Đặc điểm tâm lý, xã hội

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa đặc điểm người học và kết quả trong các chu kỳ đánh giá PISA của việt nam và một số nước đông á (Trang 137 - 148)

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2. Kết quả thống kê mô tả các biến độc lập

4.2.2. Đặc điểm tâm lý, xã hội

4.2.2.1. Nghề nghiệp mong đợi trong tương lai

Như đã trình bày, các câu trả lời của học sinh về nghề nghiệp mong đợi của các em ở độ tuổi 30 được mã hóa thành mã ISCO bốn chữ số và sau đó được tính tốn theo chỉ số ISEI, trong đó điểm ISEI cao hơn cho thấy mức độ cao hơn về tình trạng nghề nghiệp mong đợi.

125

Bảng 4.12. Chỉ số trung bình Nghề nghiệp mong đợi trong tương lai của 5 quốc gia Đông Á

Quốc gia Trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất

Nhật Bản 51.97 15.58 16.00 89.00 Hàn Quốc 56.11 14.93 16.00 89.00 Việt Nam 61.77 16.98 10.00 89.00 Thái Lan 60.22 17.54 10.00 89.00 Indonesia 56.64 17.41 10.00 89.00 5 nước Đông Á 57.45 16.89 10.00 89.00 OECD 58.71 17.68 10.00 89.00

Theo đó, có thể thấy, học sinh Việt Nam có chỉ số tình trạng nghề nghiệp mong đợi cao nhất (61.77), tiếp đến là Thái Lan (60.22). Các quốc gia còn lại là Nhật Bản, Hàn Quốc và Indonesia có chỉ số này dao động từ 51.97 đến 56.64) (Bảng 4.12). Chỉ số này có những khác biệt đáng kể so với trung bình chung của OECD. Các quốc gia khác ở Đông Á gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan và Indonesia đã phát triển nền kinh tế thị trường do vậy nghề nghiệp mong đợi trong tương lai đối với học sinh có thể đã trở nên quen thuộc, khơng có gì mới. Ở Việt Nam tình hình có thể khác do Việt Nam đổi mới kinh tế sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong thời gian từ 1986 đến nay. Vấn đề việc làm trong tương lai của con và việc làm của học sinh mới được đặt ra một cách cấp thiết đối với cha mẹ và giáo viên, nhà trường. Thơng qua nhà trường và gia đình học sinh mới có ý thức và hiểu biết về nghề nghiệp tương lai. Điều này có thể giải thích tại sao chỉ báo về nghề nghiệp mong đợi trong tương lai của học sinh đạt mức cao nhất trong 5 quốc gia Đông Á và cao hơn cả mức trung bình của học sinh các nước OECD.

4.2.2.2. Động cơ bên trong của việc học Khoa học (vJOYSCIE)

PISA sử dụng 5 chỉ báo để đo lường, đánh giá “Động cơ bên trong của việc học Khoa học” (Bảng 4.13). Tất cả các chỉ báo này đều đạt mức trên trung bình với giá trị trung bình thấp nhất là 2.71 ở hai chỉ báo Em thích đọc về khoa học mở rộng,

Em thấy vui khi làm việc về những chủ đề khoa học mở rộng, cao nhất là 2.90 ở chỉ

báo Em thích tìm tịi những kiến thức mới về khoa học mở rộng. Như vậy số liệu

thống kê cho thấy học sinh các nước khảo sát chỉ đạt mức trên trung bình về “Động cơ bên trong của việc học Khoa học” (2.80).

