4.3.8.1.Nâng cao trình độ về khoa học kỹ thuật của người dân để tăng năng suất về kinh tế, tận dụng được nguồn vốn vay và hạn chế tối đa rủi ro trong việc cho vay vốn
Một trong những rủi ro khi cho vay là do trình độ hiểu biết của người nghèo có hạn nên đồng vốn vay thường được sử dụng kém hiệu quả. Người nghèo không chỉ thiếu vốn mà còn thiếu kiến thức về tổ chức quản lý sản xuất, về khoa học công nghệ, cả về thị trường... Chính vì lẽ đó cùng với việc cung ứng vốn cho hộ nghèo cần phải giúp đỡ cho họ khắc phục những yếu kém nói trên thì mới có thể nâng cao năng suất trong trồng trọt và chăn nuôi để có thể trả nợ và thoát khỏi cảnh nghèo. Việc kết hợp cho vay vốn với những chương trình khuyến nông và tư vấn, hướng dẫn sử dụng vốn cho hộ nghèo sẽ hạn chế rủi ro trong việc đầu tư, sản xuất kinh doanh giúp người nghèo sử dụng vốn có hiệu quả, nâng cao đời sống và trả nợ ngân hàng đúng hạn.
Nhận thức của người vay là có hạn, vì vậy việc làm sao để nâng cao nhận thức của người vay là cần thiết. Ngân hàng CSXH cần phối kết hợp với các đoàn thể chính trị xã hội tổ chức các buổi nói chuyện trực tiếp với người dân, áp dụng những phương pháp làm việc nhóm để hướng dẫn người dân về cách sản xuất về giống cây trồng, vật nuôi sao cho hiệu quả nhất.
Hiện nay, một số sản phẩm của nông dân sản xuất ra không đáp ứng nhu cầu của đa số người tiêu dùng; hoạt động SXKD của nông dân còn manh mún, nhỏ lẻ... Để khắc phục điều này, Nhà nước cần có chính sách hướng dẫn hộ vay chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện từng vùng, từng thời điểm. Đồng thời có chính sách hỗ trợ việc tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm cho hộ nghèo; tiến tới việc cho nông dân mua bảo hiểm từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm của mình làm ra. Tránh việc sản phẩm làm ra không có thị trường tiêu thụ, dẫn đến rủi ro trong tiêu thụ sản phẩm.
4.3.8.2. Hoàn thiện công tác tổ chức thực hiện cho vay
Công tác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách là trọng tâm của Ngân hàng CSXH, do vậy để tránh những sai sót và rủi cho trong quá
trình cho vay vốn ưu đãi tín dụng thì NHCSXH huyện Thanh Miện cần lưu ý một số giải pháp sau:
- Hoàn thiện khâu bình xét cho vay từ cơ sở một cách công bằng, dân chủ, công khai, minh bạch để lựa chọn ra những hộ vay cần vốn ưu đãi nhất, sử dụng vốn có hiệu quả , tránh tình trạng cho vay không đúng đối tượng hoặc các hộ vay sử dụng vốn sai mục đích.
- Bên cạnh tập huấn thường xuyên về nghiệp vụ ủy thác, Ban quản lý tổ TK&VV cần phải được trang bị thêm về kiến thức quản lý và kỹ năng làm việc. Ban quản lý Tổ cần trang cường theo dõi, quản lý chặt chẽ trên địa bàn để biết rõ hoàn cảnh của từng hộ vay; tổ chức sinh hoạt Tổ thường xuyên như đã quy định trong quy ước của Tổ. Thông qua các buổi sinh hoạt Tổ giúp thành viên chia sẻ kinh nghiệm sử dụng vốn tốt hơn, đồng thời giúp Ban quản lý Tổ thu lãi dễ hơn.
- NHCSXH cần phối hợp tốt với các tổ chức hội đoàn thể, chính quyền địa phương phổ biến đầy đủ , kịp thời chế độ tín dụng chính sách đến toàn thể người dân trên địa bàn, cần đi sâu vào các đối tượng thuộc diện chính sách thụ hưởng đồng thời truyền tải đồng vốn tín dụng chính sách đến đúng đối tượng có hiệu quả góp phần tích cực cùng các cấp, các ngành vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội ở huyện Thanh Miện.
