CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.5. Một số giải pháp hỗ trợ người học nâng cao kết quả học tập
Việc đề xuất một số giải pháp hỗ trợ người học cần dựa vào hai nhóm căn cứ, gồm yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo đang được thực hiện ở Việt Nam từ năm 2013 đến nay và kết quả nghiên cứu đo lường, đánh giá mối quan hệ giữa đặc điểm người học và kết quả học tập của người học. Các giải pháp được đề xuất ưu tiên thực hiện nhằm phát huy các đặc điểm, các biến có ảnh hưởng tích cực và hạn chế các đặc điểm, các biến có ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả học tập. Cụ thể, tác giả đưa ra 3 giải pháp chính và nhóm các giải pháp khác như sau.
156
4.5.1. Nhóm giải pháp 1: Củng cố kết quả nhập học lớp 1 đúng 6 tuổi, kết quả phổ cập giáo dục mẫu giáo cho trẻ 5 tuổi, đồng thời mở rộng cơ hội giáo dục mầm non cho trẻ dưới 5 tuổi
Căn cứ: Kết quả phân tích hồi quy đa biến đã phát hiện ra ba điều quan
trọng. Thứ nhất việc trẻ em khơng đến trường mầm non có ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả học tập của học sinh trung học. Thứ hai, thời gian học mầm non trên 1 năm có tác động tích cực đến kết quả học tập của học sinh trung học. Thứ ba tuổi nhập học đầu cấp tiểu học, nghĩa là tuổi vào học lớp 1 của trẻ em càng tăng lên thì kết quả học tập của học sinh trung học càng giảm. Điều này có nghĩa là việc nhập học đúng tuổi tiểu học, phổ cập giáo dục mẫu giáo cho trẻ 5 tuổi, tạo điều kiện cho trẻ đi học mẫu giáo trên 1 năm là các yếu tố có ảnh hưởng rất tích cực làm tăng kết quả học tập của học sinh trung học.
Vấn đề. Việt Nam đã đạt thành tựu phổ cập tiểu học đảm bảo trẻ em nhập
học lớp 1 đúng 6 tuổi và phổ cập giáo dục mẫu giáo cho trẻ 5 tuổi. Đến năm 2014 đã có 63/63 tỉnh, thành đã đạt chuẩn PCGDTH đúng độ tuổi cấp độ I, tức là đã hoàn thành trước kế hoạch đối với mục tiêu thiên niên kỷ về PCGDTH. Từ đó đến nay, việc duy trì bền vững kết quả đạt chuẩn PCGDTH đúng độ tuổi mức độ 1 (tương đương PCGDTH mức độ 2 theo Nghị định 20/2014/NĐ-CP) của 63/63 tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương (Bộ GDĐT, 2017). Tuy nhiên, tỉ lệ nhập học đúng tuổi mầm non ở trẻ dưới 5 tuổi cịn rất ít. Số năm học trung bình ở giáo dục mầm non cịn thấp. Trong đó, vẫn cịn một tỷ lệ trẻ em 5 tuổi ngoài trường (2014 là 6,7%, tương đương với khoảng 99.200 em) (UNICEF, 2016).
Mục đích: Củng cố kết quả phổ cập giáo dục mẫu giáo cho trẻ 5 tuổi, đồng
thời mở rộng cơ hội giáo dục mầm non cho trẻ dưới 5 tuổi.
Cách làm: Cần thu thập và cơng bố rộng rãi, chính xác, đầy đủ các dữ liệu
thống kê về tình hình nhập học của trẻ ở tuổi mầm non. Tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức, thái độ, hành vi của các bậc cha mẹ, các gia đình đối với giáo dục mầm non: đây vừa là quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của các gia đình, các bậc cha mẹ và trẻ em. Đặc biệt cần nghiên cứu xây dựng chính sách đầu tư phát triển giáo dục mầm non công lập và giáo dục mầm non tư thục theo hướng hỗ trợ kinh phí giáo dục tới từng trẻ em thơng qua gia đình /cha mẹ/người giám hộ trẻ em.
