(iv) Các đặc điểm nhà trường được thao tác hóa thành các tiêu chí phản ánh mối quan hệ của học sinh với nhà trường, ví dụ như cảm giác gắn kết với trường học.

Trong nhóm đặc điểm nhân khẩu học có một đặc điểm nổi bật là đặc điểm quốc tịch. Đặc điểm này cho biết học sinh là người nước nào (quốc tịch nước nào). Cần chọn đặc điểm quốc tịch để tìm hiểu sự khác biệt về kết quả học tập giữa học sinh người Việt Nam (học sinh Việt Nam) so với học sinh các nước Đông Á được chọn để nghiên cứu gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan và Indonesia. Đặc điểm quốc tịch phản ánh sự ảnh hưởng vĩ mô của hệ thống giáo dục quốc dân và điều kiện kinh tế - xã hội của quốc gia đối với kết quả học tập.

Các mũi tên liền mạch trong khung nghiên cứu cho thấy mối quan hệ nhân quả một chiều tác động, theo đó, đặc điểm người học được giả thuyết là có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực tới KQHT. Mối quan hệ này được đo lường và đánh giá thông qua xử lý thống kê các dữ liệu PISA 2015. Luận án căn cứ kết quả xử lý thống kê mơ tả và mơ hình phân tích hồi quy ảnh hưởng của các đặc điểm người học để đề xuất giải pháp nâng cao kết quả học tập. Các mũi tên không liền mạch phản ánh các giải pháp đối với việc phát huy hoặc kiểm soát các đặc điểm của người học đảm bảo nâng cao kết quả học tập. Đầu ra của kết quả học tập là chất lượng giáo dục.

79

Căn cứ lý luận và thực tiễn của các khái niệm và mối quan hệ ảnh hưởng đã được trình bày kỹ ở Chương 1 và Chương 2, ở đây khung nghiên cứu này chỉ sơ đồ hóa những khái niệm và mối liên hệ cốt lõi theo nguyên lý “Dao cạo Occam” và khơng trình bày lại những gì đã được phân tích ở hai chương trước. Chương 3 tiếp theo sẽ trình bày chi tiết cách đo lường, đánh giá nội dung khái niệm và các mối ảnh hưởng nêu trong khung nghiên cứu này.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa đặc điểm người học và kết quả trong các chu kỳ đánh giá PISA của việt nam và một số nước đông á (Trang 87 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)