- Thực hiện tốt việc cho vay thông qua các tổ chức đoàn thể tại địa phương, cho vay theo mục tiêu các chương trình cho vay. Công tác cho vay vốn ưu đãi cần lưu ý nâng cao hiệu qua của công tác cho vay và tăng khả năng tiếp cận vốn của các đối tượng ưu đãi thông qua các tổ chức đoàn thể ở địa phương.
4.3.8.3. Chú trọng trong công tác thẩm định hồ sơ vay vốn
- Việc vay vốn là vô cùng quan trọng và cần thiết. Đối tượng cho vay vó đúng hay không phụ thuộc hoàn toàn vào khâu thẩm định. Để có thể giảm thiểu đến mức thấp nhất những khoản nợ xấu và đưa ra quyết định phù hợp, thẩm định là một trong những khâu quan trọng trong việc ra quyết định cho vay giúp ngân hàng phòng ngừa được rủi ro đối với các khoản nợ.
- Các tổ TK&VV là đơn vị đầu tiên tiếp nhận và trực tiếp thẩm định xem hộ vay vốn có đúng đối tượng hay không, hồ sơ vay vốn có đúng không. Vì vậy, việc nâng cao trình độ nghiệp vụ cho thành viên tổ TK&VV là cần thiết. Các lớp tập huấn về nghiệp vụ cho vay, về thẩm định vay vốn cần được diễn ra thường xuyên.
- Ngân hàng CSXH là đơn vị thẩm định lại hồ sơ vay vốn sau khi các tổ TK&VV đã bình xét và đưa lên. Cán bộ thẩm định phải bố trí sao cho hợp lý, tránh sự chồng chéo, đảm bảo sắp xếp cán bộ có đủ trình độ, năng lực, chuyên môn, trách nhiệm làm công tác này. Phân công cán bộ thẩm định cũng phải căn cứ vào trình độ, kinh nghiệm, thế mạnh của từng người. hộ vay
Trình độ, năng lực, kinh nghiệm cũng như đạo đức nghề nghiệp là nhân tố rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công tác thẩm định. Ngân hàng cần chú trọng tới công tác bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm và thường xuyên bám sát cơ sở, tiếp cận hộ vay để nắm kịp thời những biến động của hộ vay, từ đó có những cách xử lý phù hợp, tránh rủi ro trong việc cho vay vốn.
Tăng chất lượng trong việc thu thập thông tin.Trong buổi phỏng vấn cán bộ thẩm định cần tạo ra không khí thân mật, cởi mở và hướng cuộc nói chuyện vào chủ đề đã định nhằm thu được những thông tin cần thiết về khả năng trả nợ, tình hình thanh toán của doanh nghiệp, vị thế của doanh nghiệp…Qua đây cán bộ thẩm định cũng có thể xác định được sự thành thật, mức độ tin tưởng vào các thông tin mà doanh nghiệp đưa ra. Tăng chất lượng trong việc thu thập thông tin
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN
Qua việc nghiên cứu giải pháp quản lý vốn cho các hộ vay tại Ngân hàng CSXH huyện Thanh Miện cho thấy:
Việc quản lý vốn cho hộ vay của Ngân hàng CSXH là những hoạt động nhằm tác động vào đối tượng là nguồn vốn cho các hộ nghèo và đối tượng chính sách phát huy được tác dụng như: cho vay đúng đối tượng, sử dụng vốn vay đúng mục đích, việc xây dựng kế hoạch huy động vốn và cho vay có sát với thực tế, đảm bảo quy trình cho vay, quá trình giải ngân, kiểm tra, giám sát, xử lý nợ xấu và rủi ro đảm bảo nguồn vốn cho các hộ vay, từ đó nâng cao được chất lượng hoạt động tín dụng ưu đãi của NHCSXH đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách.
Vốn cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách có vai trò to lớn trong công cuộc xóa đói giảm nghèo thông qua kênh tín dụng ưu đãi của Ngân hàng CSXH để nguồn vốn đến được tay người vay bằng hình thức thông qua các tổ chức chính trị xã hội địa phương giúp hộ nghèo và đối tượng chính sách có điều kiện đi lên thoát nghèo.
Việc quản lý vốn tín dụng cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách thông qua các chỉ tiêu phân tích về việc lập kế hoạch vay vốn và cho vay, tổ chức thực hiện cho vay, quá trình kiểm tra, giám sát và xử lý, thu hồi nợ vay.