157
Chủ thể chịu trách nhiệm thực hiện: Bộ Giáo dục và Đào tạo, cơ quan chịu
trách nhiệm trước Chính phủ về quản lý nhà nước đối với hệ thống giáo dục quốc dân trong đó giáo dục mầm non. Việc củng cố kết quả phổ cập giáo dục mầm non và đồng thời mở rộng cơ hội giáo dục mầm non cho trẻ dưới 5 tuổi cần do Bộ GDĐT chủ trì và phối hợp với các bộ liên quan như bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan, ban ngành, cùng các ủy ban nhân dân các cấp.
4.5.2. Nhóm giải pháp 2: Đổi mới quản trị trường học nhằm nâng cao mối quan hệ gắn kết của học sinh với nhà trường
Căn cứ: Kết quả nghiên cứu mối quan hệ giữa đặc điểm người học và kết quả
học của người học cho thấy mức độ gắn kết của học sinh với trường học có ảnh hưởng tích cực làm tăng kết quả học tập của học sinh trung học. Kết quả đo lường, đánh giá sự gắn kết cho thấy cảm giác gắn kết của học sinh với trường học thể hiện qua việc học sinh cảm thấy không xa lạ, không cô đơn mà gần gũi, quen thuộc và được biết đến, được quan tâm, được sẵn sàng giúp đỡ, hỗ trợ trong trường học, không cảm thấy lúng túng khi đến trường, đến lớp học, dễ dàng làm quen, kết bạn với người khác trong lớp, trong trường.
Vấn đề: Việt Nam đã thực hiện nhiều chủ trương, chính sách xây dựng
trường học thân thiện, văn hóa trường học và đổi mới nhiều cách thức quản trị trường học để phát triển tinh thần gắn bó của học sinh với nhà trường. Tuy nhiên, mức độ gắn kết của học sinh với nhà trường chưa rõ, chưa cao. Đặc biệt, mức độ gắn kết không phân bố đồng đều giữa các học sinh. Theo kết quả phân tích sâu về chỉ số Cảm giác gắn kết với trường học (tính theo trung bình bằng 0 của OECD, chỉ số trung bình của học sinh Việt Nam thấp hơn trung bình chung của OECD (-0,05), độ lệch chuẩn là 0.77, chỉ số thấp nhất là -3,1, cao nhất là 2,7, tức có sự phân hóa khá cao giữa các học sinh). Nguyên nhân có thể là quản trị trường học quá tập trung vào hoạt động giảng dạy và học tập mà thiếu quan tâm phát triển mối quan hệ gắn kết của học sinh với nhà trường trong tất cả các hoạt động của nhà trường. Việc phổ biến các phương tiện truyền thông hiện đại như điện thoại thông minh và các mạng xã hội cũng có thể hạn chế cơ hội, điều kiện giao lưu trực tiếp giữa học sinh với nhau và học sinh với nhà trường. Cần khai thác các ưu thế của các phương tiện truyền thông hiện đại, phương tiện số (điện thoại thơng minh, internet) để tạo ra tính
158
tích cực học tập và tính tích cực tham gia các hoạt động khác của lớp, của nhà trường trong q trình học tập.
Mục đích: Đổi mới quản trị trường học theo hướng phát triển các mối quan
hệ gắn kết của học sinh với nhà trường.
Cách làm: Thông tin, truyền thông nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ và
hành vi về tầm quan trọng của mối quan hệ gắn kết của học sinh với nhà trường. Đổi mới quản trị trường học theo hướng phát triển các mối quan hệ của học sinh với nhà trường và mối quan hệ của học sinh với học sinh trong nhà trường. Tạo cơ hội, điều kiện để học sinh gặp gỡ, tiếp xúc, giao lưu, giao tiếp cở mở, thân thiện trong nhà trường thông qua các hoạt động tập thể do nhà trường tổ chức và các tổ chức của học sinh dưới nhiều hình thức phong phú đa dạng của các nhóm bạn theo sở thích trong nhà trường.
