Tĩm tắt:Án lệ số 42/2021/AL ngày 12/3/2021 của Tịa án nhân dân tối cao là một sự khẳng định nguyên tắc bảo vệ đối với người tiêu dùng Việt Nam trong mối quan hệ với các thương nhân. Thơng qua án lệ này, người tiêu dùng cũng như thương nhân sẽ biết mình cần phải làm gì để cĩ thể tránh được các rủi ro pháp lý khi ký hợp đồng soạn sẵn, nhất là khi hợp đồng được thực hiện trên mơi trường mạng internet.
Từ khố: Bảo vệ người tiêu dùng, hợp đồng soạn sẵn, điều khoản trọng tài, hợp đồng sở hữu
kỳ nghỉ.
Nhận bài: 17/9/2021; Hồn thành biên tập: 23/9/2021; Duyệt đăng: 18/10/2021.
Abstract: The case No.42/2021/AL dated 12/3/2021 of the Supreme People’s court concretes principle of protection for Vietnamese consumers in relation with traders. Via this case, consumers as well as traders know how to avoid legal risks when signing drafted contract, especially when the contract is made via internet environment.
Keywords: Protect consumers, drafted contract, arbitration provision, contract of owning vacation.
Date of receipt: 17/9/2021; Date of revision: 23/9/2021; Date of Approval: 18/10/2021.
Nội dung án lệ:“Hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ số PBRC-S-064621 thuộc loại hợp đồng soạn sẵn do nhà cung cấp dịch vụ đưa ra, soạn sẵn quy định thỏa thuận trọng tài, nay nguyên đơn là người tiêu dùng khơng đồng ý lựa chọn trọng tài và yêu cầu Tịa án nhân dân (TAND) thành phố Nha Trang giải quyết là phù hợp Điều 38 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Điều 17 Luật trọng tài thương mại và hướng dẫn tại Khoản 5 Điều 4 của Nghị quyết số 01/20I4/NQ-HĐTP ngày 20/3/2014 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao. Do đĩ, Tịa án nhân dân thành phố Nha Trang thụ lý và giải quyết tranh chấp là đúng thẩm quyền theo Khoản 3 Điều 26, Khoản 1 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự và cịn trong thời hiệu khởi kiện quy định tại Điều 429 Bộ luật dân sự năm 2015, Điều 184 Bộ luật tố tụng dân sự”.
Dẫn nhập: Vợ chồng ơng T ký hợp đồng sở
hữu kỳ nghỉ “Hợp đồng” với một Cơng ty du lịch V và đã đặt cọc trước một phần. Sau khi nhận được yêu cầu đĩng nốt tiền từ Cơng ty du lịch V, hai vợ chồng ơng T xem lại hợp đồng thì thấy cĩ những điều khoản khơng hợp lý, nên đã chủ động đề nghị chấm dứt hợp đồng, nhưng khơng được phía Cơng ty du lịch V chấp nhận. Hợp đồng quy định nếu cĩ tranh chấp thì các bên sẽ chọn cơ quan và phương thức giải quyết tranh chấp là Trung tâm Trọng tài quốc tế Singapore (SIAC)
theo các quy tắc trọng tài của SIAC cĩ hiệu lực tại thời điểm giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên vợ chồng ơng T (người tiêu dùng) đã nộp đơn khởi kiện ra tồ án nhân dân thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hồ (nơi bị đơn cĩ trụ sở), đề nghị tồ án tuyên hợp đồng vơ hiệu. Tồ án đã thụ lý đơn khởi kiện và sau đĩ đã tuyên khơng chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn.
Sau khi cĩ quyết định của Tồ án nhân dân (TAND) thành phố Nha Trang, nguyên đơn khơng kháng cáo nên bản án cĩ hiệu lực pháp luật. Ngày 12/3/2021 TAND tối cao ra Quyết định số 42/QĐ- CA cơng nhận bản án được chọn làm án lệ.
Câu hỏi pháp lý đặt ra ở trong vụ án này: Khi nào thì tồ án cĩ thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp giữa người tiêu dùng và nhà cung cấp hàng hố, dịch vụ (trong bài này chúng tơi gọi chung là “thương nhân”) một khi các bên đã cĩ thoả thuận lựa chọn trọng tài?
Bản án số 54/2018/DS-ST ngày 16/11/2018 của Tịa án nhân dân thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hịa đã đưa ra câu trả lời cho câu hỏi này.
Bằng việc lựa chọn bản án này làm án lệ, TAND tối cao muốn khẳng định nguyên tắc bảo vệ người tiêu dùng trong việc ký kết hợp đồng do thương nhân soạn sẵn. Tuy nhiên phạm vi áp dụng của nguyên tắc này vẫn bộc lộ một số hạn chế cần được làm rõ.
BÌNH LUẬN ÁN LỆ SỐ 42/2021/AL VỀ QUYỀN LỰA CHỌN TỊA ÁN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG TRƯỜNG HỢP GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG TRƯỜNG HỢP
HỢP ĐỒNG THEO MẪU CĨ THỎA THUẬN TRỌNG TÀI
Vũ Văn Tính1