126

Bảng 4.13. Chỉ số trung bình Động cơ bên trong của việc học Khoa học của 5 nước Đông Á

Mục hỏi Trung bình Trung vị Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất

Giá trị lớn nhất

1. Em thường thấy thú vị khi học

những chủ đề khoa học mở rộng 2.83 3.00 0.788 1 4 2. Em thích đọc về khoa học mở

rộng 2.71 3.00 0.829 1 4

3. Em thấy vui khi làm việc về

những chủ đề khoa học mở rộng 2.71 3.00 0.815 1 4 4. Em thích tìm tịi những kiến thức mới về khoa học mở rộng 2.90 3.00 0.816 1 4 5. Em có hứng thú với việc học về khoa học mở rộng 2.84 3.00 0.822 1 4 Trung bình chung 2.80 3.00 0.73 1.00 4.00

4.2.2.2. Động cơ bên ngoài của việc học Khoa học (INSTSCIE)

Trong chỉ báo để đo lường, đánh giá “Động cơ bên ngồi của việc học Khoa học”, ¾ chỉ báo đạt mức trên trung bình, chỉ báo Sự nỗ lực học tập các mơn Khoa

học là có ích bởi vì điều đó sẽ giúp em trong cơng việc em muốn làm sau này có giá

trị trung bình cao nhất (3.03) (Bảng 4.14). Như vậy số liệu thống kê cho thấy học sinh các nước khảo sát có trung bình đánh giá các mục hỏi của nhân tố “Động cơ bên ngoài của việc học Khoa học” khá cao và tập trung quan mức trung 2.97 điểm.

Bảng 4.14. Chỉ số Động cơ bên ngoài của việc học Khoa học của học sinh 5 nước Đông Á

Mục hỏi Trung bình Trung vị Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất 1. Sự nỗ lực học tập các môn Khoa học là có ích bởi vì điều đó sẽ giúp em trong cơng việc em muốn làm sau này.

3.03 3.00 1 4 3.03

2. Những gì em học được từ các mơn Khoa học là quan trọng bởi vì em cần các kiến thức đó cho cơng việc em muốn làm sau này.

2.98 3.00 1 4 2.98

3. Việc học những mơn Khoa học là có ích bởi vì những gì em học được sẽ thúc đẩy triển vọng nghề nghiệp của em.

2.98 3.0 1 4 2.98

4. Nhiều điều em học được từ các mơn Khoa học sẽ giúp em tìm được việc làm.

2.89 3.00 1 4 2.89

127

4.2.2.3. Cảm giác gắn kết với trường học (BELONG)

Các mục hỏi của nhân tố Cảm giác gắn kết với nhà trường của học sinh (BELONG1) và Cảm giác không gắn kết với trường học (BELONG2) trình bày trong bảng 4.15 và 4.16. Theo đó có thể thấy, chỉ số trung bình của BELONG1 (cảm giác gắn kết) là 2.07 cao hơn chỉ số của BELONG2 (cảm giác không gắn kết) là 1.79 theo thang điểm từ 1 đến 4. Xem xét kỹ số liệu trong bảng có thể thấy học sinh tỏ ra lạc quan và tự tin khi cho rằng dường như mọi học sinh khác thích em (điểm trung bình 2.27). Tuy nhiên, học sinh tỏ ra thiếu năng lực đảm bảo kết bạn dễ dàng ở trường (điểm trung bình là 1.94).

Bảng 4.15. Chỉ số trung bình Cảm giác gắn kết với trường học của học sinh 5 nước Đông Á

Mục hỏi Trung bình Trung vị

Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất 1. Em kết bạn dễ dàng ở trường. 1.94 2.00 0.704 1 4 2. Em cảm thấy em thuộc về trường. 2.01 2.00 0.681 1 4

