Nội dung của quản lý vốn tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý vốn tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội cho các hộ vay tại huyện thanh miện, tỉnh hải dương (Trang 30 - 35)

Phần 1 Đặt vấn đề

2.1. Cơ sở lí luận

2.1.4. Nội dung của quản lý vốn tín dụng

2.1.4.1. Quy trình cho vay

Căn cứ vào nguồn vốn được phân bổ và tổng nguồn vốn tự huy động, Ngân hàng CSXH phân bổ chỉ tiêu theo số hộ nghèo và gia đình chính sách tại các xã, thị trấn. Tổ TK&VV tiến hành họp bình xét cơng khai, lựa chọn số hộ có nhu cầu vay vốn là thành viên tổ TK&VV sau đó mới gửi hồ sơ vay vốn kèm danh sách hộ nghèo đề nghị vay vốn đến ngân hàng CSXH. Căn cứ vào đề nghị của UBND xã và danh sách hộ nghèo vay vốn, Ngân hàng CSXH tiến hành thẩm định và xét duyệt danh sách hộ nghèo được vay, mức vốn vay theo mục đích vay và lên kế hoạch giải ngân.

Bước 1: Khi có nhu cầu vay vốn, người vay viết Giấy đề nghị vay vốn (theo mẫu) gửi cho Tổ TK&VV.

Bước 2: Tổ TK&VV cùng tổ chức chính trị xã hội tổ chức họp để bình xét những hộ đủ điều kiện vay vốn, lập danh sách trình UBND cấp xã xác nhận là đối tượng được vay và cư trú hợp pháp tại xã.

Bước 3: Tổ TK&VV thông qua tổ chức CT-XH gửi hồ sơ đề nghị vay vốn về ngân hàng.

Bước 4: Ngân hàng phê duyệt cho vay và thông báo tới UBND cấp xã. Bước 5: UBND cấp xã thông báo tới các tổ chức CTXH

Bước 6: Các tổ chức CTXH thông báo tới tổ TK&VV

Bước 7: Tổ TK&VV thơng báo cho các tổ viên hộ gia đình vay vốn biết danh sách hộ được vay, thời gian và địa điểm giải ngân.

Bước 8: Ngân hàng tiến hành giải ngân đến người vay.

2.1.4.2. Kế hoạch huy động vốn và cho vay.

Quy trình lập kế hoạch huy động vốn và cho vay phải được xây dựng căn cứ vào tình hình thực hiện năm trước, khả năng huy động vốn có thể, kế hoạch xóa đói giảm nghèo và giúp đỡ gia đình chính sách của địa phương.

Việc lập kế hoạch huy động vốn và cho vay của Ngân hàng CSXH thường căn cứ vào thực tế cho vay hằng năm và các chỉ tiêu cơ bản:

- Tổng số hộ trên địa bàn

- Dự kiến số hộ vay trong kỳ kế hoạch. - Mức vay bình quân mỗi hộ.

- Doanh số cho vay trong kỳ. - Doanh số thu nợ trong kỳ. - Dư nợ cuối kỳ.

2.1.4.3. Quá trình giải ngân

Kế toán căn cứ vào giấy đề nghị vay vốn và danh sách, lập chứng từ chi tiền theo mẫu in sẵn của Bên cho vay quy định (phiếu chi).

Thủ quỹ căn cứ vào chứng từ, sổ tiết kiệm và vay vốn đã có đủ chữ ký và các yếu tố hợp lệ để phát tiền trực tiếp cho hộ vay vốn.

Cuối ngày: kế tốn và thủ quỹ khóa sổ và đối chiếu theo chế độ quy định. Nếu giải ngân tại xã (phường, thị trấn) thì bên cho vay lập thủ tục ứng tiền cho tổ cho vay lưu động đi phát tiền vay tại xã (phường, thị trấn) và quyết toán ngay sau khi về theo chế độ kế toán hiện hành. Việc vận chuyển tiền trên đường đi phải đảm bảo an toàn tuyệt đối theo quy định của chế độ kho quỹ.

2.1.4.4. Quản lý nợ và thu hồi nợ

* Thu hồi nợ vay:

Vốn vay phải được hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi theo đúng thời hạn đã cam kết.

Thu nợ gốc: NH CSXH tổ chức việc thu nợ gốc trực tiếp tới từng hộ vay tại điểm giao dịch theo quy định sau:

- Món vay ngắn hạn: Thu nợ gốc một lần khi đến hạn.

- Món vay trung hạn: Phân kỳ trả nợ nhiều lần: 6 tháng hoặc 1 năm một lần do NH CSXH và hộ vay thỏa thuận. Hộ vay được quyền trả nợ trước hạn.

