Ảnh hưởng của nguồn giống đến sinh trưởng của nấm Ngọc châm trên nguyên liệu nuôi trồng

Một phần của tài liệu nghiên cứu kỹ thuật nhân giống và nuôi trồng nấm ngọc châm (hypsizygus marmoreus) dạng dịch thể (Trang 60 - 61)

nguyên liệu nuôi trồng

Khác với những nghiên cứu khác mục đích chính là thu sinh khối sợi, nên chỉ

dừng lại ở việc theo dõi sinh khối sợi. Trong nghiên cứu này, mục đích cuối cùng là thu quả thể nấm, do đó sinh khối sợi chưa hồn tồn đánh giá được giống tốt hay xấu, bước tiếp theo trong nghiên cứu là dùng giống thể rắn làm đối chứng, giống nấm Ngọc châm dạng dịch thể nuôi trong thời gian từ 144 - 168h để nuôi trồng thử nghiệm.

Bảng 3.10. Ảnh hưởng của nguồn giống đến sự sinh trưởng của nấm Ngọc châm trên nguyên liệu nuôi trồng

Nguồn giống

Tỷ lệ nhiễm

bệnh

(%)

Thời gian sợi sinh trưởng kín giá thể (ngày) Thời gian xuất hiện quả thể (ngày)

Hiệu suất sinh học (kg nấm

tươi/100kg nguyên liệu khô)

Giống thể rắn 11,3 40 82 42,33

Giống dịch thể

nuôi trong 168h 6,7 26 66 51,33

Kết quả ở bảng 3.10 và quan sát thực tế cho thấy: sử dụng giống dịch thể đã giảm bớt thời gian sợi lan kín nguyên liệu và thời gian ra quả thể, năng suất cao hơn so với giống thể rắn. Khi chúng tôi sử dụng nguồn giống thể rắn (giống theo công nghệ truyền thống) để ni trồng nấm Ngọc châm thì thời gian hệ sợi sinh trưởng

kín bịch nguyên liệu là 40 ngày, thời gian xuất hiện quả thể là 82 ngày, hiệu suất sinh học đạt 42,33. Trong khi sử dụng nguồn giống dịch thể (giống theo công nghệ mới) để nuôi trồng nấm Ngọc châm thì thời gian hệ sợi sinh trưởng kín bịch ngun liệu giảm xuống cịn 26 ngày, thời gian xuất hiện quả thể là 66 - 67 ngày, hiệu quả sinh học đạt 51,33.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 50

Một phần của tài liệu nghiên cứu kỹ thuật nhân giống và nuôi trồng nấm ngọc châm (hypsizygus marmoreus) dạng dịch thể (Trang 60 - 61)