Chủ thể chịu trách nhiệm thực hiện: Đây là giải pháp đổi mới quản trị trường
học do vậy chủ thể phải là lãnh đạo trường học, đội ngũ cán bộ quản trị, quản lý, hành chính của trường học. Đội ngũ giáo viên và đội ngũ nhân viên hỗ trợ cũng có trách nhiệm nhất định trong việc tạo cơ hội, điều kiện để học sinh tiếp xúc, giao tiếp và được biết, được hiểu, được giúp đỡ, hỗ trợ trong quá trình học tập tại nhà trường. Học sinh cần được hướng dẫn để phát triển tính tích cực, chủ động, có hiểu biết, thái độ, năng lực, kỹ năng giao tiếp, ứng xử, chia sẻ, đồng cảm, cởi mở hợp tác với các bạn trong lớp, trong trường.
4.5.3. Nhóm giải pháp 3: Đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp giảng dạy và phương pháp giáo dục trong nhà trường nhằm phát triển các đặc điểm tâm lý - xã hội ở người học, cụ thể là tạo động cơ học tập (động cơ bên trong và động cơ bên ngồi), nâng cao nhận thức về mơi trường, niềm tin nhận thức của học sinh.
Căn cứ: Đây là một trong các nhiệm vụ và giải pháp cơ bản của đổi mới căn
bản, toàn diện giáo dục và đào tạo được quan tâm thực hiện từ năm 2013 đến nay. Kết quả nghiên cứu đo lường, đánh giá mối quan hệ giữa đặc điểm người học và kết quả học tập trong luận văn này cho thấy rõ ảnh hưởng tích cực của ba nhóm đặc điểm người học là nhận thức về môi trường, niềm tin nhận thức và động cơ bên ngoài đối với kết quả học tập của người học. Nhận thức về môi trường là nhận thức về sự biến đổi, sự ơ nhiễm mơi trường và biến đổi khí hậu với các nguyên nhân và
159
hệ quả của chúng. Niềm tin nhận thức chủ yếu liên quan đến niềm tin rằng kiến thức cần được phát hiện và học hỏi thông qua việc thực hiện các hoạt động thực hành, thực tế, thực nghiệm, thí nghiệm, trải nghiệm. Động cơ bên ngồi là động cơ gắn với kỳ vọng về lợi ích, hiệu quả trong tương lai của việc học tập trong nhà trường. Đây là một loại động lực rất đặc biệt và rất quan trọng, cần thiết trong điều kiện kinh tế thị trường khi người học luôn phải chịu áp lực của việc phải tìm việc làm theo ngành học và áp dụng kiến thức học được trong lao động, việc làm và cuộc sống sinh hoạt.
Vấn đề: Nhận thức về môi trường, niềm tin nhận thức, động cơ bên trong và động
cơ bên ngồi của học sinh cịn thấp cần phải được nâng cao. Nguyên nhân chủ yếu là chậm đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp giảng dạy, giáo dục, quá tập trung vào truyền đạt kiến thức bó hẹp trong một số mơn học được coi là cơ bản, quan trọng, thiếu định hướng vào ứng dụng kiến thức trong lao động, việc làm và cuộc sống sinh hoạt.
Cách làm: Cần nghiên cứu rà soát các mục tiêu, nội dung, phương pháp
giảng dạy từng môn học, từng học phần, từng hoạt động giáo dục trong nhà trường đảm bảo mục tiêu, nội dung, phương pháp góp phần phát triển nhận thức về môi trường, niềm tin nhận thức và động cơ bên ngoài đối với học tập của học sinh. Cần lồng ghép các kiến thức, các phẩm chất, các năng lực và các kỹ năng liên quan đến sự biến đổi của môi trường bao gồm biến đổi khí hậu và ơ nhiễm mơi trường với các nguyên nhân, hệ quả của chúng; liên quan đến niềm tin nhận thức với nghĩa là tạo niềm tin và cơ hội, điều kiện để học sinh thể hiện niềm tin rằng kiến thức, phẩm chất, năng lực nhận thức đều có thể học được thơng qua các hoạt động thực hành, thực tế, thực nghiệm, thí nghiệm phong phú, đa dạng mà khơng phải bằng cách học thuộc lòng các kiến thức; liên quan đến động cơ bên ngoài: mục tiêu, nội dung và phương pháp giảng dạy, giáo dục cần định hướng vào việc sử dụng kiến thức một cách có hiệu quả trong tương lai, cần liên hệ với việc sử dụng kiến thức môn học trong thực tiễn lao động, việc làm và cuộc sống sinh hoạt ngoài lớp học, ngồi trường học. Cách làm nói chung là lồng ghép ba loại đặc điểm này trong đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp giảng dạy, giáo dục trong nhà trường.
