Ngân hàng chính sách xã hội huyện Thanh Miện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý vốn tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội cho các hộ vay tại huyện thanh miện, tỉnh hải dương (Trang 57)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.4. Ngân hàng chính sách xã hội huyện Thanh Miện

Phòng giao dịch NHCSXH huyện Thanh Miện được thành lập theo quyết định số 674/2003/QĐ-TTg ngày 10 tháng 05 năm 2003 của Hội đồng quản trị NHCSXH Việt Nam, chính thức đi vào hoạt động 01/07/2003. Khi mới thành lập về tổ chức chỉ có 03 cán bộ, đến tháng 01/2016 tăng lên 08 cán bộ.

Ngoài ra Chi nhánh đã xây dựng được 345 tổ TK&VV và 19 điểm giao dịch tại các xã, thị trấn giúp ngân hàng thực hiện chủ trương đưa tín dụng về cơ sở và nhằm cơng khai hóa, dân chủ hóa cơng tác cho vay vốn ưu đãi hộ nghèo, HSSV, và các đối tượng chính sách khác với sự giám sát của nhân dân và chính quyền địa phương, cách làm này hợp với lịng dân, gần với dân nhất.

3.1.4.1. Mạng lưới hoạt động và cơ cấu tổ chức

Phòng giao dịch Huyện Thanh Miện có 08 cán bộ biên chế.

Ban giám đốc: 02 người (Trong đó có 01 Giám đốc và 01 Phó Giám đốc) Tổ kế tốn - ngân quỹ: 03 người;

Sơ đồ 3.1. Tổ chức phòng giao dịch Thanh Miện

Nguồn: NHCSXH huyện Thanh Miện (2016)

Trụ sở chính được đặt tại thị trấn Thanh Miện và có 19 điểm giao dịch lưu động tại các xã/thị trấn, đảm bảo mỗi tháng ít nhất mỗi xã có một ngày giao dịch.

Đã ký kết các Văn bản ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách với 3 tổ chức chính trị xã hội: Hội Nơng dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh.

Hiện nay tồn huyện có 345 tổ tiết kiệm và vay vốn, 22 điểm giao dịch tại các xã, thị trấn để hỗ trợ cho NHCSXH trong việc hỗ trợ các hộ nghèo và các đối tượng chính sách vay vốn, được UBND cấp xã quyết định thành lập và tổ chức chính trị xã hội tham gia quản lý.

PHÓ GIÁM ĐỐC CÁC TỔ NGHIỆP VỤ GIÁM ĐỐC TỔ KẾ HOẠCH TÍN DỤNG TỔ KẾ TỐN NGÂN QUỸ Tổ trưởng tổ kế hoạch tín dụng Cán bộ tín dụng Cán bộ kế toán Cán bộ thủ quỹ Tổ trưởng tổ kế toán ngân quỹ

3.1.4.2. Đối tượng phục vụ của NHCSXH Thanh Miện

Ngân hàng Chính sách xã hội Thanh Miện thực hiện tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác gồm:

- Hộ nghèo. - Hộ cận nghèo.

- HSSV có hồn cảnh khó khăn đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và học nghề.

- Các đối tượng cần vay vốn để giải quyết việc làm theo Nghị quyết 120/HĐBT ngày 11 tháng 04 năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ).

- Các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngồi. - Các đối tượng chính sách cần vay vốn để làm nhà ở.

- Các đối tượng chính sách vay vốn để làm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.

3.1.4.3. Chức năng của NHCSXH Thanh Miện

 Về nghiệp vụ huy động vốn

- Tổ chức huy động vốn trong và ngồi nước có trả lãi của mọi tổ chức và tầng lớp dân cư bao gồm tiền gửi có kỳ hạn, khơng kỳ hạn.

- Tổ chức huy động tiết kiệm trong cộng đồng người nghèo.

- Được nhận các nguồn vốn đóng góp tự nguyện khơng có lãi hoặc khơng hồn trả gốc của các cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính, tín dụng và các tổ chức chính trị xã hội, các hiệp hội, các tổ chức phi chính phủ trong nước và nước ngoài.

 Về nghiệp vụ cho vay

Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn phục vụ cho sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống; góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xố đói giảm nghèo, ổn định xã hội.

 Về nghiệp vụ thanh toán và ngân quỹ

- Mở tài khoản tiền gửi thanh toán cho tất cả các khách hàng trong và ngồi nước; NHCSXH có hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống liên

ngân hàng trong nước. NHCSXH được thực hiện các dịch vụ ngân hàng về thanh toán và ngân quỹ:

- Cung ứng các phương tiện thanh toán.

- Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước.

