Giống nấm dịch thể là loại giống được nuôi dưỡng trong môi trường lỏng,
đảm bảo các điều kiện tối ưu về dinh dưỡng, nhiệt độ, độ thơng thống, thời gian
nuôi, khiến sợi nấm sinh trưởng mạnh trong môi trường dịch thể tầng sâu. Công nghệ này cho phép thu được một lượng lớn sinh khối sợi nấm để làm giống cấp 1, giống cấp 2, và có thể trực tiếp làm giống nuôi trồng (giống cấp 3).
Kỹ thuật lên men dịch thể khởi nguồn từ nước Mỹ, theo báo cáo của Humfeld (1947), khi tiến hành lên men tầng sâu nấm mỡ đã thu được lượng sinh
khối sợi nấm, từ đó ơng phát triển mạnh kỹ thuật sản xuất lên men nấm ăn tại các khu vực lân cận .
Cũng tại nước Mỹ, năm 1966, Cục phát bằng sáng chế Mỹ đã cập nhật và
công nhận một số kết quả nghiên cứu “Sản xuất và sử dụng giống nấm dạng dung
dịch” của các tác giả Alain Laniece (Pháp), trong cơng trình nghiên cứu của mình
tác giả đã phân tích được các ưu điểm và nhược điểm khi sử dụng giống nấm dạng dung dịch; đồng thời công bố một số môi trường nhân giống dung dịch tiềm năng (Alain Laniece, 1966)
Tác giả Kawai và cs., (1995) đã tiến hành nghiên cứu thời gian hình thành quả thể nấm Shitake (Lentinus edodes) sử dụng giống dung dịch. Kết quả khi sử
dụng giống dung dịch đã rút ngắn được thời gian ươm bịch và thời gian hình thành quả thể (từ 120 ngày xuống còn 90 ngày).
Những nghiên cứu về tốc độ lắc cho thấy, tốc độ lắc cũng là một trong những nhân tố quan trọng có ảnh hưởng đến hình thái sợi nấm và sinh khối sợi nấm.Yang and Liau (1998) đã kiểm tra tốc đô lắc từ 50 đến 250 vòng/phút, kết quả thu được
mật độ khuẩn sợi và sinh khối cao nhất ở tốc độ lắc 100 vòng/phút, nhưng sản
lượng polysaccharide ngoại bào cao nhất ở tốc độ lắc 150 vòng/phút.
Một trong những nhân tố vật lý tiếp theo ảnh hưởng lớn đến sinh khối sợi
nấm và sản phẩm đích đó là nhiệt độ. Tuy nhiên, những ảnh hưởng của nhiệt độ
chưa được nghiên cứu một cách có hệ thống. Nghiên cứu của Lin và cộng sự (2006) cho thấy nhiệt độ tối ưu cho sợi nấm Antrodia cinnamomea sinh trưởng và sinh tổng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 18
hợp polysaccharide ngoại bào là ở mức nhiệt độ 25°C.
Yan Chang-wei et al., (2003) đã nghiên cứu nuôi cấy nấm kim châm trên
năm loại môi trường lỏng khác nhau. Kết quả cho thấy nấm kim châm nuôi cấy trong môi trường gồm các thành phần: bột ngô 5%, malt 1%, cao nấm men 0,5%, glucose 2%, KH2PO4 0,1%, MgSO4 0,05%, CaCO3 0,2%, vitamin B1 1mg, với các
điều kiện nhiệt độ 25 ℃, chế độ lắc 180 vịng/phút, thời gian ni 6 - 7 ngày, dịch
nấm trong, màu vàng, hương vị nấm đặc trưng, cầu khuẩn có đường kính nhỏ, mật độ đều.
Hassegawa and Kasuya (2005) đã sử dụng 0,5% dịch chiết cám gạo bổ sung vào môi trường YEM (cao nấm men 2%, CaSO4 1%, nước chiết malt 10%) nuôi hệ sợi nấm hương (Lentinula edodes) để kiểm tra tính kháng khuẩn của nấm hương.
Điều kiện thích hợp cho nấm mộc nhĩ sinh trưởng tốt trong môi trường lỏng
bao gồm: glucose 1,6%, nguồn nitơ là peptone 0,8%, pH là 6,5, nhiệt độ nuôi là
25ºC (Jonathan et al., 2009).
Trong những năm gần đây, các nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và Đức là những nước có ngành cơng nghiệp sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu rất phát triển; đặc biệt có những bước tiến đáng kể trong nghiên cứu sử dụng
công nghệ nhân giống nấm lớn thuần khiết trong dung dịch.
Hiện nay, có nhiều quy trình nhân giống nấm lớn khác nhau, phụ thuộc vào quy mô sản xuất và điều kiện kinh tế xã hội, trình độ cơng nghệ của từng nước.
Việc sử dụng phương pháp cấy giống dịch thể để sản xuất giống nấm ăn và nấm
dược liệu đã đạt được thành công với nhiều giống nấm khác nhau, từ kết quả thử
nghiệm tại các phịng thí nghiệm cho thấy, đại đa số các hệ sợi nấm đều phát triển tốt trong điều kiện mơi trường cơ chất dịch thể thích hợp, giống nấm đều đạt chất
lượng tiêu chuẩn.
Triển vọng của giống nấm dịch thể: Nghiên cứu và sản xuất giống nấm
dung dịch trải qua nhiều năm không ngừng phát triển đã có được những thành tựu bước đầu. Giống dịch thể cho ưu thế rõ rệt so với giống thể rắn, đối với các đơn vị
sản xuất giống nấm, ứng dụng kết hợp “giống rắn – lỏng” trong sản xuất giống nấm
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 19
sinh trưởng, giá thành sản xuất thấp, độ thuần cao, chất lượng tốt, tỷ lệ nhiễm thấp, thích hợp cho phát triển sản xuất giống nuôi trồng nấm theo quy mô công nghiệp… Tất cả những đặc điểm trên có ý nghĩa thực tế trong việc nâng cao chất lượng giống cũng như tăng tính cạnh tranh cho đơn vị, cơ quan sản xuất giống nấm.