Kỹ năng giao tiếp, trao đổi với người chưa thành niên là người bị buộc tội trong vụ

Một phần của tài liệu Tap chi Nghe luat so 10 2021 (Trang 55 - 59)

chưa thành niên là người bị buộc tội trong vụ án hình sự

Luật sư tiếp xúc, trao đổi với người chưa thành niên là người bị buộc tội với mục đích giúp họ hiểu được chính sách pháp luật của nhà nước, chuẩn bị về mặt tâm lý cho họ và thu thập các thơng tin cần thiết cho việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên. Trong quá trình tham gia giải quyết vụ án người chưa thành niên, luật sư khơng nên hứa hẹn trước về kết quả bào chữa nhưng phải tạo niềm tin cho họ vào sự cơng bằng của pháp luật và trách nhiệm của người bào chữa.

Trong quá trình trình bày nội dung vụ việc với luật sư, người bị buộc tội là người chưa thành niên cĩ thể trình bày rất lan man, dài dịng hoặc sử dụng các tiếng địa phương của mình. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, luật sư cần bình tĩnh đưa ra các câu hỏi phù hợp nhằm khai thác thơng tin cũng như giải tỏa những băn khoăn do việc sử dụng ngơn từ. Luật sư cũng cần cĩ sự can thiệp kịp thời để “câu chuyện” đi đúng hướng.

Sự can thiệp này phải đúng lúc để người chưa thành niên khơng bị hụt hẫng vì họ là người luơn cĩ xu hướng được bày tỏ và mong được chia sẻ. Luật sư cần “tỉnh táo” để khơng bị lơi cuốn vào việc trình bày khơng cĩ phương hướng, lượng thơng tin thu thập được ít.

Thơng thường, cuộc gặp giữa luật sư và người chưa thành niên phạm tội thường cĩ sự tham gia của người thân, đại diện hợp pháp của người chưa thành niên. Do đĩ, luật sư cần trao đổi thơng tin với người chưa thành niên và gia đình họ, so sánh và đối chiếu thơng tin xem cĩ điểm gì mâu thuẫn trong lời khai của người chưa thành niên và gia đình, người thân của họ. Nếu thấy cĩ sự mâu thuẫn trong các lời khai giữa người chưa thành niên và gia đình, người thân của họ (ví dụ như quan hệ gia đình, điều kiện sinh sống…) thì luật sư cần kịp thời đưa ra các câu hỏi để làm rõ.

Với đặc điểm tâm lý lứa tuổi và tâm lý khi tham gia tố tụng (lo lắng, sợ hãi hoặc bất cần...), người chưa thành niên gặp nhiều cản trở khi giao tiếp, trao đổi với luật sư. Điều này địi hỏi luật sư cần cĩ hiểu biết về tâm lý, giáo dục để cĩ phương thức tiếp xúc, trao đổi phù hợp. Khi trao đổi, tiếp xúc với người bị buộc tội là người chưa thành niên, luật sư cần lưu ý những vấn đề sau:

- Nắm vững đặc điểm nhân thân của người bị buộc tội, đặc biệt là thơng tin về hồn cảnh gia đình, trình độ văn hĩa, nhận xét về tính cách, lối sống... để cĩ cách giao tiếp phù hợp;

- Khi trao đổi cần sử dụng ngơn ngữ dễ hiểu, nghiêm khắc vừa phải;

- Cần cĩ sự giải thích rõ ràng về quyền và lợi ích của người chưa thành niên trong vụ án;

- Cĩ thái độ nhẹ nhàng, mềm mỏng khi đặt câu hỏi đối với người chưa thành niên. Các câu hỏi được sử dụng cần đơn giản, ngắn gọn, dễ hiểu, tuyệt đối khơng đặt câu hỏi kiểu chất vấn. Đồng thời, tránh đặt câu hỏi ghép, câu hỏi đa nghĩa vì điều này khiến người chưa thành niên cĩ thể khơng nhớ hết nội dung các câu hỏi và dễ trả lời sĩt hoặc họ khơng hiểu nội dung câu hỏi. Khi đặt câu hỏi, luật sư nên thể hiện phong thái nhẹ nhàng, cởi mở, chủ động nhắc lại, diễn đạt lại câu hỏi theo hướng cụ thể hơn; động viên, khích lệ để thân chủ trả lời, thậm chí phải chủ động cảm xúc (khơng cáu kỉnh, bực bội khi thân chủ thể hiện thái độ bất cần, khơng hợp tác). Sự giải thích, động viên, khích lệ là rất cần thiết để người chưa thành niên “mở lịng”, trung thực với luật sư về động cơ, mục đích phạm tội

thật sự là gì, thân chủ cĩ che giấu, gánh đỡ người khác hay khơng. Bởi lẽ trên thực tế, nhiều trường hợp người chưa thành niên che giấu, gánh tội hộ người khác do bị đe dọa hoặc ngược lại, do được “phỉnh nịnh”, “suy tơn” thành đại ca, người hùng…

- Khi tiếp xúc với người bị buộc tội là người chưa thành niên, để cuộc tiếp xúc diễn ra tốt đẹp, đạt hiệu quả cao thì việc nắm bắt đặc điểm tâm lý đối tượng khách hang là hết sức quan trọng.

