Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển pháp luật về quản lý tài sản phá sản ở

Một phần của tài liệu Tap chi Nghe luat so 10 2021 (Trang 39)

Việt Nam

Pháp luật về quản lý tài sản phá sản ở Việt Nam hình thành và phát triển gắn liền với sự hình thành và phát triển của pháp Luật phá sản. Qua các văn bản pháp luật về phá sản từ trước tới nay, cĩ thể nĩi, các quy định pháp luật về quản lý tài sản phá sản ngày càng được hồn thiện, đặc biệt liên quan đến mơ hình chủ thể quản lý tài sản phá sản, được coi là một nội dung quan trọng trong pháp luật về quản lý tài sản phá sản.

Trước đây, theo Luật phá sản năm 2004, việc quản lý tài sản phá sản được thực hiện bởi Tổ Quản lý và thành lý tài sản phá sản (Khoản 2 Điều 9). Ngồi ra, theo Luật phá sản năm 2004, chức năng quản lý tài sản thuộc về một tập thể với thành viên đến từ các cơ quan khác nhau. Cách thiết kế đĩ đã làm phát sinh nhiều hệ quả phức tạp, như sự khơng thống nhất giữa thành viên trong việc đánh giá, kết luận về tài sản phá sản cũng như các biện pháp liên quan đến tài sản của doanh nghiệp. Điều này cĩ thể khơng những làm kéo dài việc giải quyết mà cịn gây khơng ít trở ngại cho sự quản lý tài sản phá sản của Tổ quản lý. Bên cạnh đĩ, với thực trạng của pháp luật trước thời điểm Luật phá sản năm 2014 được ra đời, cũng cĩ sự mâu thuẫn giữa các văn bản hướng dẫn về việc thành lập Tổ quản lý, thanh

lý tài sản. Chính vì những bất cập của thực trạng pháp luật cũng như những khĩ khăn cho quá trình vận hành các quy định này vào trong thực tiễn, Luật phá sản năm 2014 đã được ra đời với một chế định hồn tồn mới liên quan đến việc xây dựng cơ chế chuyên nghiệp và độc lập cho hoạt động quản lý tài sản phá sản. Đĩ chính là sự ra đời của đội ngũ Quản tài viên và các doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản phá sản. Theo đĩ, Quản tài viên là cá nhân hành nghề quản lý, thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh tốn trong quá trình giải quyết phá sản, cịn doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản là doanh nghiệp hành nghề quản lý, thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh tốn trong quá trình giải quyết phá sản. Luật phá sản năm 2014 đã trao hoạt động quản lý tài sản phá sản cho chủ thể hoạt động chuyên nghiệp với hai loại hình hành nghề là Quản tài viên và doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh tốn trong quá trình giải quyết phá sản. Theo đĩ, điều kiện hành nghề và cơ chế hoạt động của mỗi loại hình được pháp luật quy định khác nhau. Ngồi ra, Luật phá sản năm 2014 cũng trao cho một số chủ thể khác cũng cĩ quyền tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào hoạt động quản lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã khi lâm vào tình trạng mất khả năng thanh tốn.

NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ TÀI SẢN PHÁ SẢN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Một phần của tài liệu Tap chi Nghe luat so 10 2021 (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)