Tình hình sản xuất nấm ăn trên thế giới và Việt Nam

Một phần của tài liệu nghiên cứu kỹ thuật nhân giống và nuôi trồng nấm ngọc châm (hypsizygus marmoreus) dạng dịch thể (Trang 25)

1.2.1. Tình hình sn xut nm ăn trên thế gii

Sản xuất nấm ăn đang ngày càng được chú trọng, phát triển nhanh về

qui mô, phương thức, nguyên liệu sản xuất. Chủng loại nấm ngày càng đa dạng, phong phú đáp ứng nhu cầu của người tiêu thụ.

Năm 1997, sản lượng nấm trên thế giới ước tính đạt 6,1 triệu tấn, đến năm 2002 ước đạt 12,2 triệu tấn, sản lượng và chủng loại nấm ở các quốc gia trên thế giới ngày càng gia tăng (Chang, 2006).

Có hơn 10 loại nấm ăn mới, bao gồm: Nấm Sò vua, nâm Mỡ blazei, nấm Trân châu, nấm Chân dài, nấm Hải sản... Lượng tiêu thụ trong những năm gần đây tăng lên nhanh chóng, một số nước đã triển khai, thành lập các nhà máy sản xuất nấm (Wang et al., 2005).

Năm 2002, sản lượng của các loại nấm đặc biệt (nấm Sò vua, nấm Chân dài, nấm Ngọc Châm, nấm Kim châm...) của vùng Đông và Đông nam á ước tính chiếm 99% tổng sản lượng các loài nấm đặc biệt trên thế giới. Tổng sản lượng của các loại nấm mới ở vùng Đông nam á nhiều khoảng gấp 3 lần tổng sản lượng nấm Mỡ của thế giới. Nhiều loại nấm đặc biệt như nấm Ngọc châm, nấm Sò vua, nấm Đầu khỉ, nấm Vân chi... đang được nuôi trồng nhiều trong những năm gần đây ở vùng Đông Á (Yamanaka, 2004).

Nấm ăn được cho là loài thực phẩm đặc biệt vì bản thân nó không phải là thực vật hay động vật, chúng được đánh giá cao và lượng tiêu thụ lớn bởi hương vị, hình thái, khả năng thích nghi và đăc biệt là khả năng phòng chữa bệnh (Sanchez, 2004).

Ở Trung Quốc 95% nấm sản xuất ra được tiêu thụ tại chỗ, mức tiêu thụ

bình quân đầu người hơn 10kg/người/ năm. Mức tiêu thụ này cao hơn ở Mỹ và nhiều nước châu Âu (3kg/người/năm). Tại Ấn độ mức lượng tiêu thụ này cực kì thấp, sản xuất nấm được 1 vạn tấn trong đó, xuất khẩu từ 60-70%, tiêu thụ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 15

Bảng 1.4: Tình hình sản xuất nấm ở Trung Quốc và trên thế giới

(Đơn vị: triệu tấn)

Năm Thế giới (triệu tấn)

Trung Quốc (triệu tấn)

Trung Quốc/ thế giới (%) 1990 3,763 1,000 26,6 1994 4,909 2,640 53,8 1997 6,158 3,415 55,5 2000 - 6,630 - 2002 12,250 8,650 70,6 2006 - 14,000 - 2008 26,000 18,200 70,0 (Nguồn: FAOSTAT 5/1/2010) Tổng sản lượng nấm ăn của Trung Quốc hiện nay chiếm khoảng 60% tổng sản lượng nấm ăn trên thế giới, mỗi năm Trung Quốc xuất khẩu hàng triệu tấn nấm sang các nước phát triển thu về nguồn ngoại tệ hàng tỷ đô la (Nguyễn Lân Dũng, 2001).

Theo thống kê của tổ chức Nông lương thế giới, đến năm 2008, Trung Quốc là nước sản xuất nấm lớn nhất thế giới, năm 2008, sản xuất nấm chiếm 70% sản xuất cả thế giới.

Bảng 1.5: Tình hình sản xuất nấm ở các nước Liên minh châu Âu năm 2007

(Đơn vị: Triệu tấn)

Nước Sản xuất Xuất khẩu Nhập khẩu Tiêu thụ

Anh 72,000 384 99,552 171,168 Bỉ 43,000 36,918 33,876 39,958 Hà lan 240,000 83,592 34,161 190,569 Đức 55,000 4,553 54,168 104,615 Ý 85,900 3,315 9,835 92,600 Pháp 125,000 3,013 37,158 159,145 Tây Ban Nha 140,000 848 1,688 140,840 Ba lan 160,000 147,817 1,213 13,396

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 16

1.2.2. Tình hình sn xut nm ăn Vit Nam

Nguyễn Thị Bích Thùy (2014), kết quả dự án chỉ ra nấm Ngọc châm và nấm Chân dài 2 sản phẩm nấm ăn cao cấp có giá trị dinh dưỡng cao, sản xuất trong điều kiện hoàn toàn sạch, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích sinh trưởng, chất bảo quản rất phù hợp với nhu cầu thị trường, vì vậy khả năng tiêu thụ

nấm Ngọc châm, nấm Chân dài dễ dàng mở rộng quy mô sản xuất và thị trường trong tương lai. Dự án đặt ra sản lượng nấm bình quân mỗi điểm nuôi trồng khoảng 10 tấn/ năm, ước tổng sản lượng ở các cơ sở là 60 tấn/ năm, với đơn giá bình quân 100.000đ/kg nấm tươi, đáp ứng nhu cầu thị trường”.

Trịnh Tam Kiệt (2011) khu hệ nấm của Việt Nam đã xác định có khoảng 1800 loài nấm lớn, trong đó có gần 200 loại nấm ăn và nấm dược liệu. Các loài nấm

ăn được và nấm dược liệu quý như: nấm Hương, nấm Linh chi, nấm Đầu khỉ, nấm Mộc nhĩ... phân bố hầu hết ở các khu vực nước ta.

Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và PTNT (Hội nghị phát triển nấm các tỉnh phía Bắc, Đồ Sơn- Hải Phòng ngày 22/9/2011) đã đưa ra mục tiêu và định hướng cho sản xuất nấm ở Việt Nam:

- Đến năm 2015: Sản xuất và tiêu thụ đạt khoảng 400.000 tấn nấm các loại, trong đó nôi tiêu: 300.000 tấn (75%), xuất khẩu: 1000.000 tấn (25%);

- Đến năm 2020: sản xuất nấm và tiêu thụ khoảng 1.000.000 tấn (trong đó xuất khẩu 50%, tiêu thụ nội địa 50%); giải quyết được 1 triệu việc làm từ nghề nuôi trồng nấm.

- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học về nấm: Chọn tạo, nhập nội nhiều chủng, giống nấm mới theo hướng đa dạng hóa các chủng loại, giống nấm phù hợp với điều kiện nước ta, đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước. Nghiên cứu sử dụng đa dạng hóa các nguồn nguyên liệu làm nguyên liệu nuôi trồng nâm như

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 17

Một phần của tài liệu nghiên cứu kỹ thuật nhân giống và nuôi trồng nấm ngọc châm (hypsizygus marmoreus) dạng dịch thể (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)