Chuẩn bị môi trường dịch thể nuôi cấy giống cấp

Một phần của tài liệu nghiên cứu kỹ thuật nhân giống và nuôi trồng nấm ngọc châm (hypsizygus marmoreus) dạng dịch thể (Trang 38)

Giá đỗ rửa sạch, đun sôi trong nước cất đến khi thấy giá đỗ trong lại, mềm, sau đó lọc lấy phần nước trong (nước chiết giá đỗ). Bổ sung glucose vào nước chiết giá đỗ, thêm nước cất cho đủ 1000ml. Sau đó, điều chỉnh pH của môi trường bằng dịch dung NaOH 1N và HCl 1N tùy theo thí nghiệm nghiên cứu.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 28

cất để chiết hết nước nấm, lọc lấy nước nấm (lọc qua lớp màng mỏng để loại hết cặn nhỏ li ti).

- Bột ngô, cám gạo hòa vào nước ấm (40-45oC), lọc lấy nước trong..

- Môi trường đổ vào bình 500ml, mỗi bình chứa 200ml, khử trùng ở nhiệt độ

121°C trong thời gian 60 phút.

- Đưa môi trường ra ngoài, để nguội, cấy giống.

- Cấy giống: Mỗi bình dịch thể cấy 30% dịch giống gốc của 1ống giống gốc nghiền trong 100ml nước cất bằng máy nghiền homogenizer.

- Các thí nghiệm nuôi giống nấm được tiến hành trong điều kiện tối ưu. - Các điều kiện khác tùy theo yêu cầu của thí nghiệm: các yếu tố phi thí nghiệm của thí nghiệm sau ứng dụng kết quả tối ưu nhất của các yếu tố thí nghiệm

đã nghiên cứu ở giai đoạn trước.

2.5.2. Chun b môi trường dch th nhân ging cp trung gian

Môi trường nhân giống cấp trung gian được lựa chọn là môi trường nhân giống cấp 1 tối ưu nhất. Môi trường được hiệu chỉnh pH = 6; đổ 3000ml môi trường/bình duran 5000ml; khử trùng ở nhiệt độ 121°C trong thời gian 60 phút.

Cấy giống: Dùng ống tiêm vô trùng loại 100ml. Lượng giống cấy vào môi trường cần cấy giống theo tỷ lệ của từng công thức thí nghiệm.

Điều kiện nuôi sợi: nhiệt độ phòng nuôi sợi từ 22-240C là tốt nhất, phòng nuôi cần thông thoáng, ít ánh sáng.

2.5.3. Phương pháp nuôi trng nm (Theo quy trình ca Trung tâm Công ngh

sinh hc thc vt- Vin Di truyn Nông nghip)

* Xử lý các nguyên liệu chính sử dụng trong nuôi trồng

- Mùn cưa, bã mía được làm ẩm bằng nước vôi 4kg vôi/1000 lít nước), ủ 3 - 5 ngày, đảo đều, ủ tiếp 3 - 5 ngày.

- Bã mía khô: cắt ngắn, tạo ẩm bằng nước vôi trong 4kg vôi/1000 lít nước. Thời gian ủ từ 5 - 10 ngày.

- Độẩm nguyên liệu sau ủđạt 65 - 67%, nguyên liệu đã được xử lý tiến hành phối trộn phụ gia theo các công thức thí nghiệm, sau đó đóng túi 19 x 38 cm, mỗi bịch nguyên liệu đạt 0,8 kg.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 29

- Khử trùng bằng nồi hấp áp lực: khử trùng ở áp lực 1,1 at/3h.

- Nuôi sợi: Bịch cấy giống xong được nuôi trong phòng có điều kiện tối, nhiệt độ 26 ± 10C.

- Thí nghiệm 7: cấy 25 ml giống/bịch nguyên liệu.

- Thí nghiệm 8: giống dịch thể (cấy 25ml giống/bịch nguyên liệu), giống rắn (sử dụng bình có sợi nấm phủ kín bình nguyên liệu 3 ngày).

* Đóng bịch, khử trùng nguyên liệu

Sau khi nguyên liệu được phối trộn đồng đều ta tiến hành đóng túi nguyên liệu. Túi đóng nguyên liệu là túi nilon chịu nhiệt PP có kích thước 19×37cm. Trọng lượng mỗi túi nguyên liệu khoảng 0,7 – 0,8kg/ túi. Các túi nguyên liệu có độ chặt

đồng đều, vừa phải tránh làm nứt hay thủng túi, nếu lỏng quá quả thể nấm sẽ mọc xung quanh bịch nấm không tập trung trên bề mặt bịch làm giảm năng suất nấm. Sau

đó là công đoạn làm cổ, nút bông, đậy nắp và đem bịch đi khử trùng. Sau khi khử

trùng bịch nguyên liệu được dưa vào phòng vô trùng, để nguội sau đó cấy giống.