Ngân hàng CSXH huyện đã chủ động trong việc lập kế hoạch huy động vốn và cho vay. Kết quả thể hiện nguồn vốn huy động tăng qua các năm, riêng năm 2015 có sự tăng cao về nguồn vốn tự huy động. Kế hoạch cho vay đã bám sát vào thực tế để xây dựng. Tuy nhiên, việc huy động vốn còn phụ thuộc rất lớn vào nguồn vốn từ trung ương. Khả năng tự chủ về nguồn vốn của Ngân hàng CSXH huyện Thanh Miện rất kém.
Nguồn vốn giải ngân cho vay của Ngân hàng CSXH được biểu hiện qua số dư nợ cho hộ vay trong những năm gần đây tăng lên liên tục, đáp ứng nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và đối tượng thuộc diện ưu đãi.
Việc kiểm tra, giám sát được tiến hành định kỳ, Ngân hàng CSXH huyện Thanh Miện đã thực hiện tốt việc duy trì nợ quá hạn, tỷ lệ nợ quá hạn thấp đảm bảo rủi ro nguồn vốn vay.
Vốn vay ưu đãi đã có tác dụng lớn đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách, năm 2014 có hơn 1000 hộ thoát nghèo nhờ nguồn vốn vay tích cực này.
Tuy có nhiều chuyển biến tích cực, tuy nhiên việc quả lý vốn vay tạo Ngân hàng CSXH huyện Thanh Miện vẫn còn một số hạn chế. Trên cơ sở đó, Ngân hàng CSXH huyện Thanh Miện nên triển khai một số giải pháp sau:
Nâng cao khả năng tự chủ về nguồn vốn cho vay của Ngân hàng chính sách xã hội.
Tăng mức độ linh hoạt trong giải ngân
Thực hiện tốt việc cho vay thông qua các tổ chức doàn thể tại địa phương. Tăng cường kiểm tra, giám sát, thực hiện việc thu hồi nợ cũng như phòng ngừa rủi ro.
Củng cố, hoàn thiện mạng lưới cho vay.
Kết hợp cung ứng vốn vay kết hợp với công tác khuyến nông, tư vấn, hướng dẫn sử dụng vốn cho hộ nghèo.
Hoàn thiện công tác tổ chức thực hiện cho vay.
5.2. KIẾN NGHỊ
5.2.1. Đối với Nhà nước
- Hạ lãi suất cho vay cận nghèo và vay nước sạch và vệ sinh môi trường. - Đề nghị Hội đồng quản trị Ngân hàng CSXH Việt Nam trình chính phủ xem xét mở rộng đối tượng cho vay đối với hộ cận nghèo để hộ vay có vốn tiếp tục đầu tư sản xuất, tránh bị tái nghèo.
- Nâng mức cho vay Học sinh sinh viên lên 16 triệu đồng/năm. Mức vốn vay tối đa được áp dụng cho năm học 2009-2010 là 900.000 đồng/tháng/HSSV. Đến năm học 2011-2012, Chính phủ đã điều chỉnh mức vốn vay lên 1000.000 đồng/tháng/HSSV. Đến năm 2013-2014 mức vốn vay tăng lên 1.100.000 đồng/tháng. Mức tăng này chỉ đủ bù đắp sự gia tăng tiền học phí theo như đề án đổi mới cơ chế tài chính trong giáo dục và đào tạo giai đọan 2009-2014, mà không tính đến sự tăng giá liên tục của các mặt hàng tiêu dùng, đặc biệt là mặt hàng lương thực thực phẩm. Ngoài ra các chi phí về thuê phòng trọ, mua đồ dùng học tập và các phương tiện đi lại cũng gia tăng với tốc độ chóng mặt. Bên cạnh đó theo như mục đích cho vay là để hỗ trợ HSSV trang trải một phần chi phí cho
việc học tập, sinh hoạt trong thời gian theo học tại trường bao gồm: tiền nộp học phí; chi phí mua sắm sách vở, phương tiện học tập, nghiên cứu; chi phí khác,… thì mức vay vốn tối đa một tháng đối với một HSSV hiện nay là 1.250.000 đồng chưa đáp ứng đủ nhu cầu của HSSV.
- Đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn các địa phương thực hiện rà soát, điều chỉnh, bổ sung kịp thời vào danh sách những hộ thuộc diện cận nghèo làm căn cứ xác nhận, đảm bảo đối tượng này được kịp thời tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi.
