Công tác lập kế hoạch huy động vốn và cho vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý vốn tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội cho các hộ vay tại huyện thanh miện, tỉnh hải dương (Trang 65 - 69)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1 Quản lý vốn tín dụng tại ngân hành chính sách xã hội huyện Thanh Miện

4.1.2. Công tác lập kế hoạch huy động vốn và cho vay

4.1.2.1 Nguồn vốn cho các hộ vay

Bảng 4.2. Cơ cấu nguồn vốn của NHCSXH huyện Thanh Miện qua các năm

ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2013 2014 2015 Số lượng (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số lượng (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số lượng (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Tổng 186.906 100 187.407 100 199.393 100 Vốn từ TW 186.106 99,57 186.507 99,5 198.393 99,5 Vốn từ địa phương 800 0,43 900 0,5 1000 0,5

Nguồn: NHCSXH huyện Thanh Miện (2016)

Vì là ngân hàng hoạt động vì người nghèo và các đối tượng chính sách nên chi nhánh khơng hoạt động vì mục đích lợi nhuận mà là nhằm thực hiện các chương trình, chính sách của Nhà nước về dân sinh và phúc lợi xã hội. Trong những năm qua, dù có huy động nguồn vốn bên ngồi từ các tổ chức, cá nhân song do lượng người vay vốn của chi nhánh rất lớn trong khi mức lãi suất cho vay lại thấp nên nguồn vốn hoạt động phải phụ thuộc chủ yếu vào nguồn vốn phân bổ của Trung ương.

Trong năm 2014 tổng nguồn vốn so với năm 2013 tăng 501 triệu đồng. Năm 2015 tổng nguồn vốn lại tăng lên đáng kể, tăng 12.487 triệu đồng so với năm 2013 và tăng 11.986 triệu đồng so với năm 2014. Nguồn vốn từ Trung ương luôn chiếm tỷ lệ cao trong tổng nguồn vốn của NHCSXH. Năm 2013, nguồn vốn từ Trung ương là 186.106 triệu đồng, chiến 99,57% tổng nguồn vốn. Năm 2014 nguồn vốn từ Trung ương là 186.507 triệu đồng, chiếm 99,5% tổng nguồn vốn. Năm 2015 nguồn vốn từ Trung ương là 198.393 triệu đồng, chiếm 99,5% tổng nguồn vốn. Nguồn vốn từ địa phương những năm gần đây có chiều hướng tăng lên. Mặc dù nguồn vốn từ địa phương chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng CSXH huyện Thanh Miện nhưng sự tăng lên trong những năm gần đây cũng cho thấy rõ sự tích cực hoạt động, huy động vốn từ địa phương của Ngân hàng CSXH huyện Thanh Miện.

Nguồn vốn qua từng năm tăng lên đáng kể, nguồn vốn tự bổ sung của NHCSXH có sự tăng lên. Có được điều này một phần là do khuyến khích được các tổ chức, các nhân tham gia gửi tiền tiết kiệm, một phần là do nhận được nguồn vốn nhận ủy thác từ tỉnh.

Tuy nhiên, dù nguồn vốn những năm gần đây tăng lên, nguồn vốn huy động từ địa phương cũng tăng lên nhưng vẫn chiếm tỷ lệ rất nhỏ, chỉ khoảng 0,5% tổng nguồn vốn của Ngân hàng. Việc nguồn vốn từ Trung ương chiếm tỷ lệ quá lớn là nhược điểm khiến cho Ngân hàng bị thụ động trong công tác lập kê hoạch huy động vốn và cho vay. Điều này cũng là ngun nhân chính dẫn đến có sự chênh lệch giữa kế hoạch huy động vốn và cho vay với việc thực hiện.

4.1.2.2. Kế hoạch huy động vốn và cho vay

Hằng năm, ngân hàng CSXH huyện Thanh Miện đều tiến hành lập kế hoạch huy động vốn và cho vay để chủ động trong việc huy động vốn và cho vay. Việc lập kế hoạch của ngân hàng căn cứ vào: định hướng của Ngân hàng CSXH tỉnh, định hướng xóa đói giảm nghèo của huyện, mức độ huy động vốn tại địa phương ước tính.

