Các đặc trưng cơ bản của quản lý vốn tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý vốn tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội cho các hộ vay tại huyện thanh miện, tỉnh hải dương (Trang 25 - 30)

Phần 1 Đặt vấn đề

2.1. Cơ sở lí luận

2.1.3. Các đặc trưng cơ bản của quản lý vốn tín dụng

* Đặc trưng cơ bản của tín dụng chính sách xã hội:

Một là, đây là kênh tín dụng khơng vì mục tiêu lợi nhuận: Mục tiêu của

tín dụng chính sách là khơng vì mục tiêu lợi nhuận mà là nhằm phục vụ sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống, góp phần thực hiện chương trình mục tiêu xóa đói giảm nghèo ổn định kinh tế - chính trị và bảo đảm an sinh xã hội.

Hai là, đối tượng vay vốn tín dụng chính sách xã hội theo Nghị định

78/2002/NĐ-CP của Chính phủ là người nghèo và các đối tượng chính sách khác theo chỉ định của Chính phủ bao gồm:

Bảng 2.1. Các chương trình và đối tượng cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội

Các chương trình vay Đối tượng vay

Cho vay hộ nghèo Hộ thuộc diện chuẩn hộ nghèo do Thủ tướng chính phủ quy định trong từng thời kỳ. Theo quyết định số 09/2011/QĐ- TTg ngày 30/1/2011 của Thủ tướng chính phủ về việc ban hành tiêu chuẩn hộ cận nghèo áp dụng giai đoạn 2011- 2015 quy định:

- Hộ nghèo ở nơng thơn là hộ có mức thu nhập bình qn từ 400.000 đồng/ người/ tháng trở xuống. - Hộ nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000 đồng/ người/ tháng trở xuống

Cho vay vốn đi xuất khẩu lao động

Hộ gia đình có nhu cầu vay vốn cho thành viên hộ đi lao động có thời hạn ở nước ngoài, thuộc các đối tượng: hộ gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo do Bộ Lao động Thương binh và xã hội công bố, bộ đội xuất ngũ

Cho vay hộ nghèo về nhà ở theo quyết định 167 của Thủ tướng chính phủ.

- Là hộ nghèo theo quy định của pháp luật, đang cư trú tại địa phương, có trong danh sách hộ nghèo mà UBND xã quản lý.

- Hộ chưa có nhà ở hoặc đã có nhà ở nhưng nhà ở quá tạm bợ, hư hỏng, dột nát, có nguy cơ sập đổ và khơng có khả năng tự cải thiện nhà ở.

- Hộ không thuộc diện đối tượng được hỗ trợ nhà ở theo

quy định tại Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20 tháng 7 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn và theo các chính sách hỗ trợ nhà ở khác. Cho vay học sinh sinh

viên

Học sinh, sinh viên có hồn cảnh khó khăn theo học tại các trường Đại học 9 (hoặc tương đương đại học), cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và tại các cơ sở đào tạo nghề được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam gồm:

- Học sinh, sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại khơng có khả năng lao động.

- Học sinh, sinh viên là thành viên của hộ gia đình thuộc một trong các đối tượng hộ nghèo hoặc hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người tối đa bằng 150% mức thu nhập bình quân đầu người của gia đình nghèo theo quy định.

- Học sinh, sinh viên mà gia đình gặp khó khăn về tài chính do tai nạn, bệnh dịch, thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh trong thời gian theo học có xác định của UBND xã, phường, thị trấn nơi cư trú.

Cho vay giải quyết việc làm

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh và người lao động.

Cho vay nước sạch và VSMTNT

Hộ gia đình định cư hợp pháp tại địa phương thuộc khu vực nơng thơn chưa có nước sạch hoặc có nhưng chưa đạt quy chuẩn, chưa đảm bải vệ sinh và hộ gia đình sau khi trả trả hết nợ vay vốn, có nhu cầu vay mới để xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp các cơng trình nước sạch và vệ sinh mơi trường nơng thôn đã sử dụng nhiều năm bị hư hỏng, xuống cấp, không đảm bảo theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được UBND cấp xã xác nhận.

