Đặc điểm người học Đôn gÁ

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa đặc điểm người học và kết quả trong các chu kỳ đánh giá PISA của việt nam và một số nước đông á (Trang 176 - 177)

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

2. Đặc điểm người học Đôn gÁ

Các kết quả phân tích thống kê mơ tả các đặc điểm nhân khẩu của học sinh và các đặc điểm tâm lý xã hội qua chu kỳ PISA 2015 của 5 quốc gia Đông Á được lựa chọn là Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Indonesia và cho thấy một số nội dung quan trọng như sau.

Trong số các đặc điểm nhân khẩu, đặc điểm giới tính nữ thể hiện khơng đồng đều ở các nước Đông Á. Hai quốc gia Nhật Bản và Hàn Quốc có tỷ lệ học sinh nữ thấp (dưới 50%), trong khi tỉ lệ học sinh nữ của Thái Lan ở mức cao nhất với trên 56%, tiếp theo là Việt Nam với trên 52% học sinh là nữ.

Tỉ lệ học mẫu giáo của các nước nói chung là cao, tuy nhiên tỉ lệ này không đều giữa các quốc gia, đặc biệt tỉ lệ học mẫu giáo một năm và dưới một năm còn khá lớn ở Việt Nam và Indonesia, trong khi tỉ lệ này ở những nước phát triển cao như Nhật Bản và Hàn Quốc là rất thấp. Tuổi nhập học đầu cấp tiểu học của các quốc gia cũng khác nhau. Học sinh Nhật Bản nhập học lớp 1 đúng 6 tuổi. Đứng thứ hai sau Nhật Bản, học sinh Việt Nam có tuổi nhập học lớp 1 trung bình là 6.02 năm.

164

Trong khi Hàn Quốc tuổi nhập học đầu cấp tiểu học là 6.91 năm, tuổi cao nhất trong các nước được khảo sát.

Nhật Bản và Hàn Quốc là hai quốc gia có chỉ số trung bình điều kiện kinh tế - văn hố - xã hội của gia đình học sinh khá tương đương với trung bình các nước OECD. Các quốc gia Thái Lan, Indonesia và Việt Nam đều có chỉ số thấp hơn chỉ số trung bình của OECD, trong đó Việt Nam và Indonesia là hai quốc gia có chỉ số thấp hơn đến gần 2 lần độ lệch chuẩn và cũng là hai quốc gia có chỉ số ESCS thấp nhất trong tất cả các quốc gia/vùng lãnh thổ tham gia PISA.

Trong các đặc điểm gia đình, nổi bật đặc điểm nguồn lực giáo dục của gia đình và đặc điểm trình độ học vấn và nghề của của bố mẹ có thể có ảnh hưởng đáng kể và có ý nghĩa thống kê đối với kết quá học tập của học sinh.

Đối với các đặc điểm tâm lý - xã hội, có thể khái quát một số điểm nổi bật sau về đặc điểm người học ở 5 quốc gia Đông Á được lựa chọn ở các nội dung như sau. Động cơ bên trong đối với việc học khoa học của Việt Nam đạt mức cao nhất (gần 3.1 điểm) và học sinh Nhật Bản có động cơ bên trong ở mức thấp nhất (gần 2.4 điểm). Đối với động cơ bên ngoài của việc học khoa học, học sinh Nhật Bản đạt mức cao nhất với gần 2.4 điểm, Học sinh Indonesia có động cơ ngồi thấp nhất với gần 1.7 điểm, trong khi học sinh Việt Nam đạt 1.9 điểm gần mức trung bình của cả 5 quốc gia Đông Á. Học sinh các nước tự đánh giá hiệu quả bản thân về lĩnh vực khoa học ở mức gần ngang bằng nhau. Học sinh Nhật Bản tự đánh giá hiệu quả của bản thân với mức cao nhất là 2.4 điểm, học sinh Thái Lan tự đánh giá hiệu quả của bản thân ở mức thấp nhất với 2.1 điểm và học sinh Việt Nam ở mức trung bình với 2.2 điểm. Tương tự, niềm tin nhận thức của các học sinh tương đối đều với mức trung bình của cả năm quốc gia Đông Á là 2.99 điểm. Tuy nhiên, học sinh Việt Nam đạt dưới mức này với niềm tin nhận thức đạt 2.96 điểm.

Đối với đặc điểm nhà trường, nghiên cứu phát hiện thấy cảm giác gắn kết với trường học của học sinh Nhật Bản có mức gắn kết cao nhất (điểm trung bình là 2.66), học sinh Thái Lan có mức gắn kết thấp nhất trung bình 2.25 điểm, Học sinh Việt Nam có mức gắn kết trung bình với mức 2.40.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa đặc điểm người học và kết quả trong các chu kỳ đánh giá PISA của việt nam và một số nước đông á (Trang 176 - 177)