Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý vốn tín dụng của Ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý vốn tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội cho các hộ vay tại huyện thanh miện, tỉnh hải dương (Trang 35 - 38)

Phần 1 Đặt vấn đề

2.1. Cơ sở lí luận

2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý vốn tín dụng của Ngân hàng

quyết liệt trong việc đôn đốc, thu hồi nợ.

2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý vốn tín dụng của Ngân hàng chính sách xã hội sách xã hội

2.1.5.1. Quy định cho vay

Các chính sách, quy định của Đảng và Chính phủ. Chính phủ đã đưa ra

chủ trương, chính sách chương trình cho vay tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách, vì thế đây là yếu tố quan trọng để thực hiện tốt được chương trình này. Chương trình có thực hiện được tốt hay không là do những quyết sách, những quy định đúng đắn, sáng suốt của Đảng và Chính phủ.

Các chính sách, quy định của ngân hàng. Đó là chính sách chăm sóc

khách hàng trước và sau khi cho vay có chu kỳ đáo hay không.Các quy định về lãi suất và phí tín dụng cao hay thấp, có linh hoạt và phù hợp với thu nhập hiện có của người dân hay khơng; Các quy định về thời hạn tín dụng và kỳ hạn nợ, tài sản đảm bảo, phương thức giải ngân và thanh toán, thủ tục xin vay vốn có phức tạp hay đơn giản, thời gian thẩm định hồ sơ vay vốn kéo dài bao lâu…Nếu chính sách tốt, quy trình tín dụng chặt chẽ, cấp tín dụng đúng đối tượng thì sẽ hạn chế được rủi ro tín dụng.

2.1.5.2. Nguồn cung ứng vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội

Vì là ngân hàng dành cho người nghèo, cho vay bằng hình thức tín chấp nên nguồn vốn của ngân hàng phần lớn phụ thuộc vào nguồn vốn được cấp từ nhà nước và một phần nhỏ là nguồn vốn huy động từ địa phương.

Trong khi số hộ có nhu cầu vay vốn là khá lớn thì làm sao để huy động được đủ nguồn vốn để đáp ứng được nhu cầu này là vấn đề căn bản nhất. Theo Thống đốc NHNN kiêm Chủ tịch HĐQT NHCSXH Lê Minh Hưng nhấn mạnh, thời gian tới NHNN tiếp tục chỉ đạo các NHTM Nhà nước duy trì số dư tiền gửi 2% tại Ngân hàng CSXH. Tuy nhiên, ơng cũng đề nghị Chính phủ bố trí ngân sách để bổ sung vốn điều lệ cho Ngân hàng CSXH theo Chiến lược phát triển đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đồng thời, đề nghị chính quyền các địa phương quan tâm đẩy mạnh hơn nữa việc ủy thác vốn từ ngân sách địa phương cho Ngân hàng CSXH để bổ sung nguồn vốn cho vay trên địa bàn.

2.1.5.3. Năng lực tổ chức của Ngân hàng

Chất lượng cán bộ tín dụng: Cán bộ tín dụng là người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, tiếp nhận hồ sơ, hướng dẫn khách hàng các thủ tục vay vốn, thực hiện thu thập và xử lý thông tin về khách hàng để đưa ra quyết định cho vay hay không cho vay, cũng như là người thực hiện giám sát sau khi cho vay và thu nợ. Do đó, mỗi cán bộ tín dụng phải có trình độ chun mơn, khả năng nghiệp vụ, khả năng phân tích, đánh giá, có trách nhiệm trong cơng việc trên cơ sở lựa chọn được những khách hàng có đủ năng lực pháp lý, có đủ năng lực tài chính, có tư cách đạo đức tốt… Nhờ có những cán bộ như vậy, các khoản cho vay diễn ra an toàn và hiệu quả hơn, hoạt động cho vay cũng nhanh chóng và thuận tiện hơn.

Cơng tác thơng tin: Trên cơ sở nguồn thông tin nhận được, ngân hàng thực hiện phân tích tín dụng để đánh giá khả năng hiện tại và tiềm năng của khách hàng về sử dụng vốn, cũng như khả năng hoàn trả vốn vay cho ngân hàng. Ngân hàng sẽ tìm kiếm những tình huống có thể dẫn đến rủi ro cho ngân hàng và tiên lượng khả năng kiểm soát của ngân hàng về các rủi ro đó, dự kiến các biện pháp phịng ngừa và hạn chế thiệt hại có thể xảy ra. Từ đó làm cơ sở để ra quyết định tín dụng, chấp thuận hay khơng chấp thuận cho vay.