- Thực hiện các dịch vụ thu hộ, chi hộ bằng tiền mặt và không bằng tiền mặt. - Các dịch vụ khác theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Huyện Thanh Miện là một trong những huyện thuần nơng, đang trong q trình thay đổi và phát triển. Số hộ nghèo và có hồn cảnh khó khăn, có nhu cầu vay vốn cịn nhiều nên tơi chọn huyện Thanh Miện làm điểm nghiên cứu.

Huyên Thanh Miện có 18 xã và 1 thị trấn, tơi chọn nghiên cứu tại 3 xã là Hùng Sơn, Thị Trấn Thanh Miện và Ngũ Hùng. Đây là 3 xã có những nét khác nhau trong tình hình kinh tế xã hội. Thị Trấn Thanh Miện được coi là khu trung tâm trong huyện với kinh tế phát triển. Hùng Sơn là một xã cịn nhiều khó khăn trong kinh tế, khơng có ngành nghề đặc trưng nào. Ngũ Hùng là xã đang có những bước phát triển mới trong phát triển kinh tế, những năm gần đây ở xã có nhiều công ty được mở ra tạo việc làm cho nhiều người trong xã và các xã lân cận.

3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

3.2.2.1. Thông tin thứ cấp

Nguồn số liệu thứ cấp được thu thập chủ yếu từ:

- Sách lí luận sẵn có như chính sách nơng nghiệp, thống kê nơng nghiệp, tài chính nơng nghiệp…

- Các số liệu báo cáo thống kê định kỳ, các bài báo, tạp chí chuyên ngành Kinh tế, các ấn phẩm Nông Nghiệp, luận án, luận văn, Internet, … về các vấn đề liên quan.

- Báo cáo tổng kết năm 2013, năm 2014, năm 2015 của NHCSXH huyện Thanh Miện.

3.2.2.2. Thông tin sơ cấp

Việc thu thập thông tin sơ cấp được tiến hành bằng việc điều tra trực tiếp hộ gia đình có hồn cảnh khó khăn đang tham gia chương trình cho vay vốn tín dụng của Ngân hàng. … Mỗi xã tơi tiến hành điều tra 30 hộ đang tham gia vay

vốn của Ngân hành CSXH huyện Thanh Miện. Việc điều tra này nhằm tìm hiểu tình hình thực hiện, hiệu quả của chương trình và nhu cầu, mong muốn của các hộ có hịan cảnh khó khăn về chương trình cho vay tín dụng trong thời gian tới.

3.2.3. Phương pháp xử lí số liệu

- Xử lí tài liệu có sẵn: Tổng hợp, đối chiếu để chọn ra những thông tin phù hợp với nội dung nghiên cứu của đề tài.

- Xử lí tài liệu mới (điều tra): Các thơng tin thu thập được tổng hợp, mã hóa và nhập vào cơ sở dữ liệu trên phần mềm Excel 2007 để có các chỉ tiêu, con số . Sau đó sử dụng phương pháp, phân tích, đánh giá rồi đưa ra nhận xét.

- Phương pháp so sánh: phương pháp này dùng để phân tích các số liệu thu được để phân tích tình hình thực hiện kế hoạch huy động vốn và cho vay, xu hướng biến động qua các năm từ việc quản lý vốn vay ưu đãi, từ đó đánh giá hiệu quả của công tác quản lý vốn vay của Ngân hàng CSXH huyện Thanh Miện.

- Phương pháp thống kê mô tả: các chỉ tiêu thông kê như: doanh số cho vay, dư nợ cho vay, số hộ dư nợ...sẽ được tính tốn để mơ tả thực trạng quản lý vốn tín dụng của Ngân hàng chính sách xã hội.

3.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình thực hiện và quản lý vốn cho các hộ vay tại NHCSXH huyện Thanh Miện. vay tại NHCSXH huyện Thanh Miện.

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh lượng vốn từ các nguồn gồm: + Nguồn vốn từ Trung ương

+ Nguồn vốn từ địa phương -Nhóm chỉ tiêu phản ánh: + Dư nợ cho vay

+ Doanh số cho vay + Nợ quá hạn

-Một số công thức tính + Tỷ trọng từng nguồn vốn

Tỷ trọng từng nguồn vốn (%) = Số lượng từng nguồn vốn x 100 Tổng số nguồn vốn

+ Tỷ lệ nợ quá hạn (%):

Nợ quá hạn đó là một khoản nợ mà người đi vay, đến hạn phải trả cho ngân hàng cả vốn và lãi theo cam kết, nhưng vì nhiều lí do khác nhau mà ngân hàng khơng thể thu được khoản nợ đó. Nợ quá hạn có tác động xấu đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Đây là chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng quan trọng nhất khơng chỉ riêng đối với một tổ chức tín dụng nào. Bởi nó phản ánh việc sử dụng vốn và khả năng trả nợ của khách hàng với các tổ chức tín dụng. Với NHCSXH cũng vậy. Cùng với các cơ chế như: cho gia hạn nợ, cho vay lưu vụ để tạo điều kiện cho các đối tượng khách hàng có khả năng trả nợ ngân hàng, NHCSXH chuyển nợ quá hạn đối với các khoản vay do khách hàng sử dụng sai mục đích, các khoản trả nợ đến hạn nhưng khách hàng cố tình khơng trả hoặc đến kỳ trả nợ cuối cùng hộ vay không được gia hạn nợ.

