Nguyễn Thị Bích Thùy (2014), kết quả dự án chỉ ra nấm Ngọc châm và nấm Chân dài 2 sản phẩm nấm ăn cao cấp có giá trị dinh dưỡng cao, sản xuất trong điều kiện hoàn toàn sạch, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích sinh trưởng, chất bảo quản rất phù hợp với nhu cầu thị trường, vì vậy khả năng tiêu thụ nấm Ngọc châm, nấm Chân dài dễ dàng mở rộng quy mô sản xuất và thị trường trong tương lai. Dự án đặt ra sản lượng nấm bình quân mỗi điểm nuôi trồng khoảng 10 tấn/ năm, ước tổng sản lượng ở các cơ sở là 60 tấn/ năm, với đơn giá bình quân 100.000đ/kg nấm tươi, đáp ứng nhu cầu thị trường”.
Trịnh Tam Kiệt (2011) khu hệ nấm của Việt Nam đã xác định có khoảng
1800 lồi nấm lớn, trong đó có gần 200 loại nấm ăn và nấm dược liệu. Các loài nấm
ăn được và nấm dược liệu quý như: nấm Hương, nấm Linh chi, nấm Đầu khỉ, nấm
Mộc nhĩ... phân bố hầu hết ở các khu vực nước ta.
Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và PTNT (Hội nghị phát triển nấm các tỉnh phía Bắc, Đồ Sơn- Hải Phịng ngày 22/9/2011) đã đưa ra mục tiêu và định hướng
cho sản xuất nấm ở Việt Nam:
- Đến năm 2015: Sản xuất và tiêu thụ đạt khoảng 400.000 tấn nấm các loại, trong đó nơi tiêu: 300.000 tấn (75%), xuất khẩu: 1000.000 tấn (25%);
- Đến năm 2020: sản xuất nấm và tiêu thụ khoảng 1.000.000 tấn (trong đó
xuất khẩu 50%, tiêu thụ nội địa 50%); giải quyết được 1 triệu việc làm từ nghề nuôi trồng nấm.
- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học về nấm: Chọn tạo, nhập nội nhiều chủng, giống nấm mới theo hướng đa dạng hóa các chủng loại, giống nấm phù hợp với điều kiện nước ta, đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước. Nghiên cứu sử dụng đa dạng hóa các nguồn nguyên liệu làm nguyên liệu nuôi trồng nâm như rơm rạ, mùn cưa, lõi ngô, bông phế loại, trấu, vỏ lạc,...
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 17