- Đề nghị có chủ trương tăng cường các nguồn vốn vay cho nông dân, đặc biệt là các nguồn vốn vay giải quyết việc làm, vốn vay cho hộ cận nghèo và các hộ có nhu cầu phát triển sản xuất, kinh doanh hàng hóa.
- Tiếp tục chỉ đạo hệ thống ngân hành CSXH đơn giản hóa hơn nữa thủ tục cho vay, nâng dần mức vay và lãi suất cho vay.
5.2.2. Đối với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Thanh Miện
- Với sự chỉ đạo của ngân hàng cấp trên và UBND tỉnh cùng với sự vào cuộc của các cấp chính quyền, NHCSXH Chi nhánh Thanh Miện nên thực hiện đồng bộ các giải pháp, tập trung mọi nguồn lực, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch nguồn vốn huy động tại địa phương do ngân hàng cấp trên giao. Đồng thời phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng, các địa phương điều tra đầy đủ, kịp thời bổ sung các hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, các đối tượng chính sách cần nguồn vốn tín dụng... để xây dựng kế hoạch giải ngân đúng đối tượng, quyết tâm không để một HSSV nào đủ điều kiện, có nhu cầu nhưng lại không được vay vốn.
Phát huy được vai trò, trách nhiệm trong việc thực hiện tốt các nội dung ủy thác, ủy nhiệm đã ký kết với ngân hàng.
Ngân hàng Chính sách xã hội tiếp tụccải tiến thủ tục vay vốn; chỉ đạo các đơn vị trực thuộc duy trì và thực hiện nghiêm túc công tác giao dịch lưu động tại xã, đảm bảo việc giải ngân, thu nợ, thu lãi, thu tiết kiệm… Nâng cao chất lượng hoạt động của đơn vị nhận uỷ thác và Tổ TK&VV. Phối hợp với các tổ chức chính trị xã – xã hội các cấp tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, củng cố hoạt động của các Tổ tiết kiệm và vay vốn.
Bên cạnh đó, ngân hàng phối hợp với các cấp, các ngành, các tổ TK&VV cung cấp đầy đủ thông tin về chương trình tín dụng tới những đối tượng chính
sách, nhằm nâng cao ý thức trong việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, nỗ lực học tập để sau này có việc làm, có điều kiện trả tiền vay, bảo đảm nguồn vốn quay vòng để các thế hệ tiếp theo tiếp tục được vay vốn. Công tác cho vay được ngân hàng phối hợp chặt chẽ với các địa phương và các tổ chức nhận ủy thác tín dụng thực hiện công khai, minh bạch; đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc bình xét để đồng vốn đến được với đúng đối tượng...
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Thị Vẻ (2013). Quản lý vốn vay ưu đãi của Ngân hàng chính sách xã hội Huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình. Luận văn thạc sĩ. Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
2. Chi cục thống kê huyện Thanh Miện (2013). Báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội huyện Thanh Miện năm 2013.
3. Chi cục thống kê huyện Thanh Miện (2014). Báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội huyện Thanh Miện năm 2014.
4. Chi cục thống kê huyện Thanh Miện (2015). Báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội huyện Thanh Miện năm 2015.
5. Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội huyện Thanh Miện (2013). Báo cáo kết quả hoạt động năm 2013, phương hướng nhiệm vụ năm 2014.
6. Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội huyện Thanh Miện (2014). Báo cáo kết quả hoạt động năm 2014, phương hướng nhiệm vụ năm 2015.
7. Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội huyện Thanh Miện (2015). Báo cáo kết quả hoạt động năm 2015, phương hướng nhiệm vụ năm 2016
8. Dương Hữu Hạnh (1973). Quản trị Ngân hàng thương mại trong cạnh tranh toàn cầu. Đại học kinh tế (1989-1990) Văn Lang. tr. 107.
9. Đinh Hương Sơn (2013). Quản lý chương trình nhận ủy thác cho vay tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo tại Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang.Luận văn tốt nghiệp Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
10. Đoàn Thị Thu Hà và Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2011). Giáo trình quản trị học, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội.
11. Hội nông dân Việt Nam (2013). Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện ủy thác cho vay vốn đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác giai đoạn 2003- 2012. Truy cập ngày 16/04/2016 tại: