Ảnh hưởng của tỷ lệ giống cấy đến sinh trưởng phát triển của giống nấm Ngọc châm cấp trung gian (cấp 2)

Một phần của tài liệu nghiên cứu kỹ thuật nhân giống và nuôi trồng nấm ngọc châm (hypsizygus marmoreus) dạng dịch thể (Trang 52)

Ngọc châm cấp trung gian (cấp 2)

Tỷ lệ giống gốc cấy vào môi trường dịch thể luôn là một trong những yếu tố

quan trọng ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của giống, ảnh hưởng tới mật độ và kích thước của khuẩn lạc cầu.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 42

Trong nghiên cứu giống trung gian của nấm Ngọc châm tỷ lệ giống cấy được chúng tôi tính theo tỷ lệ với môi trường nuôi cấy, giống nấm cấp 1 đã nghiên cứu trong giai đoạn trước, tiếp tục được thử nghiệm để nuôi cấy giống trung gian. Các mức độ giống cấy cho môi trường bao gồm: 5%; 7%, 10%, 12%,15% giống cấp 1 so với môi trường nuôi cấy. Kết quả thể hiện ở bảng 3.6:

Bảng 3.6. Ảnh hưởng của tỷ lệ giống cấy đến sinh trưởng, phát triển của nấm Ngọc Châm cấp 2

Công thức Tỷ lệ giống cấy (%) Kích thước khuẩn lạc cầu (mm) Mật độ khuẩn lạc cầu (KLC/10ml)

Sinh khối sợi

(mg/100ml) 1 5 1,41 + 114,95 2 7 1,19 ++ 144,37 3 10 0,97 ++++ 153,92 4 12 0,58 +++++ 164,21 5 15 0,43 +++++ 161,31 CV% 4,2 1,7 LSD0.05 0,6 4,7

Kết quả ở bảng 3.6 cho thấy sinh khối sợi nấm Ngọc châm tăng theo tỷ lệ

giống cấy ở một ngưỡng nhất định. Cụ thể:

Khi cấy với tỷ lệ giống thấp (5% giống so với môi trường) cho mật độ KLC thấp, sinh khối sợi rất thấp, kết thúc quá trình nuôi chỉđạt 114,95mg/100ml.

Khi cấy với tỷ lệ giống là 10% giống ó với môi trường, mật độ khuẩn lạc cầu tăng lên rõ, sinh khối sợi đạt được 153,92mg/100ml.

Khi cấy mật độ 12% giống cho SK sợi cao nhất (164,21 mg/100ml), mật độ

khuẩn lạc cầy dày và đồng đều, dịch không bị kết vón.

Tuy nhiên, khi tăng lượng giống cấy đến 15% thì dịch nuôi cấy dạng huyền phù, khí lưu thông khó khăn, các KLC có kích thước nhỏ, thường kết vón với nhau, sinh khối sợi không tăng mà có xu hướng giảm chỉđạt 161,31mg/1000ml.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 43

khối sợi nấm (Hwang et al., 2004), khi cấy mật độ quá lớn dẫn đến sự gia tăng lớn về độ nhớt của môi trường trong quá trình lên men, gây ra khó khăn cho việc hấp thụ dinh dưỡng và trao đổi oxy. Đối với các trạng thái hình dạng sợi nấm tồn tại trong môi trường nuôi cấy, trong đó nấm phát triển như dạng viên có xu hướng ít nhớt hơn so với dạng phát triển dạng sợi phân tán (Gibbs et al., 2000). Các nghiên cứu trước đều phù hợp với kết quả trong nghiên cứu này, khi cấy lượng giống quá lớn tới 15% giống so với môi trường, dịch thường có dạng huyền phù cao, khó khăn cho sự lưu thông của dịch. Đồ th 3.6: nh hưởng ca t l ging cy đến sinh khi si nm cp 2 Hệ sợi nấm Ngọc châm 6 ngày tuổi dạng dịch thể Sợi nấm Ngọc Châm 25 ngày tuổi dạng rắn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 44

Một phần của tài liệu nghiên cứu kỹ thuật nhân giống và nuôi trồng nấm ngọc châm (hypsizygus marmoreus) dạng dịch thể (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)