Cho vay hộ cận nghèo Hộ thuộc diện chuẩn hộ cận nghèo do Thủ tướng chính phủ quy định trong từng thời kỳ. Theo quyết định số 09/2011/QĐ- TTg ngày 30/1/2011 của Thủ tướng chính phủ về việc ban hành tiêu chuẩn hộ cận nghèo áp dụng giai đoạn 2011- 2015 quy định:

- Hộ cận nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 401.000 đồng đến 520.000 đồng/ người/ tháng

- Hộ cận nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 501.000 đồng đến 650.000 đồng/ người/ tháng

Cho vay hộ thốt nghèo - Hộ gia đình đã từng là hộ nghèo, hộ cận nghèo, qua điều tra, rà sốt hàng năm có thu nhập bình qn đầu người cao hơn chuẩn cận nghèo theo quy định của pháp luật hiện hành, được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận và thời gian kể từ khi ra khỏi danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo tối đa là 3 năm.

Ba là, nguồn vốn để cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính

sách khác là nguồn vốn của Nhà nước, tức là nguồn vốn từ Ngân sách và có nguồn gốc từ Ngân sách.

Bốn là, người nghèo và các đối tượng chính sách khác khi vay vốn được

ưu đãi về lãi suất cho vay, điều kiện vay vốn (không phải thế chấp tài sản), thủ tục cho vay và cách tiếp cận với nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội.

- Về lãi suất cho vay: mức lãi suất cho vay thấp, được điều chỉnh theo từng thời kỳ và từng chương trình cho vay khác nhau.

Bảng 2.2. Lãi suất của Ngân hàng chính sách theo đối tượng cho vay

Đối tượng Lãi suất (%/tháng)

Hộ Nghèo 0,55

Hộ cận nghèo 0,66

Học sinh, sinh viên 0,55 Đối tượng vay vốn để giải quyết việc làm 0,55 Đối tượng đi lao động nước ngoài 0,55 Đối tượng vay làm cơng trình nước sạch, vệ

sinh môi trường

0,75 Đối tượng hộ nghèo vay làm nhà ở 0,4

Nguồn : Ngân hàng chính sách xã hội (2016)

- Về thời hạn cho vay: tín dụng trung - dài hạn, là khoảng thời gian được tính từ ngày đối tượng vay vốn bắt đầu nhận món tiền vay đến khi trả nợ (cả gốc và lãi) được ghi trong hợp đồng tín dụng.

Bảng 2.3. Thời hạn cho vay cuả Ngân hàng chính sách theo đối tượng vay

Đối tượng Thời hạn vay (tháng)

Hộ Nghèo 36

Hộ cận nghèo 36

Học sinh, sinh viên Tính theo thời gian đào tạo Đối tượng vay vốn để giải quyết việc làm 24 Đối tượng đi lao động nước ngoài 36 Đối tượng vay làm cơng trình nước sạch, vệ sinh

mơi trường

60

- Về hình thức đảm bảo tiền vay: tín dụng thuộc loại tín dụng cho vay theo Chỉ định của Chính phủ, khơng cần tài sản đảm bảo.

- Về mức tiền vay: mức cho vay tối đa được Chính Phủ quyết định theo từng thời kỳ và có mức điều chỉnh phù hợp với từng chương trình cho vay.

Bảng 2.4. Mức vốn vay của Ngân hàng chính sách theo đối tượng vay

Đối tượng Mức vốn vay

Hộ Nghèo Tối đa là 50 triệu đồng/hộ Hộ cận nghèo Tối đa là 50 triệu đồng/hộ

Học sinh, sinh viên Lượng vay tối đa là 1,25 triệu đồng/tháng Đối tượng vay vốn để giải quyết việc làm Tối đa là 50 triệu đồng

Đối tượng đi lao động nước ngoài Mức vốn vay tối đa là 100% chi phí trong hợp đồng lao động

Đối tượng vay làm cơng trình nước sạch, vệ sinh mơi trường

6 triệu đồng/ cơng trình/ hộ

Đối tượng hộ nghèo vay làm nhà ở Mức vốn vay tối đa là 80% nhà ở xã hội, 70% cải tạo xây dựng mới sửa chữa nhà ở Nguồn : Ngân hàng chính sách xã hội (2016)

`* Nguyên tắc cho vay:

- Người vay phải sử dụng vốn vay đúng mục đích xin vay. - Người vay phải trả nợ đúng hạn cả gốc lẫn lãi.

- Điều kiện được vay vốn

+ Người vay là hộ nghèo phải có địa chỉ cư trú hợp pháp và phải có trong danh sách hộ nghèo được Uỷ ban nhân dân cấp xã quyết định theo chuẩn nghèo do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công bố, được Tổ tiết kiệm và vay vốn bình xét, lập thành danh sách có xác nhận của ủy ban nhân dân cấp xã.

+ Người vay là các đối tượng chính sách khác thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà nước và các quy định trong Nghị định của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý vốn tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội cho các hộ vay tại huyện thanh miện, tỉnh hải dương (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)