* Thu lãi: Có hai hình thức:

- Thu gốc đến đâu thu lãi đến đó (cùng 1 lần).

- Thu lãi theo định kỳ hàng tháng hoặc hàng quý do hai bên thỏa thuận. - Đối với khoản nợ trong hạn, thực hiện thu lãi định kỳ hàng tháng hoặc quý trên số dư nợ theo thỏa thuận giữa Bên cho vay và hộ vay. Những khoản vay từ 6 tháng trở xuống thu lãi và gốc một lần khi đến hạn. Lãi chưa thu được của kỳ trước chuyển sang thu vào kỳ hạn kế tiếp.

- Các khoản nợ quá hạn thu gốc đến đâu thu lãi đến đó. Riêng các khoản nợ khó địi ưu tiên thu gốc trước thu lãi sau. Số lãi chưa thu được hạch toán ngoại bảng để có kế hoạch thu sát với thực tế.

- Mỗi lần thu nợ, thu lãi, thu tiết kiệm; kế toán, thủ quỹ Bên cho vay phải ký đủ các chữ ký quy định trên các chứng từ liên quan và trên sổ tiết kiệm và vay vốn (cả sổ lưu Bên cho vay và sổ của hộ vay giữ).

- Định kỳ (quý hoặc năm); Bên cho vay đối chiếu số dư nợ gốc, số tiền lãi và tiền tiết kiệm thu được giữa chứng từ, sổ tiết kiệm và vay vốn lưu tại Bên cho vay với sổ tiết kiệm và vay vốn của hộ vay lưu giữ.

2.1.4.5. Kiểm tra, giám sát và sử lý rủi ro

Trước khi phát tiền vay cho người vay, Ngân hàng CSXH phải kiểm tra: - Người vay phải là thành viên của Tổ TK&VV do tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo văn bản hướng dẫn của Ngân hàng CSXH.

- Người vay có tên trong danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn Ngân hàng CSXH do Tổ TK&VV bình xét, lập danh sách và đượcUBND cấp xã xác nhận.

- NH CSXH uỷ thác cho tổ chức chính trị - xã hội, Tổ TK&VV kiểm tra việc sử dụng vốn vay của từng người vay trong phạm vi 30 ngày kể từ ngày nhận tiền vay và kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất. Ngân hàng CSXH phối hợp với tổ chức chính trị - xã hội kiểm tra việc sử dụng vốn vay và chấp hành quy định cho vay của người vay khi cần thiết. Kết quả kiểm tra của tổ chức chính trị - xã hội, Tổ TK&VV được gửi cho Ngân hàng CSXH sau khi hoàn thành việc kiểm tra

- Tiến hành kiểm tra định kỳ đối với các loại tín dụng.

- Xây dựng kế hoạch, chương trình, nội dung quá trình kiểm tra một cách thận trọng, chi tiết.

- Kiểm tra thường xuyên các món vay lớn, vì khi xảy ra rủi ro đối với những món vay lớn sẽ ảnh hưởng xấu tới tình hình tài chính của ngân hàng

Để hạn chế khách hàng sử dụng sai mục đích hoặc sử dụng vốn vào hoạt động kinh doanh có mức độ rủi ro cao, dẫn đến ít khả năng thanh tốn, trong q trình cho vay, nhân viên tín dụng phải thường xun kiểm tra đánh giá tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng,, vấn đề tuân thủ các điều khoản trong hợp đồng tín dụng.

* Xử lý nợ đến hạn:

Có 4 phương án xử lý nợ đến hạn như sau: (1) Cho vay lưu vụ:

- Trường hợp áp dụng cho vay lưu vụ: + Các khoản vay ngắn hạn và trung hạn

+ Áp dụng cho các khoản vay đầu tư ngành nghề SXKD có chu kỳ kế tiếp như chu kỳ SXKD trướcđiều kiện cho vay lưu vụ:

+ Khoản vay đã đến hạn trả nhưng hộ vay vẫn còn nhu cầu vay vốn cho chu kỳ SXKD liền kề.

+ Phương án đang vay có hiệu quả.

+ Hộ vay trả đủ số lãi còn nợ của khoản vay trước và chưa thoát nghèo. - Mức cho vay lưu vụ tối đa không quá số dư nợ còn lại của hộ vay vốn đến ngày cho vay lưu vụ.

Thời hạn cho vay lưu vụ là thời hạn của chu kỳ SXKD tiếp theo Nhưng tối đa không quá thời hạn đã cho vay

- Lãi suất cho vay được áp dụng theo lãi suất hiện hành tại thời điểm cho vay lưu vụ.

