môi trường dịch thể
Shin et al., (2007), đa số các giống nấm sinh trưởng tốt nhất trong điều kiện pH= 5- 7, giá trị pH tối ưu cho F.Velutipes là 6,5. Nghiên cứu của Hameidi và cộng sự (2007) ghi nhận giá trị pH ban đầu tối ưu cho sinh trưởng của nấm mỡ A. Blazei là 7,0.
Bảng 3.2: Ảnh hưởng của pH tới mật độ khuẩn lạc cầu, sinh khối của sợi nấm trong dịch lỏng
Công thức Giá trị pH Mật độ khuẩn lạc cầu
(KLC/10ml)
Sinh khối sợi
(mg/100ml) 1 4,0 + 50,92 2 5,0 ++ 86,14 3 5,5 ++++ 116,32 4 6,0 ++++ 159,84 5 6,5 +++++ 170,64 6 7,0 ++++ 134,80 CV% 1,9 LSD0.05 4,1
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 34
pH mơi trường có ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng, phát triển của sợi
nấm Ngọc châm do pH ảnh hưởng đến hoạt tính các enzym, đến khả năng hòa tan của các hợp chất. Trong thí nghiệm này, chọn mơi trường 3 bao gồm: 10g pepton + 0,5g MgSO4.7H2O + 1g KH2PO4 + 15g glucose + 100g nấm tươi để khảo sát ảnh hưởng của các giá trị pH đến sự phát triển của sợi nấm Ngọc châm.
Kết quả nghiên cứu được trình bày ở bảng 3.2:
Sợi nấm Ngọc Châm mọc rất yếu khi pH môi trường ở ngưỡng 4, mật độ
thưa, sinh khối thấp chỉ đạt 50,92mg/100ml. Trong khoảng pH từ 5- 6,5 sinh khối sợi tăng khi pH tăng và đạt sinh khối lớn nhất khi pH bằng 6,5 (170,64mg/100ml). Khi khử trùng môi trường ngưỡng pH=7 thì sinh khối bắt đầu giảm, đạt sinh kgoois 134,80mg/100l, mật độ KLC thưa.
Như vậy pH tối ưu cho hệ sợi nấm Ngọc Châm phát triển là 6,5; ngưỡng pH thích hợp từ 5-7. Trên cơ sở kết quả này, pH=6,5 được sử dụng để tiến hành cho các thí nghiệm sau.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nơng nghiệp Page 35
Hình 3.2. Hệ sợi nấm Ngọc châm trong môi trường dịch tại các giá trị pH khác nhau