Tỷ lệ nợ quá hạn = Dư nợ quá hạn x 100 Tổng số dư nợ

Tỷ lệ nợ quá hạn tỷ lệ nghịch với hiệu quả tín dụng. Theo đó, tỷ lệ nợ q hạn cao đồng nghĩa với việc nhiều khoản nợ vay bị khách hàng sử dụng sai mục đích, khách hàng cố tình khơng trả nợ, nhiều khoản nợ đến hạn nhưng vì nhiều lý do nên khơng thu hồi được. Do vậy, không những nguồn vốn của ngân hàng bị ảnh hưởng (khơng thu hồi để quay vịng đúng hạn) mà những mục tiêu đặt ra của tín dụng khơng đạt được. Xét theo chiều ngược lại tỷ lệ nợ quá hạn thấp nghĩa là hiệu quả tín dụng đã được nâng cao.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 QUẢN LÝ VỐN TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNH CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN THANH MIỆN HUYỆN THANH MIỆN

4.1.1 Quy trình cho vay

Sơ đồ 4.1. Tổ chức thực hiện cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội

Nguồn: NHCSXH huyện Thanh Miện (2016)

Theo sơ đồ trên thì việc tổ chức thực hiện cho vay vốn tại NHCSXH được thực hiện đảm bảo theo đúng quy định, trình tự.

- Căn cứ vào nguồn vốn được phân bổ và tổng nguồn vốn tự huy động, NHCSXH phân bổ chỉ tiêu theo số hộ nghèo và gia đình chính sách tại các xã, thị trấn.

- Người vay viết Giấy đề nghị vay vốn (theo mẫu của từng chương trình) gửi cho Tổ TK&VV.

- Tổ TK&VV nhận được hồ sơ xin vay của người vay, tiến hành họp Tổ để bình xét cho vay, kiểm tra các yếu tố trên Giấy đề nghị vay vốn, đối chiếu với đối tượng xin vay đúng với chính sách vay vốn của Chính phủ. Trường hợp người vay chưa là thành viên tổ TK&VV thì Tổ TK&VV tại thôn đang hoạt động hiện nay tổ chức kết nạp thành viên bổ sung hoặc thành lập Tổ mới nếu đủ điều kiện.

Người vay viết giấy đề nghị vay vốn UBND thông báo đến các tổ chức và tổTK&VV Gửi hồ sơ vay vốn về Ngân hàng Ngân hàng thẩm định thông báo đến UBND xã Tổ TK&VV họp bình xét NH thẩm định phê duyệt cho vay Giải ngân

Nếu chỉ có từ 1 đến 4 người vay mới thì kết nạp bổ sung vào Tổ cũ kể cả Tổ đã có 50 thành viên. Sau đó lập danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn NHCSXH kèm theo Giấy đề nghị vay vốn, Giấy xác nhận của nhà trường (trong trường hợp vay vốn chương trình tín dụng học sinh sinh viên) hoặc Giấy xác nhận của UBND xã xác nhận (theo các chương trình tín dụng khác).

- Sau khi có xác nhận của UBND xã, Tổ TK&VV gửi toàn bộ hồ sơ đề nghị vay vốn cho NHCSXH để làm thủ tục phê duyệt cho vay.

- NHCSXH nhận được hồ sơ do Tổ TK&VV gửi đến, cán bộ NHCSXH được Giám đốc phân cơng thực hiện việc kiểm tra, đối chiếu tính hợp pháp, hợp lệ của bộ hồ sơ vay vốn, trình Trưởng phịng tín dụng (Tổ trưởng Tổ tín dụng) và Giám đốc phê duyệt cho vay. Sau khi phê duyệt, NHCSXH lập thông báo kết quả phê duyệt cho vay gửi UBND xã.

- UBND cấp xã thơng báo cho tổ chức chính chị- xã hội (đơn vị nhận ủy thác cho vay) và Tổ TK&VV để thông báo cho người vay đến điểm giao dịch tại xã hoặc trụ sở NHCSXH nơi cho vay để nhận tiền.