Ví dụ: Nguyễn Văn A (17 tuổi) bị cơ quan điều tra (CQĐT) thành phố C khởi tố bị can về tội “Hiếp dâm người dưới 16 tuổi” theo điểm b Khoản 1 Điều 142 BLHS, với khung hình phạt từ 07 năm đến 15 năm.

Hồn cảnh phạm tội: Nguyễn Văn A đem lịng yêu cơ bé NNT 12 tuổi 11 tháng qua mạng xã hội. Sau đĩ, hai đưa hẹn hị và rủ nhau đi nhà nghỉ quan hệ tình dục với nhau nhiều lần. Gia đình cơ bé đã theo dõi và phát hiện ra sự việc, đồng thời báo với CQĐT. Tại CQĐT do lứa tuổi chưa thành niên vẫn cịn non nớt, tâm lý chung là quá hoảng sợ và lo lắng, nên cậu bé rất thật thà khi khai báo, A khai đã quan hệ tình dục với NNT khoảng 4 lần vào những thời điểm nào và tại đâu rất chi tiết, cơ bé NNT xác nhận lời khai trên là đúng. Với lời khai bất lợi này, cậu bé phải đối diện với khung hình phạt từ 7 năm đến 15 năm tù. Tại CQĐT cơ bé năn nỉ gia đình cho hai đứa lấy nhau làm vợ chồng, nạn nhân và bị can ơm nhau khĩc nức nở, khơng nhận thức và khơng biết được hành vi của mình đã phạm tội rất nghiêm trọng.

Do người chưa thành niên chưa phát triển tồn diện, cĩ khá nhiều trạng thái tâm lý khác nhau nên luật sư cần nắm bắt được các đặc điểm đĩ để khi tiến hành hoạt động bào chữa cho họ cần cĩ cách tiếp cận và cĩ phương án bào chữa hiệu quả nhất. Luật sư nên trao đổi, nĩi chuyện nhẹ nhàng với người bị buộc tội là người chưa thành niên, khai thác các nội dung cĩ lợi cho họ, giải thích về mặt pháp luật cho họ hiểu để họ hợp tác với luật sư và cơ quan tiến hành tố tụng…

Trong quá trình tiếp xúc, trao đổi với người bị buộc tội là người chưa thành niên, luật sư cần phân biệt hai diện người trong quá trình tiếp xúc, đĩ là: khách hàng chưa bị khởi tố bị can và khách hàng đã là bị can, bị cáo trong vụ án. Theo đĩ, người chưa thành niên chưa bị khởi tố bị can, tâm lý chung thường rất tị mị muốn tìm hiểu thơng tin sự việc xảy ra xem CQĐT đã biết đến đâu, hiện nay tiến trình điều tra đang ở mức độ nào,

liệu cĩ bị khởi tố bị can khơng và làm thế nào để khai báo cĩ lợi nhất.... Do đĩ, khi tiếp xúc với luật sư thì họ cũng rất thận trọng và rụt rè, bản thân họ đang lúng túng, nghi ngại khơng biết cĩ tin tưởng luật sư được khơng, liệu khai báo hết sự thật thì tốt hay khơng tốt, vì thế họ trao đổi với luật sư cầm chừng, vừa trao đổi vừa theo dõi và nghe ngĩng. Chính vì vậy, trong buổi tiếp xúc, trao đổi người bị buộc tội là người chưa thành niên ở diện người này, luật sư cần tạo cảm giác thân thiện, an tồn cho khách hàng để họ cởi mở, bộc bạch hết mọi điều; đồng thời cho khách hàng biết họ nên yên tâm, tin tưởng tuyệt đối ở luật sư. Đối với khách hàng là người chưa thành niên lần đầu phạm tội, họ rất run sợ, lo lắng, một số khách hàng ở trạng thái phĩ mặc, muốn ra sao thì ra; trái lại với tâm lý đầy áp lực đĩ, một số khách hàng lại khăng khăng cho rằng mình bị oan, thậm chí họ luơn nghĩ rằng hành vi của mình là đúng nên khơng thể đánh giá là tội phạm. Do vậy, luật sư cần tế nhị, bình tĩnh, nắm bắt được tâm lý nhiều chiều, nhiều trạng thái, nhiều cảm xúc đĩ của khách hàng để biết cách chia sẻ, động viên họ tin tưởng vào khả năng của luật sư, tin vào sự đúng đắn của pháp luật. Luật sư cũng cần cĩ phương pháp tiếp xúc, trao đổi phù hợp, đạt hiệu quả và cần phải biết cách tĩm lược lại tồn bộ vấn đề đã xảy ra, phân tích cho họ hiểu đúng, sai và mấu chốt của sự việc cần giải quyết, nút thắt của vấn đề là ở đâu, cần tháo gỡ ở điểm nào. Việc này phải tiến hành theo một lộ trình, cĩ kế hoạch và muốn làm được như vậy luật sư phải nắm bắt được tồn diện về vụ án, thơng tin đầy đủ, khách quan chứ khơng phải chỉ nghe trình bày một phía từ khách hàng.

Nếu người chưa thành niên khơng bị tạm giữ, tạm giam, việc gặp và trao đổi với họ thuận lợi hơn do tính chất của khơng gian tiếp xúc, nội dung trao đổi sẽ cởi mở hơn để luật sư nắm được thơng tin về vụ án cũng như xác định, kiểm chứng các thơng tin về trình độ phát triển về thể chất và tinh thần, mức độ nhận thức về hành vi phạm tội, hồn cảnh gia đình…. Cuộc trao đổi này thường cĩ đại diện của gia đình, sự cĩ mặt của đại diện gia đình giúp cho khơng khí tiếp xúc thân thiện hơn vì dù sao luật sư ở thời điểm ban đầu này vẫn là “người lạ” trong mối quan hệ đối với thân chủ. Tuy nhiên, cũng cĩ trường hợp bằng trực giác, luật sư nhận thấy cĩ dấu hiệu bất thường trong quan hệ giữa người chưa thành niên với cha mẹ, luật sư cĩ thể phải gặp riêng, nĩi chuyện riêng với người chưa thành niên để tìm

hiểu và bảo vệ lợi ích tốt nhất cho họ.

Trường hợp người chưa thành niên đang bị tạm giữ, tạm giam, luật sư cần chuẩn bị các giấy tờ cần thiết và phải gặp người cĩ thẩm quyền tại cơ quan đang thụ lý vụ án làm thủ tục đăng ký bào chữa để cĩ thể gặp thân chủ trong nhà tạm giữ hoặc trại tạm giam. Luật sư cần lập kế hoạch gặp, trao đổi với người chưa thành niên, kiểm tra lại các thơng tin về nhân thân, hồn cảnh gia đình, bạn bè của người chưa thành niên mà luật sư ghi chép, thu âm khi tiếp xúc với gia đình. Lần đầu gặp thân chủ, luật sư cần giới thiệu dễ hiểu về tính chất, phạm vi hoạt động bào chữa để thân chủ biết. Luật sư cần đặt các câu hỏi nhằm xác định diễn biến của sự việc mà người dưới 18 tuổi đang bị qui kết hoặc cáo buộc (đặt câu hỏi để thân chủ tường thuật chi tiết sự việc), xác định rõ động cơ, mục đích (đặt câu hỏi làm rõ mối quan hệ với người bị hại, câu hỏi về điều thơi thúc việc thực hiện hành vi phạm tội, việc lựa chọn nạn nhân, khoảng cách giữa hậu quả trong dự kiến ban đầu và hậu quả thực tế), trạng thái tâm lý của thân chủ trước, trong và sau khi thực hiện hành vi. Luật sư cũng cần cĩ những đánh giá của chính mình về tính cách, trình độ văn hĩa của thân chủ cũng như mức độ trưởng thành qua nhận thức về xã hội, về pháp luật, về tính trái pháp luật của hành vi và hậu quả của hành vi…

Ví dụ: Vụ án L.V.L phạm tội giết người khi

đang là người chưa thành niên:

Do cần tiền tiêu xài, L.V.L đã giết chết vợ chồng chủ tiệm vàng Ngọc Bích (ở LN, BG) cùng con gái nhỏ 18 tháng tuổi, con gái lớn của họ 8 tuổi bị chém đứt tay. Sau khi hạ sát các nạn nhân, L. đã cướp đi số tài sản gần 1 tỷ 300 triệu đồng. Thơng thường, đối với những vụ án này, bị cáo luơn phải đối diện với án tử hình. Đĩ là sự trả giá tương xứng với tính chất, mức độ của tội ác do hành vi phạm tội mà bị cáo gây ra. Tuy nhiên, quy định về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự đã cho L. cơ hội thốt chết. Tính đến thời điểm gây án, L. cịn thiếu 54 ngày nữa mới trịn 18 tuổi. Vì vậy, dù đã phạm hàng loạt tội phạm nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng thì tổng hợp hình phạt mà Luyện phải gánh chịu chỉ là 18 năm tù.

