Bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý vốn tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội cho các hộ vay tại huyện thanh miện, tỉnh hải dương (Trang 47 - 48)

Phần 1 Đặt vấn đề

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.3. Bài học kinh nghiệm

- Phải tranh thủ được sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, phải tạo được cơ chế phối hợp đồng nhất, chặt chẽ, cụ thể giữa các tổ chức chính trị xã hội với NHCSXH; làm tốt công tác tuyên truyền, phát huy tinh thần chủ động, trách nhiệm của hội viên, nhất là những người thuộc diện được thụ hưởng các chính sách tín dụng ưu đãi.

- Tín dụng ngân hàng cho hộ nghèo và các gia đình có hồn cảnh khó khăn cần được sự trợ giúp từ phía Nhà nước. Vì cho vay hộ nghèo có nhiều rủi ro, trước hết là rủi ro về nguồn vốn. Sau là rủi ro về cho vay, nghĩa là rủi ro mất vốn. Nhà nước cần có chính sách cấp bù cho những khoản tín dụng bị rủi ro bất khả kháng mà không thu hồi được.

- Đơn giản hóa thủ tục cho vay, thay thế yêu cầu thế chấp truyền thống bằng việc đảm bảo nợ theo món vay.

- Từng bước tiến tới hoạt động theo cơ chế lãi suất thực dương. Lãi suất cho vay đối với người nghèo khơng nên q thấp vì lãi suất q thấp sẽ khơng huy động được tiềm năng về vốn ở nông thôn, người vay vốn không chịu tiết kiệm và vốn được sử dụng khơng đúng mục đích, kém hiệu quả kinh tế.

Tóm lại: thực hiện cơng cuộc xóa đói giảm nghèo ở mỗi nước đều có cách làm khác nhau, thành cơng ở một số nước đều bắt nguồn từ thực tiễn nước đó. Ở Việt Nam, trong thời gian qua đã bước đầu rút ra được bài học kinh nghiệm của các nước trên thế giới về việc giải quyết nghèo đói.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý vốn tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội cho các hộ vay tại huyện thanh miện, tỉnh hải dương (Trang 47 - 48)