Bảng 4.1. Ý kiến của hộ vay về quy trình, thủ tục cho vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Thanh Miện

STT Ý kiến Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%)

1 Phù hợp 80 88,8

2 Không phù hợp 10 11,2

Tổng 90 100

Nguồn: Số liệu điều tra (2016)

Có 88,8% các hộ được hỏi đều cho rằng, với quy trình cho vay như hiện tại là phù hợp, có 11,2% số hộ cho rằng quy trình hiện nay cịn chậm dẫn đến tình trạng vốn giải ngân chậm đến được với người vay.

Tuy nhiên, vẫn còn một số trường hợp sai hồ sơ vay vốn hoặc sử dụng vốn vay sai mục đích do sai sót trong việc bình xét đối tượng vay vốn của một số tổ TK&VV. Cán bộ đoàn thể, thành viên Ban quản lý tổ TK&VV do trình độ cịn có hạn nên đơi khi cịn lúng túng trong việc triển khai.Việc triển khai đồng bộ nhiều công việc tại điểm giao dịch xã tạo lên áp lực lớn đối với các cán bộ chuyên môn nghiệp vụ do lực lượng cán bộ còn mỏng.

4.1.2. Công tác lập kế hoạch huy động vốn và cho vay

4.1.2.1 Nguồn vốn cho các hộ vay

Bảng 4.2. Cơ cấu nguồn vốn của NHCSXH huyện Thanh Miện qua các năm

ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2013 2014 2015 Số lượng (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số lượng (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số lượng (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Tổng 186.906 100 187.407 100 199.393 100 Vốn từ TW 186.106 99,57 186.507 99,5 198.393 99,5 Vốn từ địa phương 800 0,43 900 0,5 1000 0,5

Nguồn: NHCSXH huyện Thanh Miện (2016)

Vì là ngân hàng hoạt động vì người nghèo và các đối tượng chính sách nên chi nhánh khơng hoạt động vì mục đích lợi nhuận mà là nhằm thực hiện các chương trình, chính sách của Nhà nước về dân sinh và phúc lợi xã hội. Trong những năm qua, dù có huy động nguồn vốn bên ngoài từ các tổ chức, cá nhân song do lượng người vay vốn của chi nhánh rất lớn trong khi mức lãi suất cho vay lại thấp nên nguồn vốn hoạt động phải phụ thuộc chủ yếu vào nguồn vốn phân bổ của Trung ương.

Trong năm 2014 tổng nguồn vốn so với năm 2013 tăng 501 triệu đồng. Năm 2015 tổng nguồn vốn lại tăng lên đáng kể, tăng 12.487 triệu đồng so với năm 2013 và tăng 11.986 triệu đồng so với năm 2014. Nguồn vốn từ Trung ương luôn chiếm tỷ lệ cao trong tổng nguồn vốn của NHCSXH. Năm 2013, nguồn vốn từ Trung ương là 186.106 triệu đồng, chiến 99,57% tổng nguồn vốn. Năm 2014 nguồn vốn từ Trung ương là 186.507 triệu đồng, chiếm 99,5% tổng nguồn vốn. Năm 2015 nguồn vốn từ Trung ương là 198.393 triệu đồng, chiếm 99,5% tổng nguồn vốn. Nguồn vốn từ địa phương những năm gần đây có chiều hướng tăng lên. Mặc dù nguồn vốn từ địa phương chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng CSXH huyện Thanh Miện nhưng sự tăng lên trong những năm gần đây cũng cho thấy rõ sự tích cực hoạt động, huy động vốn từ địa phương của Ngân hàng CSXH huyện Thanh Miện.

Nguồn vốn qua từng năm tăng lên đáng kể, nguồn vốn tự bổ sung của NHCSXH có sự tăng lên. Có được điều này một phần là do khuyến khích được các tổ chức, các nhân tham gia gửi tiền tiết kiệm, một phần là do nhận được nguồn vốn nhận ủy thác từ tỉnh.

Tuy nhiên, dù nguồn vốn những năm gần đây tăng lên, nguồn vốn huy động từ địa phương cũng tăng lên nhưng vẫn chiếm tỷ lệ rất nhỏ, chỉ khoảng 0,5% tổng nguồn vốn của Ngân hàng. Việc nguồn vốn từ Trung ương chiếm tỷ lệ quá lớn là nhược điểm khiến cho Ngân hàng bị thụ động trong công tác lập kê hoạch huy động vốn và cho vay. Điều này cũng là ngun nhân chính dẫn đến có sự chênh lệch giữa kế hoạch huy động vốn và cho vay với việc thực hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý vốn tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội cho các hộ vay tại huyện thanh miện, tỉnh hải dương (Trang 57)