- Thủ tục vay lưu vụ:

+ Trước 5 ngày đến hạn trả cuối cùng, làm Giấy đề nghị vay lưu vụ gửi Ngân hàng CSXH.

+ Các thủ tục khác không phải lập lại.

+ Ngân hàng CSXH khơng thực hiện việc hạch tốn giả cho vay, giả thu nợ.

(2) Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ:

- Trường hợp hộ vay có khó khăn, chưa trả được nợ gốc theo đúng kỳ hạn đã thoả thuận do nguyên nhân:

+ Chưa kết thúc chu kỳ SXKD.

+ Chưa tiêu thụ ñược sản phẩm hoặc hộ vay gặp khó khăn tạm thời về tài chính.

- Khoản nợ của kỳ hạn nợ được theo dõi vào kỳ hạn trả nợ tiếp theo (không chuyển nợ quá hạn của từng kỳ hạn và người vay không phải làm thủtục điều chỉnh kỳ hạn nợ).

(3) Gia hạn nợ:

- Trường hợp hộ vay không trả nợ đúng hạn do thiên tai, dịch bệnh và nguyên nhân khách quan khác, đã được Ngân hàng CSXH kiểm tra xác nhận và có Giấy đề nghị gia hạn nợ (mẫu số 09/TD), thì Ngân hàng CSXH xem xét cho gia hạn nợ.

- Thời gian cho gia hạn nợ: Ngân hàng CSXH có thể thực hiện việc gia hạn nợ một hay nhiều lần đối với một khoản vay nhưng tổng số thời gian cho gia hạn nợ không quá 12 tháng đối với cho vay ngắn hạn và không quá 1/2 thời hạn cho vay đối với cho vay trung hạn.

Chuyển nợ quá hạn:

- Các trường hợp chuyển nợ quá hạn: + Hộ vay sử dụng vốn vay sai mục đích.

+ Có khả năng trả khoản nợ đến hạn nhưng không trả hoặc đến kỳ hạn trả nợ cuối cùng, hộ vay khơng được gia hạn nợ thì Ngân hàng CSXH chuyển toàn bộ số dư nợ sang nợ quá hạn.

- Sau khi chuyển nợ quá hạn, Ngân hàng CSXH phối hợp với chính quyền sở tại, các tổ chức chính trị - xã hội có biện pháp tích cực thu hồi nợ.

Theo giải pháp xử lý nợ xấu, đối với các khoản nợ xấu bị rủi ro do nguyên nhân khách quan đủ điều kiện xử lý theo quy định tại Quyết định số 50/2010/QĐ-TTg ngày 28/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ thì Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện xử lý rủi ro kịp thời theo đúng quy định.

Các khoản nợ đã được khoanh nợ, Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện theo đúng quy định tại Quyết định số 50/2010/QĐ-TTg ngày 28/7/2010 và Thông tư số 161/2010/TT-BTC ngày 20/10/2010 của Bộ Tài chính.

Cịn các khoản nợ xấu tồn đọng nhận bàn giao khơng có khả năng thu hồi và các khoản nợ xấu khơng có khả năng thu hồi phát sinh trong q trình hoạt động khơng đủ điều kiện xử lý theo Quyết định số 50/2010/QĐ-TTg thì Ngân

hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính thẩm tra, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Đối với các khoản nợ xấu phát sinh do các nguyên nhân như: Học sinh, sinh viên ra trường chưa xin được việc làm hoặc việc làm có thu nhập khơng ổn định mà gia đình gặp khó khăn chưa có khả năng trả nợ; học sinh, sinh viên chết, gia đình gặp khó khăn chưa có khả năng trả nợ...; người lao động nước ngoài phải về nước trước hạn do nhiều nguyên nhân khác nhau sau khi về nước khơng có khả năng trả nợ; các khoản nợ xấu được đánh giá có khả năng thu hồi nhưng người vay khơng có ý thức trả nợ do nhiều nguyên nhân như: khách hàng có khả năng trả nợ nhưng không trả, sử dụng vốn vay sai mục đích... sau khi áp dụng các biện pháp đôn đốc, thu hồi mà vẫn không thu được nợ, Ngân hàng Chính sách xã hội tổng hợp báo cáo Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Các khoản nợ quá hạn khách hàng có khả năng trả nợ, có ý thức trả nợ, những khoản vay được đánh giá có khả năng trả nợ nhưng chây ỳ không trả nợ,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý vốn tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội cho các hộ vay tại huyện thanh miện, tỉnh hải dương (Trang 30 - 35)