Sự phối kết hợp với các đoàn thể xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý vốn tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội cho các hộ vay tại huyện thanh miện, tỉnh hải dương (Trang 87 - 89)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2.4. Sự phối kết hợp với các đoàn thể xã hội

Hiện nay, theo quy định hiện hành thì để các hộ dân có thể vay vốn từ Ngân hàng chính sách xã hội huyện Thanh Miện các hộ dân cần phải trải qua một số bước và thơng qua một số tổ chức đồn thể như hội TK&VV, UBND xã, Ngân hàng chính sách xã hội. Như theo như thực tế trên địa bàn huyện Thanh Miện

hiện nay thì sự kết hợp giữa các tổ chức đồn thể này cịn chưa chưa chặt chẽ. Điển hình như năm 2013, đã có 28 hồ sơ có sai sót, năm 2014 có 1 hộ sử dụng vốn sai mục đích, phát hiện 3 hộ vay chung ké và 2 trường hợp sai đối tượng vay vốn và 37 hồ sơ có sai sót. Năm 2015 đã phát hiện ra 3 hồ sơ tín dụng có sai sót. Những con số trên đã phần nào phản ảnh được sự không thống nhất về cách làm việc cũng như các tiêu chí lựa chọn đối tượng thụ hưởng.

Việc kiểm tra, giám sát của Ngân hàng chính sách đã phát hiện ra những sai sót kể trên. Vì vậy, việc kết hợp chặt chẽ giữa Ngân hàng với các tổ chức, đoàn thể xã hội càng phải được trú trọng để tránh gay ra thất thốt và sử dụng sai mục đích vốn vay.

Việc xác nhận từ phía địa phương: Việc xác nhận đúng người, đúng đối tượng thụ hưởng là một mắt xích vơ cùng quan trọng trong việc thực hiện và cho vay tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và đối tượng chính sách.Chính quyền địa phương, mà cụ thể là chính quyền xã là đơn vị trực tiếp được giao nhiệm vụ lập danh sách, chứng thực các đối tượng thụ hưởng để đưa lên cho ngân hàng cấp vốn vay. Vì vậy, nếu xác nhận sai đối tượng, sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả thực hiện chương trình, sẽ làm lãng phí nguồn vốn vay mà những đối tượng đáng được hưởng lại không được hưởng, làm ảnh hưởng xấu tới ý nghĩa của chương trình này. Do vậy, việc xác nhận đối tượng phải được thực hiện thận trọng, minh bạch, rõ ràng, công khai danh sách, kiểm tra chặt chẽ đúng đối tượng trước khi đưa lên ngân hàng, điều đó khơng những giúp cho cơng tác vay mà cịn góp phần nâng cao niềm tin của người dân đối với lãnh đạo chính quyền.

Để có được sự quản lý chặt chẽ trong cơng tác bình xét cho vay, để nguồn vốn tín dụng đến được với đúng đối tượng thụ hưởng thì việc phối hợp giữa ngân hàng với các đồn thể tổ chức chính trị xã hội là vô cùng cần thiết.

Hội Nông dân, Hội Liên hiệp phụ nữa và Đoàn thanh niên cấp xã đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền đại phương tổ chức họp các hộ nông dân nghèo, các đối tượng được thụ hưởng chính sách tín dụng ưu đãi của nhà nước trên địa bàn thôn để tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, quy định của Ngân hàng và tiến hành lập tổ TK&VV, bầu ban quản lý tổ, xây dựng quy ước hoạt động của Tổ đúng theo Quy chế ban hành kèm Quyết định số 783/QĐ- HĐQT ngày 29/7/2003 của Hộ đồng quản trị NHCSXH về tổ chức và hoạt động của tổ TK&VV.

Ở huyện Thanh Miện, các tổ chức chính trị xã hội cấp xã phối hợp chặt chẽ với ngân hàng chính sách xã hội huyện trong cơng tác cho vay vốn. Các tổ TK&VV là cánh tay đắc lực giúp Ngân hàng trong việc bình xét hộ vay vốn, kiểm tra tình hình sử dụng vốn của người vay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý vốn tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội cho các hộ vay tại huyện thanh miện, tỉnh hải dương (Trang 87 - 89)