Người chịu trách nhiệm thực hiện: Việc đổi mới mục tiêu, nội dung và
phương pháp giảng dạy, giáo dục đã được nêu trong chính sách và chương trình giáo dục phổ thơng ban hành năm 2018. Tuy nhiên, giải pháp này tập trung đổi mới
160
nhằm ba đặc điểm cụ thể của người học chưa được nêu rõ trong các nhiệm vụ, giải pháp đổi mới giáo dục hiện hành. Do vậy, người chịu trách nhiệm đổi mới phải là cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt của nhà trường. Tiếp đến là đội ngũ giáo viên những người trực tiếp chịu trách nhiệm giảng dạy và giáo dục học sinh trong nhà trường. Nhà trường có thể phối hợp với các cơ quan, tổ chức ngoài trường để tổ chức các hoạt động giáo dục ngoại khóa để nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ và hành vi của học sinh về môi trường, niềm tin nhận thức và động cơ bên trong và động cơ bên ngoài đối với học tập ở người học.
Ngồi ba nhóm giải pháp ưu tiên thực hiện từ góc độ của ngành giáo dục trong mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức và cá nhân trong xã hội, Luận án đề xuất thực hiện một số giải pháp khác:
4.5.4. Nhóm các giải pháp khác
Trong số các giải pháp khác, có thể cần thực hiện giải pháp đầu tư cho cha
mẹ học sinh để nâng cao trình độ học vấn của cha mẹ học sinh và cải thiện điều kiện kinh tế - văn hố - xã hội của gia đình học sinh. Đây là giải pháp tổng hợp đòi hỏi sự tham gia của các cấp, các ngành phối hợp với ngành giáo dục từ trung ương đến địa phương. Trong thực tế, giải pháp thứ tư được quan tâm thực hiện trong các chương trình dự án quốc gia và địa phương về xóa đói, giảm nghèo; chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nơng thơn mới và nhiều chương trình, dự án khác.
Ngồi ra, việc đầu tư thêm cho học sinh nữ cũng cần được quan tâm. Dù kết quả PISA ở lĩnh vực Khoa học là tương đương giữa học sinh nam và học sinh nữ nhưng khi phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả khoa học, trong mơ hình hồi quy có các biến ảnh hưởng khác liên quan đên gia đình, các đặc điểm tâm lý – xã hội khác, kết quả Khoa học của học sinh nữ thấp hơn học sinh nam khoảng 4 điểm. Vì vậy, trong các hoạt động dạy học hoặc xây dựng chính sách giáo dục cần xem xét đến các giải pháp ưu tiên, cải thiện kết quả học tập cho học sinh nữ, đặc biệt là ở các vùng dân tộc thiểu số.
Một số giải pháp khác có thể cần xem xét thực hiện ví dụ giải pháp nâng cao chỉ số nghề nghiệp trong tương lai của học sinh. Các giải pháp khác rất sẵn có và đã được xác định rõ trong chủ trương, chính sách và chương trình đổi mới giáo dục phổ thơng nói riêng và đổi mới căn bản, tồn diện giáo dục và đào tạo nói chung ở Việt Nam. Các giải pháp khác đều góp phần phát triển các đặc điểm có ảnh hưởng
161
tích cực và hạn chế các đặc điểm có ảnh hưởng tiêu cực (ví dụ áp lực học quá cao có thể gây căng thẳng, stress), và đều góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và kết quả học tập nói riêng. Tuy nhiên, việc chú trọng các giải pháp ưu tiên nêu trên có căn cứ khoa học từ nghiên cứu đo lường, đánh giá mối quan hệ giữa đặc điểm người học và kết quả học tập.