* Cấy giống, ươm sợi

Giống sử dụng cấy sang nguyên liệu nuôi trồng là giống cấp hai, đúng độ

tuổi, sợi nấm phát triển đồng đều không bị nhiễm mốc. Thông thường lượng giống cấy vào khoảng 1-5% trọng lượng bịch nguyên liệu.

Cần chú ý công việc cấy giống phải được thực hiện trong phòng đã thanh trùng với chế độ nghiêm ngặt. Sau mỗi lần cấy giống cần tiến hành thanh trùng lại phòng cấy một cách định kỳ.

Sau khi cấy giống chuyển các bịch nấm sang khu vực nhà nuôi sợi. Nhà nuôi sợi đảm bảo các yêu cầu sau: thông thoáng, sạch sẽ, không có ánh sáng hoặc ánh sáng yếu, nhiệt độ trong phòng nuôi duy trì trong khoảng 20 - 26°C, độ ẩm không khí khoảng 60 – 70%.

* Giai đoạn chăm sóc ra quả thể

Sau khi thấy sợi nấm lan kín đáy bịch, ta cần để bịch tại phòng nuôi thêm 20-30 ngày nữa vì sợi nấm Ngọc Châm cần trải qua giai đoạnh chín sinh lý, để sợi nấm tích lũy dinh dưỡng, sợi nấm trở nên khỏa hơn, trắng hơn, mật độ sợi dày hơn. Khi đó ta tiến hành đưa bịch nấm vào nhà nuôi chăm sóc ra quả thể, sốc nhiệt để kích thích sự hình thành mầm quả thể.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 30

Sau khi đưa bịch nấm vào nhà nuôi khoảng 7 ngày, ta tiến hành tháo bỏ cổ

nút, vén miệng túi nilon xuống cạo bề mặt bịch để tạo một mặt phẳng đều, đồng thời thao tác này cũng kích thích cho sợi nấm tâp trung hình thành mầm quả thể. Sau đó ta chuyển bịch sang phòng nuôi ra quả thể sốc nhiệt để kích thích sự hình thành mầm quả thể.

Yêu cầu phòng nuôi chăm sóc ra quả thể là nhiệt độ 10 - 18°C, độẩm không khí duy trì 90 – 95 %, phòng thong thoáng (nồng độ khí CO2 dưới 2%), sạch sẽ, ánh sáng yếu.

Sau khoảng 15 ngày đưa vào phòng lạnh ta thấy xuất hiện mầm quả thể nhỏ

li ti, đây là giai đoạn nấm cần được tưới định kỳ dạng phun sương 2-3 ngày/ lần tùy theo ẩm độ trong phòng nuôi.

Kể từ thời điểm ra mầm quả thể sau 15-20 ngày ta có thể thu hái nấm với độ

tuổi thích hợp nhất, chất lượng nấm tốt nhất.Thông thường giữa hai chu kỳ ra quả

thể cách nhanh 20 ngày.

Sau mỗi đợt nuôi trồng cần vệ sinh, thanh trùng sạch nhà nuôi, để nhà nuôi trống một thời gian rồi mới nuôi đợt tiếp theo.

* Thu hái, bảo quản

Quả thểđược thu hái khi mũ còn ở dạng nửa bán cầu, khi mũ nấm đạt đường kính 1,5-4 cm thì tiến hành thu hoạch. Khi thu hái phải hái nấm phải từng cụm và số

lượng nấm lớn đồng loạt chiếm đa số. Thu hái đợt 2: sau khi thu hái đợt 1 cần làm vệ sinh túi nguyên liệu, lấy hết những mảnh nấm vụn còn lại và những cây nấm chết trên bề mặt cơ chất. Để sau 3-5 ngày mới bắt đầu tưới lại để chuẩn bị thu hái lần 2. Thông thường giữa 2 đợt nấm cách nhau 15-17 ngày.

Một phần của tài liệu nghiên cứu kỹ thuật nhân giống và nuôi trồng nấm ngọc châm (hypsizygus marmoreus) dạng dịch thể (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)