Khi mới bị bắt tạm giam để điều tra, ấn tượng đầu tiên đối với luật sư bào chữa khi vào trại tạm giam gặp và tham gia các cuộc hỏi cung đối với L. đĩ là sự lì lợm, ngang tàng, lạnh tanh khơng biết sợ, khơng thấy sợ và L. luơn nĩi với luật sư là cháu đã bị cả xã hội khinh ghét rồi nên cháu cũng chẳng cần gì. Với bản tính vốn sẵn ngang

bướng như vậy, nên ở trong trại giam L. rất thiếu tự giác, hay la ĩ, hùa vào với những đối tượng khác để thực hiện những hành vi chống đối lại cán bộ. Tâm lý buồn bã, chán nản cộng với một số đối tượng giam chung hù dọa... nên L. phớt lờ mọi quy định. Sau lần bị phạt, L. càng thêm căm tức và nổi loạn hơn. L. tâm sự, nhiều lúc chỉ muốn tìm cách trốn khỏi nơi giam và nung nấu cách thốt ra, trốn ra được sẽ bỏ sang Lào hoặc Campuchia.

Diễn biến tâm lý của L. tương đối phức tạp, khĩ hợp tác và luơn lầm lì, tuy nhiên nhiều khi gặp riêng luật sư, L. cũng cĩ những trải lịng và tỏ ra ân hận. Luật sư thấy được chút lương tâm và le lĩi ánh sáng của sự muốn hồn lương trong thẳm sâu tâm hồn của L. Nắm bắt được trạng thái tâm lý này, luật sư cần biết cách tiếp cận, nĩi chuyện, khơi dậy tình yêu thương và trách nhiệm trong con người của L. để L. cảm thấy ăn năn, hối lỗi về hành vi phạm tội của mình, đồng ý với việc bồi thường thiệt hại cho gia đình bị hại và qua đĩ giúp luật sư hồn thành cơng việc bào chữa một cách hiệu quả nhất.

Tại phiên tịa, luật sư cần cĩ thái độ nhẹ nhàng, mềm mỏng khi đặt câu hỏi đối với người chưa thành niên. Qua việc hỏi tại phiên tịa, luật sư tìm kiếm và đánh giá trình độ phát triển về thể chất và tinh thần, mức độ nhận thức về tính chất và hành vi phạm tội của thân chủ.

Việc hỏi về điều kiện sinh sống, giáo dục phải được đặt ra một cách tế nhị, tự nhiên, tránh việc các câu hỏi được đặt ra đường đột, sỗ sàng, cĩ thể gây e ngại cho người chưa thành niên khiến họ khơng khai báo hoặc khai báo khơng đúng. Khi hỏi, luật sư cần quan tâm đến trạng thái tâm lý, thái độ khai báo của thân chủ. Nếu thân chủ mệt mỏi hoặc tỏ ra lo sợ thì cần cĩ đề nghị với Hội đồng xét xử tạm dừng phiên tịa để thân chủ lấy lại bình tĩnh. Nếu phát hiện thân chủ cĩ vấn đề về tâm lý, sức khỏe thì đề nghị Hội đồng xét xử hỗn phiên tịa. Ở lứa tuổi này, người chưa thành niên tạo ra rất nhiều stress, “bão tố” và “nổi loạn” ở họ, điều này được thể hiện tại phiên tịa xét xử nếu bị kích động, bị khích bằng những câu nĩi như “dám làm mà khơng dám chịu cũng địi là anh hùng hảo hán cơ đấy!” hoặc hiểu tâm lý “anh hùng rơm”, sẵn sàng nhận thay cho bạn…. Nhiều em đã vì vài câu nĩi kích động mà khai hết như kiểu dám làm dám nhận, các bị cáo ở lứa tuổi này thường khĩ kiểm sốt, cũng như khơng kiềm chế được cảm xúc nhất thời của bản thân. Trái lại, nếu các em rơi vào trạng thái bi quan, chán chường

thì xuất hiện tâm lý tiêu cực, cực đoan, khơng hợp tác, việc này gây khĩ cho HĐXX cũng như làm khĩ cho luật sư bào chữa cho các em. Do vậy, luật sư luơn phải mềm mỏng, kiên trì thuyết phục đối với người chưa thành niên phạm tội để họ khai báo thành khẩn và hợp tác, giúp cho việc bào chữa của luật sư được thuận lợi.

Luật sư bào chữa cho bị cáo chưa thành niên cần phối hợp với người đại diện hợp pháp của họ, tiến hành những biện pháp tìm hiểu các

Một phần của tài liệu Tap chi Nghe luat so 10 2021 (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)