Ảnh hưởng của hệ thống giáo dục quốc dân

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa đặc điểm người học và kết quả trong các chu kỳ đánh giá PISA của việt nam và một số nước đông á (Trang 179 - 180)

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4. Ảnh hưởng của hệ thống giáo dục quốc dân

Trong luận án, ảnh hưởng của hệ thống giáo dục quốc dân chủ yếu được phản ánh và đo lường, đánh giá một cách chung, tổng hợp qua đặc điểm quốc tịch với nghĩa là một đặc điểm chung, tổng hợp thuộc đặc điểm nhân khẩu học của

167

tngười học. Nói cách khác có thể giải thích ảnh hưởng của đặc điểm quốc tịch thơng qua phân tích định tính các đặc điểm của hệ thống giáo dục quốc dân. Việc học sinh Việt Nam đạt kết quả cao trong PISA 2015 trong khi trình độ phát triển kinh tế của Việt Nam chỉ đạt ở trình độ trung bình thấp có thể được giải thích qua biến tổng tích hợp là quốc tịch, thể hiện ở các yếu tố hệ thống từ vĩ mơ chính sách của nhà nước đến sự nỗ lực cúa học sinh. Nghiên cứu đã phân tích 4 nhóm yếu tố của Việt Nam tương tự như ở các nước Đông Á. Tuy nhiên, trong từng nhóm yếu tố, Việt Nam có những điều khác biệt chẳng hạn, thứ nhất, sự phát triển giáo dục và đào tạo của Việt Nam được sự cam kết lãnh đạo từ Đảng và Nhà nước với quan điểm nhất quán như “giáo dục là quốc sách hàng đầu”, “đầu tư giáo dục là đầu tư phát triển”, “Nhà nước và Nhân dân cùng làm” cùng đầu tư để phát triển giáo dục và đào tạo trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Thứ hai, các nước đều cải cách giáo dục nhưng điều khác biệt của Việt Nam là đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo từ năm 2013 đến nay theo hướng có trọng tâm, trọng điểm như đổi mới thi kiểm tra đánh giá, đổi mới chương trình giáo dục phổ thơng một cách căn bản, toàn diện. Thứ ba, sự phát triển đội ngũ giáo viên theo hướng tiêu chuẩn hóa, chuyên nghiêp hóa, hiện đại hóa cùng với đổi mới cơ sở vật chất trường lớp, thiết bị dạy học là yếu tố vừa tương tự và vừa khác biệt của Việt Nam so với các nước Đông Á. Yếu tố thứ tư là sự nỗ lực học tập của học sinh Việt Nam tương tự như học sinh các nước Đông Á. Trong điều kiện kinh tế nghèo đang chuyển sang kinh tế thị trường sự nỗ lực của học sinh có sự khác biệt về tinh thần, ý chí vượt khó, vượt nghèo của thời kỳ đầu xây dựng xã hội mới phải “diệt giặc dốt”, phải xóa nạn mù chữ” và hiện nay là tinh thần nỗ hộ của học sinh khắp nơi nhất là vùng sâu vùng xa là “đi học là xóa đói giảm nghèo”, “đi học là u nước”. Có lẽ khó có thể tìm thấy tinh thần học tập như vậy ở học sinh các nước đạt trình độ phát triển kinh tế khác Việt Nam nhất là ở những nước giàu. Một yếu tố nữa có thể cần tính đến là học sinh 15 tuổi của Việt Nam có thể là học sinh trung học phổ thơng có đủ năng lực để vượt qua kỳ thi vào lớp 10 mang tính phân luồng rất rõ ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa đặc điểm người học và kết quả trong các chu kỳ đánh giá PISA của việt nam và một số nước đông á (Trang 179 - 180)