Tăng cường kiểm tra, giám sát, thực hiện việc thu hồi nợ cũng như

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý vốn tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội cho các hộ vay tại huyện thanh miện, tỉnh hải dương (Trang 92 - 93)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm quản lý có hiệu quả vốn cho các hộ vay tạ

4.3.4. Tăng cường kiểm tra, giám sát, thực hiện việc thu hồi nợ cũng như

phòng ngừa rủi ro

-NHCSXH cần thực hiện kiểm tra đột xuất các cán bộ tín dụng phụ trách các khoản vay để tránh tình trạng cán bộ tín dụng qn khoản vay.

- Cần đặc biệt chú trọng thực hiện tốt kế hoạch kiểm tra, nâng cao chất lượng cơng tác kiểm tra, tránh kiểm tra hình thức vì đây là chìa khóa để kịp thời phát hiện ra các sai sót tồn tại để có biện pháp chấn chỉnh, xử lý kịp thời.

- NHCSXH phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị xã hội, tổ TK&VV để kiểm tra tình hình sử dụng vốn dưới nhiều hình thức như kiểm tra tại chỗ, kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất...nhằm có biện pháp xỷ lý kịp thời với những trường hợp sai sót.

- Nâng cao chất lượng hoạt động tại các điểm giao dịch lưu động tại xã, thị trấn, chất lượng hoạt động ủy thác và chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV.

- Tăng cường hơn nữa về năng lực và tinh thần trách nhiệm của Tổ TK&VV:

Bên cạnh tập huấn thường xuyên và tập huấn bổ sung về nghiệp vụ ủy thác, BQL tổ cần phải được trang bị thêm về kiến thức quản lý và kỹ năng làm việc: Ghi chép sổ sách, điều hành các cuộc họp tổ, giao tiếp với ngân hàng...

Tổ TK&VV cũng cần tăng cường theo dõi, quản lý chặt địa bàn để biết rõ hoàn cảnh của từng hộ vay; tổ chức sinh hoạt tổ thường xuyên như đã qui định tại biên bản họp thành lập tổ.

- Việc xử lý nợ rủi ro phải thực hiện đúng theo tinh thần Quyết định 50/2010/QĐ-TTg về việc ban hành Quy chế xử lý nợ bị rủi ro. Có biện pháp xử lý nợ bị rủi ro tại NHCSXH để đảm bảo việc xét duyệt và thực hiện thời gian gia hạn nợ, khoanh nợ và xóa nợ để đảm bảo theo đúng quy định.

- Ngân hàng nên tạo diều kiện cho hộ vay vốn trả nợ bằng cách phù hợp với khả năng thu hồi vốn của họ, tránh trường hợp cứng nhắc trong quy trình thu nợ, gây khó khăn cho các hộ vay vốn.

- Xây dựng quy định rõ ràng trong việc xử lý nợ rủi ro do nguyên nhân chủ quan của hộ, phối kết hợp với địa phương, các tổ chức CTXH giám sát, xử lý những hộ chây ỳ, nợ đọng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý vốn tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội cho các hộ vay tại huyện thanh miện, tỉnh hải dương (Trang 92 - 93)