CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHUNG NGHIÊN CỨU
2.4. Đặc điểm hệ thống giáo dục của Việt Nam và một số nước Đôn gÁ
2.4.3. Đặc điểm hệ thống giáo dục của Hàn Quốc
Sau khi thống nhất bán đảo vào thế kỷ thứ bảy, triết học Nho giáo tại Hàn Quốc nổi lên như là hệ tư tưởng quản trị trung tâm của nhà nước. Dưới triều đại Joseon (1392 - 1910), hệ tư tưởng Nho giáo được củng cố dưới hình thức gọi là Nho giáo, được thơng qua như là chính thống của nhà nước và đưa các hệ thống niềm tin khác vào các vị trí thứ yếu (Lew, 2000). Vì vậy, truyền thống Hàn Quốc là tơn trọng kiến thức và có niềm tin sâu sắc vào sự phát triển của con người, chú trọng vào việc
64
học, coi việc học là suốt đời. Điều này xuất phát chủ yếu từ niềm tin Nho giáo lâu đời rằng con người là hồn hảo thơng qua giáo dục và chỉ những người học thức nhất mới nên cai trị đất nước và xã hội (Kwon, Lee and Shin 2017). Ngoài ra, giáo dục Hàn Quốc chịu ảnh hưởng của hệ thống giáo dục kiểu phương Tây vào khoảng cuối thế kỷ XIX và chịu ảnh hưởng sự cai trị của Nhật Bản trong giai đoạn 1910 - 1945.
Hiện nay, hệ thống giáo dục hiện tại ở Hàn Quốc được thành lập theo Luật Giáo dục ban hành năm 1949. Hệ thống trường học bao gồm sáu năm tiểu học, ba năm trung học cơ sở, ba năm trung học và bốn năm của trường cao đẳng hoặc đại học. Chín năm đầu tiên đi học là giáo dục bắt buộc cho trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 15. Một đặc trưng của hệ thống giáo dục Hàn Quốc là duy trì một hệ thống giáo dục bậc thang duy nhất để đảm bảo mọi người dân đều có thể được học tiểu học, giáo dục trung học và đại học. Mặc dù giáo dục mẫu giáo không phải là một phần của hệ thống, nhưng có nhu cầu ngày càng tăng để đưa nó vào hệ thống giáo dục chính thức (Hình 2.8).
65
Hình 2.8. Hệ thống giáo dục Hàn Quốc
Nguồn: UNESCO (2015) Theo đó, sau mẫu giáo (3-6 tuổi), hệ thống giáo dục ở Hàn Quốc theo mơ hình 6-3-3-4: Trường tiểu học dành cho Lớp 1 đến Lớp 6 (6-12 tuổi); Trung học cơ sở dành cho lớp 7 đến lớp 9 (từ 13-15 tuổi); Trung học từ Lớp 10 đến Lớp 12 (16- 18 tuổi) - tương đương với Lớp 11-13 ở Anh; Giáo dục đại học được cung cấp thông qua một nền kinh tế hỗn hợp của cao đẳng cơ sở và các khóa học đại học 4 năm. Trong đó, chỉ có 9 năm tiểu học và trung học cơ sở là bắt buộc.
Trong những năm gần đây, có một số thay đổi ở các trường trung học cơ sở và trung học phổ thơng ở Hàn Quốc. Những thay đổi chính là: (1) sửa đổi chương trình giảng dạy năm 2009 và chính sách giáo dục nhấn mạnh vào giáo dục sáng tạo và xây dựng tính cách; (2) nhấn mạnh trách nhiệm của nhà trường đối với kết quả
66
của bài kiểm tra kết quả cấp quốc gia dành cho học sinh năm thứ sáu của trường tiểu học, năm thứ ba của trường trung học cơ sở và năm thứ hai của trường trung học; (3) đánh giá của các trường học và giáo viên; (4) đa dạng hóa các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông và mở rộng quyền lựa chọn trường trung học; và (5) đánh giá trong giáo dục: thay đổi chính sách cho tuyển sinh vào các trường đại học từ một bài kiểm tra duy nhất đến một danh mục đánh giá nhiều. (Kwon, Lee and Shin 2017).
Ở Hàn Quốc, giáo dục được coi như một “cơn sốt” (Lee 2006). Với cơn sốt giáo dục này, Lee (2006) giải thích rằng tự tu luyện thông qua giáo dục, đã giúp Hàn Quốc rất nhiều trong sự bùng nổ kinh tế trong vài thập kỷ qua. Báo cáo của OECD cũng nhấn mạnh rằng nhiệt huyết mạnh mẽ cho giáo dục của Hàn Quốc là một trong những động lực thiết yếu nhất của tăng trưởng kinh tế, trong đó giáo dục đại học là động lực chính cho sức mạnh và thành cơng.
Hàn Quốc tham gia PISA từ năm 2000 và đạt thành tích gần đầu bảng ngay từ lần đầu tiên tham gia PISA. Từ đó cho đến nay, Hàn Quốc ln có thành tích cao trên điểm trung bình của OECD, là một trong các quốc gia đạt thành tích top đầu bảng. Chu kỳ 2012, Hàn Quốc xếp thứ năm trong lĩnh vực Toán. Chu kỳ 2015, Hàn Quốc đứng thứ 11 về lĩnh vực Khoa học. Chu kỳ 2018, Hàn Quốc đứng thứ 9 về lĩnh vực Khoa học. Đây là một thành tích đáng kể đối với một quốc gia vốn nổi tiếng với nỗi ám ảnh về giáo dục, đến mức được gọi là "cơn sốt giáo dục; quốc gia nghèo tài nguyên nhưng luôn được xếp hạng trong top đầu về giáo dục tồn cầu.
Hình 2.9. Kết quả PISA ba lĩnh vực Toán, Khoa học, Đọc hiểu của Hàn Quốc ở các chu kỳ PISSA (OECD, 2019b)
67