Mối quan hệ của các đặc điểm người học và kết quả học tập

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa đặc điểm người học và kết quả trong các chu kỳ đánh giá PISA của việt nam và một số nước đông á (Trang 177 - 179)

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3. Mối quan hệ của các đặc điểm người học và kết quả học tập

Để kiểm chứng giả thuyết về mối quan hệ giữa các đặc điểm của người học với kết quả học tập, luận án đã sử dụng các phương pháp xử lý thống kê mô tả, xử lý thống

165

kê rà sốt và phân tích hồi quy đa biến đối với dữ liệu PISA 2015. Theo khung nghiên cứu của luận án, các đặc điểm người học được chia thành bốn nhóm: đặc điểm nhân khẩu học của người học, đặc điểm gia đình, đặc điểm tâm lý xã hội và đặc điểm nhà trường. Đặc điểm quốc tịch của học sinh được đưa vào nhóm đặc điểm nhân khẩu học và đặc điểm này mang tính tổng hợp các đặc điểm của điều kiên kinh tế, xã hội và hệ thống giáo dục quốc dân của mỗi quốc gia Đông Á (Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc và Thái Lan); đặc điểm tâm lý - xã hội gắn với hoạt động học tập của người học.

Kết quả nghiên cứu cho biết các mơ hình hồi quy đều có khả năng giải thích được một tỉ lệ lớn sự biến đổi ở biến phụ thuộc là kết quả môn Khoa học. Đặc biệt là mơ hình tổng hợp 3 gồm tất cá các đặc điểm của người học có thể giải thích được trên 52.6% các biến đổi ở kết quả môn Khoa học của người học. Điều này chứng tỏ sự cần thiết và hợp lý của việc lựa chọn và áp dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể là phương pháp xây dựng các mơ hình phân tích hồi quy đối với dữ liệu PISA 2015 để kiểm chứng giả thuyết về mối quan hệ giữa các đặc điểm của người học với kết quả học tập của người học.

Kết quả phân tích bốn mơ hình hồi quy đa biến về ảnh hưởng của các đặc điểm của người học đối với biến kết quả môn Khoa học cho phép làm rõ các mối quan hệ ảnh hưởng nhiều chiều như sau. Trong các đặc điểm nhân khẩu học, đặc điểm giới tính nữ có thể có ảnh hưởng ngược chiều với nghĩa là làm giảm kết quả môn Khoa học của học sinh. Tính trung bình kết quả học tập của học sinh nữ có thể thấp hơn so với học sinh nam là 3.7 điểm. Mức chênh lệch này phản ánh ảnh hưởng của giới tính đối với kết quả học tập. Tuy nhiên, cần lưu ý là ảnh hưởng giới tính khơng phải lúc nào cũng có ý nghĩa thống kê và điều này phụ thuộc vào số lượng và loại đặc điểm trong mơ hình hồi quy. Trong mọi trường hợp điều này vẫn có thể gợi sự cần thiết phải quan tâm tới vấn đề bình đẳng giới trong giáo dục phổ thông. Các biến đặc điểm gồm: không học mẫu giáo, học mẫu giáo một năm hoặc dưới một năm, tuổi bắt đầu và cấp tiểu học có mối quan hệ ngược chiều với nghĩa là ảnh hưởng làm giảm kết quả môn Khoa học của học sinh. Phát hiện này cho thấy sự cần thiết phải quan tâm nhiều hơn đến việc mở rộng cơ hội đến trường đúng độ tuổi ở bậc giáo dục mầm non và giáo dục tiểu học nhất là nhập học đúng tuổi lớp 1.

Đặc điểm gia đình thể hiện ở điều kiện kinh tế - xã hội của gia đình học sinh được kiểm chứng là có ảnh hưởng đồng chiều với nghĩa là ảnh hưởng làm tăng kết

166

quả môn Khoa học của học sinh. Biến đặc điểm là học sinh Việt Nam được kiểm chứng rõ ràng là có mối quan hệ đồng chiều với nghĩa là có ảnh hưởng với mức độ rất mạnh (hệ số hồi quy đạt trên 85 điểm) đối với kết quả môn Khoa học. Biến đặc điểm là học sinh Việt Nam là biến hệ thống, tổng hợp các đặc điểm khác của người học Việt Nam đặc trưng bởi tinh thần hiếu học. Điều này thể hiện ở gia đình dù nghèo vẫn quyết đầu tư cho con học và rất quan tâm đến việc học tập của con. Đồng thời tinh thần hiếu học thể hiện ở nhà trường: cả giáo viên và học sinh đều rất nỗ lực để cải thiện kết quả học tập ví dụ dạy thêm, học thêm. Do vậy, đặc điểm quốc tịch Việt Nam (thuộc đặc điểm nhân khẩu học của học sinh) có thể có ảnh hưởng đồng chiều đối với kết quả học tập. Điều này có nghĩa là học sinh Việt Nam có thể có kết quả mơn Khoa học của học sinh cao hơn so với học sinh các nước Đông Á gồm Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc và Thái Lan (lưu ý là học sinh Đơng Á nói chung không so sánh với học sinh Nhật Bản hay học sinh Hàn Quốc).

Trong nhóm đặc điểm tâm lý xã hội, có một số đặc điểm có mối quan hệ đồng chiều với nghĩa là ảnh hưởng làm tăng kết quả môn Khoa học và một số đặc điểm có mối quan hệ ngược chiều với nghĩa là ảnh hưởng làm giảm kết quả môn Khoa học của học sinh. Đặc điểm chỉ số nghề nghiệp tương lai được kiểm chứng là có ảnh hưởng đồng chiều với nghĩa là ảnh hưởng làm tăng kết quả môn Khoa học của học sinh, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng rất nhỏ. Động cơ bên ngoài và động cơ bên trong của việc học khoa học và cảm giác không gắn kết với trường học được kiểm chứng là mối quan hệ ngược chiều với nghĩa là làm giảm kết quả học tập khoa học. Tuy nhiên, trong mơ hình hồi quy đa biến có thêm các nhân tố nhân khẩu học thì ảnh hưởng của động cơ bên trong và cảm giác không gắn kết với trường học khơng có ý nghĩa thống kê. Động cơ bên ngồi có ảnh hưởng đồng chiều với nghĩa làm tăng kết quả học tập khoa học của học sinh.

Đặc điểm nhà trường thể hiện qua cảm giác gắn kết với trường học được kiểm chứng là có mối quan hệ đồng chiều với nghĩa là ảnh hưởng làm tăng kết quả môn Khoa học của học sinh.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa đặc điểm người học và kết quả trong các chu kỳ đánh giá PISA của việt nam và một số nước đông á (Trang 177 - 179)