Công tác thực hiên cấp vốn vay tại ngân hàng: Đây là yếu tố quan trọng nhất trong chương trình cho vay tín dụng đối hộ nghèo và các đối tượng chính sách. Để thực hiện tốt được khâu này, không chỉ chuẩn bị tốt về mặt thủ tục, giất

tờ từ cơ sở đào tạo và địa phương mà cịn phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ phía ngân hàng. Đó là chuẩn bị đủ nguồn vốn vay, thời gian thực hiện cho vay, công tác cho vay từ Ngân hàng CSXH. Ngân hàng CSXH cần có những chiến lược đúng đắn về việc bố trí địa điểm cũng như thời gian cấp vốn vay và nhân sự cho vay kịp thời. Có như vậy, cơng tác cho vay mới thực hiện được đồng bộ, nhanh chóng, hiệu quả, tránh được những sai sót.

2.1.5.4. Sự phối kết hợp của ngân hàng với các tổ chức đoàn thể xã hội

Việc xác nhận từ phía địa phương:Việc xác nhận đúng người, đúng đối tượng thụ hưởng là một mắt xích vơ cùng quan trọng trong việc thực hiện và cho vay tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và đối tượng chính sách.Chính quyền địa phương, mà cụ thể là chính quyền xã là đơn vị trực tiếp được giao nhiệm vụ lập danh sách, chứng thực các đối tượng thụ hưởng để đưa lên cho ngân hàng cấp vốn vay. Vì vậy, nếu xác nhận sai đối tượng, sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả thực hiện chương trình, sẽ làm lãng phí nguồn vốn vay mà những đối tượng đáng được hưởng lại không được hưởng, làm ảnh hưởng xấu tới ý nghĩa của chương trình này. Do vậy, việc xác nhận đối tượng phải được thực hiện thận trọng, minh bạch, rõ ràng, công khai danh sách, kiểm tra chặt chẽ đúng đối tượng trước khi đưa lên ngân hàng, điều đó khơng những giúp cho cơng tác vay mà cịn góp phần nâng cao niềm tin của người dân đối với lãnh

Tổ tiết kiệm và vay vốn là thành tố có vị trí đặc biệt quan trọng trong quy trình cho vay vốn của Ngân hàng CSXH. Tổ TK&VV là nơi người nghèo và các đối tượng chính sách khác được trực tiếp nghe tuyên truyền về chính sách và chính sách ưu đãi của Chính phủ, nơi diễn ra hoạt động bình xét cho vay, giám sát, hướng dẫn người vay vốn sử dụng đúng mục đích. Tổ TK&VV hoạt động hiệu quả sẽ góp phần nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế được những tiêu cực nảy sinh.

Hội Nông dân, Hội Liên hiệp phụ nữa và Đoàn thanh niên cấp xã đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền đại phương tổ chức họp các hộ nông dân nghèo, các đối tượng được thụ hưởng chính sách tín dụng ưu đãi của nhà nước trên địa bàn thôn để tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, quy định của Ngân hàng và tiến hành lập tổ TK&VV, bầu ban quản lý tổ, xây dựng quy ước hoạt động của Tổ đúng theo Quy chế ban hành kèm Quyết định số 783/QĐ- HĐQT ngày 29/7/2003 của Hộ đồng quản trị NHCSXH về tổ chức và hoạt động của tổ TK&VV.

2.1.5.5. Yếu tố thuộc về người vay

Chất lượng chương trình tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội phụ thuộc lớn vào nhận thức của người vay. Nếu người vay vốn nhận thức đúng đắn, số tiền vay được sử dụng đúng mục đích, qua đó chứng tỏ sự quan tâm đầu tư của Chính phủ là đúng hướng, giải quyết khó khăn về nguồn vốn cho các hộ thuộc diện chính sách. Từ đó là nguồn động lực để tiếp tục thực hiện chương trình có hiệu quả ở các năm tiếp theo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý vốn tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội cho các hộ vay tại huyện thanh miện, tỉnh hải dương (Trang 35 - 38)