Chủ động lập kế hoạch huy động vốn và cho vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý vốn tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội cho các hộ vay tại huyện thanh miện, tỉnh hải dương (Trang 89 - 90)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3.1.Chủ động lập kế hoạch huy động vốn và cho vay

4.3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm quản lý có hiệu quả vốn cho các hộ vay tạ

4.3.1.Chủ động lập kế hoạch huy động vốn và cho vay

Từ thực trạng nguồn vốn đang phụ thuộc rất nhiều từ nguồn vốn Trung ương, nguồn vốn huy động từ địa phương cịn rất ít, Vì vậy, để chủ động về nguồn vốn thì ngân hàng Chính sách xã hội cần:

Thứ nhất, xây dựng kế hoạch dài hạn trong 5 năm hay 10 năm: chủ động trong việc tạo lập nguồn vốn, cho vay.

Thứ hai, cải thiện năng lực tài chính và tặng tính tự chủ trong hoạt động của Ngân hàng CSXH.

Ngân hàng cần chủ động đề xuất phối hợp có hiệu quả với các bộ, ngành liên quan và chính quyền địa phương để tập trung các nguồn vốn tín dụng có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước vào một đầu mối, đa dạng hóa cơ cấu nguồn vốn, tăng tỷ lệ vốn cấp từ Ngân sách Trung ương... tạo điều kiện pháp ý và bảo lãnh nhà nước để tăng quy mơ vốn huy động của nước ngồi và các địa phương, các tổ chức và cá nhân ủy thác cho Ngân hàng CSXH thực hiện. Chính phủ xem xét cấp bổ sung vốn điều lệ, vốn dành cho các chương trình an sinh xã hội; tạo điều kiện để ngân hàng CSXH tiếp cận với các dự án ODA; khuyến khích các địa phương, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đóng góp vào nguồn vốn ủy thác, tăng quy mô phát hành trái phiếu, huy động vốn từ dân cư.

Thứ ba, tăng lãi suất huy động và đưa ra các chương trình khuyến mại để huy động tiết kiệm từ người dân. Hiện nay, các ngân hàng thương mại đưa ra rất nhiều các sản phẩm dịch vụ mới, tăng lãi suất huy động tiền gửi nhằm thu hút khách hàng sử dụng sản phẩm của mình. Vì vậy, việc huy động vốn của NHCSXH cũng gặp khó khăn hơn do có sự chênh lệch về lãi suất, chất lượng sản phẩm dịch vụ…

Thứ tư, kêu gọi sự tài trợ từ các tổ chức để tăng cường nguồn vốn được đầu tư cho các đối tượng thuộc diện ưu đãi. Bên cạnh đó tích cực vận động các Đồn thể huy động tiết kiệm của các thành viên tham gia. Hoạt động này vừa có khả năng huy động vốn với lãi suất thấp vừa tạo tính đồn kết giữa các cá nhân trong tổ chức.

Thứ năm, thắt chặt chất lượng tín dụng cho hộ nghèo, tránh cho vay không đúng đối tượng, chồng chéo, tránh những rủi ro mang tính chủ quan để đảm bảo an toàn vốn cho Nhà nước.

Thứ sáu, cần tranh thủ khai thác tối đa nguồn vốn do ngân sách cấp, song cũng cần chủ động một phần nguồn vốn tự huy động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý vốn tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội cho các hộ vay tại huyện thanh miện, tỉnh hải dương (Trang 89 - 90)