3. Dường như mọi học sinh

khác thích em. 2.27 2.00 0.680 1 4

Trung bình chung 2.07 2.0 0.52 1 4

Mặc dù chỉ số trung bình cảm giác khơng gắn kết với trường học ở mức thấp: 1.79 /4. Nhưng rõ ràng là khơng ít học sinh lúng túng và ngượng ngùng khi ở trường (chỉ số trung bình là 1.97) và một bộ phận học sinh cảm thấy cô đơn, xa lạ. Tình hình này đã xảy ra trong năm 2015 và khi Internet kết nối vạn vật và việc sử dụng các thiết bị truyền thông kết nối mạng bao gồm điện thoại thông minh và các thiết bị điện tử khác tăng lên, rất nhiều khả năng chỉ số trung bình nhân tố cảm giác khơng gắn kết với trường học của học sinh cũng sẽ tăng. Rất có thể xảy ra nghich lý là mạng giao tiếp ảo của học sinh được mở rộng và học sinh cảm thấy tự tin, gắn kết với mạng xã hội nhiều hơn thì cảm giác khơng gắn kết với trường học có thể tăng lên. Điều này có căn cứ và bằng chứng thực tế khi quan sát thấy thời gian sử dụng smart phone và thiết bị nối mạng tăng ở mọi nơi mọi lúc thì cơ hội tiếp xúc, trao đổi, “kết bạn” thực trong nhà trường có thể giảm đi. Điều này hồn tồn có thể ảnh hưởng đến kết quả học tập.

128

Bảng 4.16. Chỉ số trung bình nhân tố Cảm giác khơng gắn kết với trường học của 5 nước Đơng Á

Mục hỏi Trung bình Trung vị Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất 1. Em cảm thấy mình như một người xa lạ ở trường 1.68 2.00 0.727 1 4 2. Em cảm thấy lúng túng và ngượng ngùng khi ở trường 1.97 2.00 0.741 1 4

3. Em cảm thấy cô đơn ở

trường 1.71 2.00 0.734 1 4

Trung bình chung 1.79 1.66 0.59 1 4

4.2.2.4. Nhận thức về môi trường (ENVAWARE)

Bảng 4.17. Chỉ số trung bình Nhận thức về các vấn đề môi trường của 5 nước Đông Á

Mục hỏi Trung bình Trung vị

Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất

1. Sự gia tăng của lượng khí gây nên hiệu ứng nhà kính

trong khí quyển 2.65 3.00 0.816 1 4

2. Hậu quả của việc phá rừng để lấy đất dùng cho các mục đích khác 2.80 3.00 0.855 1 4 3. Ơ nhiễm khơng khí 3.08 3.00 0.761 1 4 4. Sự tuyệt chủng của các loài động thực vật 2.95 3.00 0.775 1 4 5. Thiếu nước 2.93 3.00 0.822 1 4 Trung bình chung 2.88 3.0 0.64 1 4

Trong các vấn đề được hỏi về nhận thức của bản thân học sinh về các vấn đề mơi trường, trung bình đánh giá của các mục hỏi liên quan đến các vấn đề ơ nhiễm mơi trường tự nhiên có trung bình đánh giá cao (2.65 – 3.08); các vấn đề liên quan đến công nghệ cao (chất thải hạt nhân, sử dụng sinh vật biến đối gen) có trung bình đánh giá thấp hơn cả (2.18 – 2.35) (Bảng 4.17). Trung bình đánh giá chung của tồn thang đo Nhận thức về các vấn đề môi trường tự nhiên (2.88) (Bảng 4.15) cao hơn trung bình của thang đo. Trong 5 chỉ số nhận thức về môi trường, chỉ số nhận thức

129

tình trạng ơ nhiễm khơng khí đạt mức cao nhất. Rất có thể tình trạng ơ nhiễm khơng khí đã trở nên phổ biến và trực tiếp ảnh hưởng đến mọi người trong đó có học sinh. Ở Việt Nam trong những năm trước đây, cụ thể là năm 2015 vấn đề ơ nhiễm khơng khí đã được nhắc đến nhưng chưa thu hút sự quan tâm chú ý nhiều như hiện nay. Đặc biệt ở những thành phố lớn của Việt Nam như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh tình trạng ơ nhiễm khơng khí đã trở nên nghiêm trọng và đạt mức nguy hiểm đòi hỏi người dân phải hạn chế ra đường trong những ngày mức ơ nhiễm cao. Qua đây có thể thấy rằng, những vấn đề trước đây có thể chỉ xảy ra ở những quốc gia phát triển kinh tế cao, thì ngày nay tình hình khác hẳn. Những quốc gia nghèo như Việt Nam vẫn hồn tồn có thể phải chịu ảnh hưởng của những biến đổi trong mơi trường ví dụ ơ nhiễm khơng khí. Sự gia tăng của lượng khí gây hiệu ứng lồng kính chỉ đạt chỉ số trung bình nhận thức ở mức khơng cao nhưng thấp nhất trong 5 chỉ số. Rất có thể những nước nghèo như Việt Nam chưa phát triển nhiều nhà máy cơng nghiệp phát sinh nhiều lượng khí thải gây hiệu ứng lồng kinh.

