Khảo sát thành phần cơ chất nuôi trồng đến sinh trưởng phát triển của nấm Ngọc châm

Một phần của tài liệu nghiên cứu kỹ thuật nhân giống và nuôi trồng nấm ngọc châm (hypsizygus marmoreus) dạng dịch thể (Trang 55)

nấm Ngọc châm

3.7.1. nh hưởng ca thành phn cơ cht nuôi trng đến sinh trưởng phát trin

ca h si nm Ngc châm

Nguyên liệu là môi trường sống, ảnh hưởng xuyên suốt cả vòng đời của nấm nói chung. Tiến hành cấy giống nấm Ngọc châm trên các công thức phối trộn khác nhau, nuôi sợi trong cùng một điều kiện tối ưu nhất cho mỗi giống để theo dõi sự

sinh trưởng của hệ sợi trên các nguyên liệu nuôi trồng.

Bảng 3.7. Ảnh hưởng của thành phần cơ chất nuôi trồng đến sinh trưởng phát triển của hệ sợi nấm Ngọc châm Công thức Tốc độ sinh trưởng sợi nấm

(mm/ngày) Tỷ lệ bịch nhiễm (%) 1 (ĐC) 3,54 10,67 2 4,33 8,00 3 4,48 7,33 4 5,24 6,00 5 5,53 6,67 6 5,61 6,66 CV% 2,7 LSD0.05 0,2 Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.7 cho thấy:

Công thức 1 (đối chứng): sử dụng giống nấm Ngọc châm cấp trung gian trên cơ

chất hạt, tốc độ sinh trưởng sợi nấm trên bịch nguyên liệu chấm nhất (3,54mm/ngày) và tỷ lệ bịch bị nhiễm cao nhất (10,67%).

Các công thức sử dụng giống dạng dịch thể: công thức 2 (45 % mùn cưa + 40 % bã mía + 8% bột ngô + 6% cám gạo + 1% CaCO3) thì hệ sợi nấm Ngọc châm đều sinh trưởng chậm nhất, độ dày hệ sợi kém so với các công thức khác.

Tốc độ tăng trưởng của hệ sợi tăng dần từ công thức 3 (bổ sung 2% trấu)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 45

mm/ngày. Tốc độ sinh trưởng của hệ sợi nấm Ngọc Châm nhanh nhất ở công thức bổ sung 8% trấu nhưng độ dày hệ sợi đạt điểm tối đa khi sinh trưởng trên công thức 4 (bổ sung 4% trấu).

Công thức 5 và công thức 6, bổ sung tăng lên 6-8% trấu, tốc độ sinh trưởng của hệ sợi tăng nhanh, nhưng độ dày hệ sợi giảm, độ dày sợi trên công thức 6 tương tương với công thức 5. Vì vậy, chúng tôi chọn công thức 4 để tiến hành cho thí nghiệm sau.

Đồ th 3.7: nh hưởng ca thành phn cơ cht nuôi trng

đến tc độ sinh trưởng si nm Ngc châm

3.7.2. nh hưởng ca thành phn cơ cht nuôi trng đến thi gian hình thành

qu th nm Ngc Châm

Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.8 cho thấy: giữa các công thức nuôi trồng khác nhau có sự khác biệt nhiều về thời gian ra mầm quả thể và thời gian quả thể nấm Ngọc châm trưởng thành. Giữa việc sử dụng giống dịch thể và giống truyền thống có sự khác biệt nhiều về thời gian ra mầm quả thể và thời gian quả thể nấm Ngọc châm trưởng thành.

Công thức 1 (công thức đối chứng sử dụng giống cấy dạng rắn) mầm quả thể

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 46

dịch thể. Các công thức 2, 3, 4, 5, 6 là các công thức sử dụng giống dịch thể. Trong

đó, các công thức 4, 5, 6 mầm quả thể xuất hiện sớm hơn từ 13-14 ngày khi bổ

sung thêm trấu vào nguyên liệu nuôi trồng từ 4-8%. Công thức 4 bổ sung 4% trấu là công thức hình thành mầm quả thể sớm nhất và thời gian xuất hiện mầm quả thể

trưởng thành nhanh nhất.

Bảng 3.8. Ảnh hưởng của thành phần cơ chất nuôi trồng đến thời gian hình thành quả thể nấm Ngọc Châm Công thức

Thời gian hình thành mầm quả thể

(ngày)

Thời gian xuất hiện quả trưởng thành (ngày) 1 (ĐC) 81 96 2 75 89 3 74 87 4 66 80 5 68 82 6 67 80

3.7.3. nh hưởng ca thành phn cơ cht nuôi trng đến kích thước qu th

năng sut nm Ngc Châm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các kết quả thu được trong quá trình theo dõi sự sinh trưởng, phát triển của nấm Ngọc Châm trong các công thức nuôi trồng khác nhau, với 2 nguồn giống dịch thể và giống truyền thống cho thấy: Việc bổ sung thêm trấu trong quá trình nuôi trồng nấm Ngọc Châm có ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng phát triển và năng suất của nấm.

Cụ thể, ở công đối chứng (công thức 1) không có trấu trong thành phần nuôi trồng, đường kính mũ nấm nhỏ (16,47mm) và hiệu quả sinh học thấp nhất (33,33%). Khi bổ sung thếm trấu ở 4 công thức còn lại, với mức bổ sung 2%, 4%, 6%, 8% trấu tạo môi trường xốp hơn đều cho kích thước quả thể to, tuy nhiên năng suất nấm cao nhất (hiệu quả sinh học đạt 46,83%) ở công thức 4 (bổ sung 4% trấu).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 47

Bảng 3.9. Ảnh hưởng của thành phần cơ chất đến kích thước quả thể và năng suất nấm Ngọc Châm tươi

Công thức

Đường kính mũ nấm

(mm)

Chiều dài cuống nấm

(mm)

Hiệu suất sinh học

(kg nấm tươi/100kg nguyên liệu khô) 1 (ĐC) 16,47 87,12 33,33 2 16,42 83,37 40,33 3 17,32 84,83 42,33 4 18,31 86,85 46,83 5 18,04 87,21 42,17 6 17,26 87,31 33,33 CV% 4,5 2,1 LSD0.05 0,96 2,3

Như vậy: Kết quả thí nghiệm đều chỉ ra rằng khi nuôi trồng nấm Ngọc châm dài bằng nguồn giống dịch thể đã rút ngắn được thời gian thu hái nấm xuống từ 8 - 15 ngày so với việc sử dụng giống nấm thể rắn. Việc sử dụng giống nấm dịch thểđể

nuôi trồng đã rút ngắn chu kỳ nuôi trồng cũng được tác giả Kawai và cộng sự minh chứng trên giống nấm Hương. Đây là giống nấm có thời gian nuôi trồng rất chậm, khi sử dụng giống dịch thể đã rút ngắn được thời gian ươm bịch và thời gian hình thành quả thể từ 120 ngày xuống còn 90 ngày (Kawai, 1995).

Sử dụng công thức 4 với thành phần cơ chất nuôi trồng bao gồm: 45 % mùn cưa + 40 % bã mía + 4% trấu + 4% bột ngô + 6% cám gạo + 1% CaCO3để tiến hành cho những thí nghiệm nuôi trồng tiếp theo.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 48

Hình 3.7: nh hưởng ca thành phn cơ cht đến sinh trưởng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 49

Một phần của tài liệu nghiên cứu kỹ thuật nhân giống và nuôi trồng nấm ngọc châm (hypsizygus marmoreus) dạng dịch thể (Trang 55)