Năng lực tổ chức của Ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý vốn tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội cho các hộ vay tại huyện thanh miện, tỉnh hải dương (Trang 86 - 87)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2.3. Năng lực tổ chức của Ngân hàng

Chất lượng cán bộ tín dụng: Cán bộ tín dụng là người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, tiếp nhận hồ sơ, hướng dẫn khách hàng các thủ tục vay vốn, thực hiện thu thập và xử lý thông tin về khách hàng để đưa ra quyết định cho vay hay không cho vay, cũng như là người thực hiện giám sát sau khi cho vay và thu nợ. Do đó, mỗi cán bộ tín dụng phải có trình độ chun mơn, khả năng nghiệp vụ, khả năng phân tích, đánh giá, có trách nhiệm trong cơng việc trên cơ sở lựa chọn được những khách hàng có đủ năng lực pháp lý, có đủ năng lực tài chính, có tư cách đạo đức tốt… Nhờ có những cán bộ như vậy, các khoản cho vay diễn ra an toàn và hiệu quả hơn, hoạt động cho vay cũng nhanh chóng và thuận tiện hơn.

Tại NHCSXH Thanh Miện, các cán bộ tín dụng đều đã tốt nghiệp chương trình đại học chuyện ngành ngân hàng, kế tốn. Trong đó có 2 người đã có bằng thạc sĩ. Hằng năm, các cán bộ tín dụng ln được tham gia các lớp tập huấn của NHCSXH tỉnh về việc thực hiện các chủ trương, chính sách mới của Đảng và cơng tác tín dụng cho vay. Khi đi thực hiện giao dịch ở các xã, cán bộ tín dụng ln giữ thái độ niềm nở, vui vẻ với người đi vay, luôn sẵn sang giải đáp những thắc mắc của người đi vay bằng thái độ nhã nhặn và thân thiện.

Công tác thông tin: Trên cơ sở nguồn thông tin nhận được, ngân hàng thực hiện phân tích tín dụng để đánh giá khả năng hiện tại và tiềm năng của khách hàng về sử dụng vốn, cũng như khả năng hoàn trả vốn vay cho ngân hàng. Ngân hàng sẽ tìm kiếm những tình huống có thể dẫn đến rủi ro cho ngân hàng và tiên lượng khả năng kiểm sốt của ngân hàng về các rủi ro đó, dự kiến các biện pháp

phòng ngừa và hạn chế thiệt hại có thể xảy ra. Từ đó làm cơ sở để ra quyết định tín dụng, chấp thuận hay khơng chấp thuận cho vay. Tuy nhiên do số lượng cán bộ tín dụng của ngân hàng cịn ít khơng thể trực tiếp đi điều tra, xác minh thông tin của từng hộ vay mà phải thông qua các tổ chức đoàn thể địa phương, tuy nhiên các thành viên của các tổ chức đoàn thể này chưa được đào tạo một các bài bản các nghiệp vụ để điều tra đánh giá các tiêu chí cho vay mà ngân hàng đề ra nên việc điều tra, xác minh các hộ vay cịn có một số sai sót gây ảnh hưởng không tốt đối với ngân hàng cũng như các hộ vay.

Công tác thực hiên cấp vốn vay tại ngân hàng: Đây là yếu tố quan trọng nhất trong chương trình cho vay tín dụng đối hộ nghèo và các đối tượng chính sách. Để thực hiện tốt được khâu này, không chỉ chuẩn bị tốt về mặt thủ tục, giất tờ từ cơ sở đào tạo và địa phương mà cịn phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ phía ngân hàng. Đó là chuẩn bị đủ nguồn vốn vay, thời gian thực hiện cho vay, công tác cho vay từ Ngân hàng CSXH. Ngân hàng CSXH cần có những chiến lược đúng đắn về việc bố trí địa điểm cũng như thời gian cấp vốn vay và nhân sự cho vay kịp thời. Có như vậy, cơng tác cho vay mới thực hiện được đồng bộ, nhanh chóng, hiệu quả, tránh được những sai sót. Khi đã nhận được đơn xin vay vốn của hộ gia đình, ngân hàng sẽ tiến hành rà soát và làm thủ tục phê duyệt cho vay. Sau khi đã thông qua UBND xã để thơng báo cho các hộ gia đình đến nhận tiền vay. Hàng tháng, mỗi xã sẽ có một ngày giao dịch nhất định,tổ tín dụng của NHCSXH sẽ đi đến điểm giao dịch của các xã để thực hiện quy trình cho vay vốn đến các hộ.

Công tác tổ chức ngân hàng: Tổ chức của ngân hàng cần cụ thể hóa và sắp xếp có khoa học, có tính linh hoạt. Ngân hàng được tổ chức ,làm việc có khoa học sẽ đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ của ngân hàng với các đoàn thể xã hội, với các tổ TK&VV, với người vay. Qua đó có thể quản lý có hiệu quả các nguồn vốn, phát hiện và giải quyết kịp thời các khoản vốn tín dụng sử dụng khơng đúng mục đích, tránh rủi ro và nợ xấu cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý vốn tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội cho các hộ vay tại huyện thanh miện, tỉnh hải dương (Trang 86 - 87)