4.2.2.5. Tự đánh giá hiệu quả của bản thân về lĩnh vực Khoa học (SCIEEFF)

Chỉ số trung bình cộng nhân tố Tự đánh giá hiệu quả của bản thân về khoa học đạt mức 2.61 trên thang 4 điểm, trên mức trung bình (Bảng 4.18). Trong năm chỉ báo, “Nêu vai trị của thuốc kháng sinh trong điều trị bệnh” có giá trị trung bình thấp nhất với M = 2.6/ 4 điểm. Các chỉ báo cịn lại có giá trị trung bình khá tương đương. Việc xác định vấn đề khoa học trong xử lý rác thải có chỉ số trung bình tự đánh giá hiệu quả cao nhất. Điều này có thể được giải thích qua thực tế là rác thải luôn là vấn đề được đặt ra trong đời sống xã hội đô thị và nông thôn. Cách tiếp cận xử lý rác thải của Việt Nam vẫn mang nặng tính thủ cơng, thiếu tính khoa học và cơng nghệ cao. Trong khi đó ở cả nơng thơn và thành thị đã không hiếm lần xảy ra các xung đột về xử lý rác thải giữa người dân và cơ quan vệ sinh môi trường và người sản xuất kinh doanh. Điều này có thể đặt ra vấn đề phải quan tâm nhiều hơn tới vấn đê khoa học liên quan đến xử lý rác thải bao gồm cả rác thải sinh hoạt và rác thải công nghiệp.

130

Bảng 4.18. Chỉ số trung bình Tự đánh giá hiệu quả của bản thân về lĩnh vực Khoa học ở 5 nước Đơng Á

Mục hỏi Trung bình Trung vị

Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất

1. Nhận ra các câu hỏi khoa học trong một bài báo về vấn đề sức

khoẻ. 2.74 3.00 1 4 2.74

2. Giải thích tại sao động đất xảy ra thường xuyên hơn ở một số

khu vực so với những nơi khác. 2.76 3.00 1 4 2.76 3. Nêu vai trò của thuốc kháng

sinh trong điều trị bệnh. 2.60 3.00 1 4 2.60

4. Xác định vấn đề khoa học có

liên quan tới việc xử lý rác thải. 2.80 3.00 1 4 2.80 5. Dự đốn sự thay đổi của mơi

trường sẽ tác động như thế nào tới sự tồn tại của một số loài.

