Học mẫu giáo

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa đặc điểm người học và kết quả trong các chu kỳ đánh giá PISA của việt nam và một số nước đông á (Trang 132 - 133)

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2. Kết quả thống kê mô tả các biến độc lập

4.2.1.2. Học mẫu giáo

Dữ liệu PISA 2015 cho biết chỉ có trên một nửa (51.6%) tổng số học sinh đã từng học mẫu giáo hơn 1 năm (Bảng 4.6). Trong số học sinh cịn lại gần một phần tư học sinh khơng đến trường mẫu giáo. Rất có thể việc học sinh khơng đến trường mẫu giáo có thể làm giảm kết quả học tập của học sinh ở phổ thông.

Chỉ Việt Nam và Indonesia có số liệu về tỉ lệ học sinh đến trường mẫu giáo theo tuổi năm 2015. Học sinh vào học mẫu giáo chậm một năm hoặc hơn một năm đã tăng: Việt Nam tăng từ 68% năm 2012 lên 77% năm 2015 (bảng 4.8). Tỉ lệ học sinh vào học mẫu giáo đúng tuổi nhìn chung là thấp và giảm đối với Việt Nam từ gần 9% năm 2012 xuống còn gần 5% năm 2015. Tỉ lệ học sinh có học mẫu giáo từ một năm hoặc trên một năm tăng từ 68% lên 77% năm 2012 -2015, chứng tỏ Việt Nam đã đạt trình độ phổ cập giáo dục mẫu giáo cho trẻ 5 tuổi vào năm 2015. Tuy nhiên, tỉ lệ học này dù cao hơn nhiều so với Indonesia, nhưng vẫn còn rất thấp so với Nhật Bản, Thái Lan và Hàn Quốc. Điều này đặt ra vấn đề cấp thiết phải mở rộng cơ hội giáo dục mầm non đúng tuổi cho trẻ em Việt Nam. Tuy nhiên, cần nhắc lại khi đánh giá biến độc lập về tỉ lệ đi học mẫu giáo của Nhật Bản, Hàn Quốc và Thái Lan: những nước này chỉ có dữ liệu năm 2012 mà thiếu dữ liệu năm 2015. PISA2012 cho thấy Nhật Bản có tới gần 97% học sinh “có học mẫu giáo hơn 1 năm”, Thái Lan có gần 89% và Hàn Quốc có 83%. Sau khi đạt được thành tích phổ cập giáo dục mẫu giáo cho trẻ em 5 tuổi, Việt Nam bắt đầu thực hiện chính sách phổ cập giáo dục mẫu giáo cho trẻ 4 tuổi và tăng tỉ lệ nhập học mẫu giáo trẻ 3 tuổi và nhà trẻ. Việc thực hiện chính sách phổ cấp giáo dục mẫu giáo (3-5 tuổi) là yếu tố quyết định đến việc làm tăng thời gian học tập hơn một năm ở mẫu giáo của học sinh. Năm 2015, tỉ lệ học sinh học ở mẫu giáo trên 1 năm của Việt Nam mới đạt 77.2% thấp hơn nhiều so với Thái Lan với 88.8%. Có thể nói thêm rằng việc tỉ lệ trẻ em đến trường mầm non cịn thấp có thể do hai lý do: một là cơ sở giáo dục mầm non chưa đáp ứng yêu cầu học tập của trẻ em như mong đợi của cha mẹ học sinh. Hai là, các cha mẹ học sinh có xu hướng tự chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục ở nhà cho trẻ em ở độ tuổi dưới 2 tuổi với tâm lý là để cho trẻ “cứng cáp” và như vậy sẽ yên tâm hơn khi cho trẻ trẻ đến nhà trẻ và mẫu giáo. Ở Việt Nam việc xuất hiện hệ thống đa dạng các loại hình nhà trẻ, nhóm trẻ tư thục và trường mẫu giáo tư thục có thể chưa đủ sức đáp ứng nhu cầu giáo dục cho trẻ trong

120

độ tuổi nhà trẻ và mẫu giáo. Điều này đặt ra vấn đề cấp thiết của việc thực hiện các chương trình giáo dục phổ cập mẫu giáo cho trẻ em dưới 4 tuổi song song với việc tiếp tục củng cố thành tưu phổ cập giáo dục mẫu giáo cho trẻ 5 tuổi ở Việt Nam.

Bảng 4.6. Thời gian học mẫu giáo của học sinh của 5 nước Đông Á

Thời gian học mẫu giáo Bản* Nhật Quốc* Hàn Nam Việt Lan* Thái Indo-nesia nước Các Đông Á

Không học mẫu giáo 0.9 4.5 4.8 1.7 42.0 24.4 Một hoặc ít hơn một năm 2.3 12.5 18.0 9.5 1895 24.0

Hơn một năm 96.8 83.0 77.2 88.8 29.3 51.6

Ghi chú: (*) số liệu PISA 2012, do PISA 2015 khơng có số liệu.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa đặc điểm người học và kết quả trong các chu kỳ đánh giá PISA của việt nam và một số nước đông á (Trang 132 - 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)