2.67 3.00 1 4 2.67

Trung bình chung 2.61 2.63 0.63 1.00 4.00

4.2.2.6. Niềm tin nhận thức (EPIST)

Kết quả phân tích thống kê chỉ số trung bình thang đo Niềm tin nhận thức trình bày trong Bảng 4.19. Các chỉ báo của thang đo Niềm tin nhận thức có trung bình đánh giá cao (M = 2.99) (Bảng 4.19). Trong sáu chỉ báo, ba chỉ báo liên quan đến các hoạt động làm thí nghiệm: Một phương pháp tốt để biết một điều có đúng hay khơng là làm thí nghiệm, Những câu trả lời tốt được dựa trên bằng chứng của nhiều thí nghiệm khác nhau, Nên tiến hành nhiều thí nghiệm tốt hơn là chỉ một thí nghiệm để chắc chắn về những phát hiện của mình có trung bình đánh giá cao (M > 3.0). Các chỉ báo cịn lại có giá trị trung bình xấp xỉ 3.0. Như vậy, học sinh các nước Đông Á đánh giá cao vai trị của các hoạt động thí nghiệm trong các hoạt động Khoa học. Nhìn chung, học sinh có mức độ đồng ý khá cao với các vấn đề liên quan đến các hoạt động khoa học hiện nay, cụ thể là những nội dung gắn liền với hoạt động trải nghiệm. Điều này có lẽ phù hợp với quy luật học tập trải nghiệm. Niềm tin nhận thức của học sinh có xu hướng tăng lên theo mức độ được trải nghiệm, được thực nghiệm. Do vậy chỉ báo “Nên tiến hành nhiều thí nghiệm tốt hơn là chỉ một thí nghiệm để chắc chắn về những phát hiện của mình” đạt được chỉ số trung bình niềm tin nhận thức ở mức cao nhất: 3.12/4. Trong khi đó niềm tin nhận thức thể hiện ở

131

mức thấp qua chỉ báo “Những ý tưởng trong sách khoa học của ngành khoa học mở rộng đôi khi thay đổi” với chỉ số trung bình là 2.88. Điều này có nghĩa là đối với học sinh, những ý tưởng trong sách khoa học có thể là cố định, ít thay đổi, ít mở rộng đến mức khó có thể tin là những ý tưởng đó được mở rộng và thay đổi.

Bảng 4.19. Chỉ số trung bình Niềm tin nhận thức của 5 nước Đơng Á

Mục hỏi Trung bình Trung vị

Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất 1. Một phương pháp tốt để biết một điều có đúng hay khơng là làm thí nghiệm

3.03 3.00 0.680 1 4

3. Các ý tưởng trong khoa học mở rộng thỉnh thoảng cũng thay đổi

2.91 3.00 0.639 1 4

4. Những câu trả lời tốt được dựa trên bằng chứng của nhiều thí nghiệm khác nhau.

3.06 3.00 0.670 1 4

5. Nên tiến hành nhiều thí nghiệm tốt hơn là chỉ một thí nghiệm để chắc chắn về những phát hiện của mình.

3.12 3.00 0.714 1 4

6. Đôi khi các nhà khoa học trong ngành khoa học mở rộng thay đổi suy nghĩ của họ về những gì là đúng trong khoa học.

2.92 3.00 0.666 1 4

7. Những ý tưởng trong sách khoa học của ngành khoa học mở rộng đôi khi thay đổi

2.88 3.00 0.677 1 4

Trung bình chung 2.99 3.00 0.50 1 4

4.2.2.7. Kết quả phân tích tổng hợp 8 nhân tố tâm lý - xã hội

Tổng hợp 8 nhân tố tâm lý - xã hội (Bảng 4.20) cho thấy Niềm tin nhận thức, Động cơ bên trong, Nhận thức về mơi trường là các nhân tố có trung bình chung đánh giá cao hơn cả. Các nhân tố cịn lại có chỉ số trung bình đánh giá trên mức trung bình.

So với OECD, học sinh các nước Đơng Á có xu hướng gắn kết với trường học hơn, có động cơ học tập cao hơn nhưng có chỉ số nhận thức về mơi trường,

132

niềm tin nhận thức, đặc biệt là Tự đánh giá hiệu quả của bản thân thấp hơn trung bình chung của OECD. (Bảng 4.20).

133

Bảng 4.20. Chỉ số trung bình các nhân tố tâm lý - xã hội của 5 nước Đơng Á và trung bình chung của OECD Nhân tố

Trung bình Trung vị Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất

5 nước

Đông Á OECD 5 nước Đông Á OECD 5 nước Đông Á OECD 5 nước Đông Á OECD 5 nước Đông Á OECD

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa đặc điểm người học và kết quả trong các chu kỳ đánh giá PISA của việt nam và một số nước đông á (Trang 137 - 148)