Bảng 4.3. Kế hoạch huy động vốn và cho vay giai đoạn 2013-2015

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2013 2014 2015 So sánh (%) 2014/2013 2015/2014 I.Nguồn vốn 187.502 187.437 200.135 99,96 106,7 Từ TW 186.597 186.532 199.230 99,96 106,8 Từ địa phương 905 905 905 100 100 II. Đối tượng cho vay

Hộ nghèo 71.514 72.511 73.727 101,4 101,6 Cận nghèo 7.350 18.324 37.813 249,3 206,3 Giải quyết việc làm 5.900 6.217 6.321 105,3 101,6 Nước sạch và

VSMTNT 32.604 34.105 40.197 104,6 117,8 Lao động nước ngoài 1.836 1.804 1.791 98,2 99,2 Học sinh sinh viên 65.498 51.676 37.501 78,9 72,5 Nghèo làm nhà ở 2.800 2.800 2.800 100 100 Nguồn: NHCSXH huyện Thanh Miện (2016)

Ngân hàng CSXH đều chủ động trong việc lập kế hoạch huy động vốn và cho vay trên cơ sở đánh giá việc thực hiện cho vay vốn ưu đãi của năm trước, chủ trương của Đảng và Chính phủ, các định hướng của tỉnh và địa phương về xóa đói giảm nghèo, do đó cơng tác lập kế hoạch và huy động vốn có những kết quả khả quan, giúp NHCSXH chủ động được trong việc cho vay, giám sát và thu hồi các khoản nợ đảm bảo kế hoạch đề ra.

Bảng 4.4. Thực tế nguồn vốn cho vay tại Ngân hàng Chính sách huyện Thanh Miện

Chỉ tiêu 2013 2014 2015 So sánh(%)

2014/2013 2015/2014

I.Nguồn vốn 186.906 187.407 199.393 100,3 106,4 Từ TW 186.106 186.507 198.393 100,2 106,3 Từ địa phương 800 900 1000 112,5 111,1 II. Đối tượng cho vay

Hộ nghèo 71.514 72.729 73.942 101,7 101,6 Cận nghèo 7.350 19.313 37.813 262,7 195,8 Giải quyết việc làm 5.900 6.217 5.862 105,4 94,3 Nước sạch và

VSMTNT 32.604 34.603 39.551 106,1 114,3 Lao động nước ngoài 1.836 1.775 1.678 96,7 94,5 Học sinh sinh viên 64.902 49.971 35.814 77 71,7 Nghèo làm nhà ở 2.800 2.800 2.748 100 98,14 Hộ mới thoát nghèo 0 0 2000 0 0 Nguồn: NHCSXH huyện Thanh Miện (2016)

Vì việc lập kế hoạch huy động và cho vay là do cấp tỉnh quyết định lên có thể thấy rõ sự chênh lệch giữa kế hoạch và thực hiện cho vay.

Qua bảng dưới đây ta thấy, năm 2013 Ngân hàng chính sách xã hội đã thực hiện rất tốt kế hoạch huy động vốn và cho vay, chỉ có nguồn vốn của chương trình học sinh sinh viên là chỉ hồn thành được 99,09% kế hoạch, còn lại tất cả các chương trình khác đã được thực hiện, hồn thành tốt kế hoạch được giao. Năm 2014 thì Ngân hàng CSXH huyện Thanh Miện đã hoàn thành khá tốt kế hoạch được giao, chỉ có chỉ tiêu nguồn vốn về chương trình cho vay đi lao động nước ngoài và học sinh sinh viên là khơng đạt kế hoạch, cịn các chương trình khác đều đạt hoặc vượt kế hoạch đề ra.

Bảng 4.5. Kế hoạch huy động vốn và cho vay và tình hình thực hiện huy động vốn và cho vay tại Ngân hàng CSXH huyện Thanh Miện

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2013 2014 2015 Kế hoạch Thực hiện Chênh lệch Kế hoạch Thực hiện Chênh lệch Kế hoạch Thực hiện Chênh lệch I.Nguồn vốn 187.502 186.906 -596 187.437 187.407 -30 200.135 199.393 -742 Từ TW 186.597 186.106 -491 186.532 186.507 -25 199.230 198.393 -837 Từ địa phương 905 800 105 905 900 -5 905 1000 +95

II. Đối tượng cho vay

Hộ nghèo 71.514 71.514 0 72.511 72.729 +218 73.727 73.942 +215

Cận nghèo 7.350 7.350 0 18.324 19.313 +989 37.813 37.813 0

Giải quyết việc làm 5.900 5.900 0 6.217 6.217 0 6.321 5.862 -459

Nước sạch và VSMTNT 32.604 32.604 0 34.105 34.603 +498 40.197 39.551 -646

Lao động nước ngoài 1.836 1.836 0 1.804 1.775 -29 1.791 1.678 -113

Học sinh sinh viên 65.498 64.902 -596 51.676 49.971 -1.705 37.501 35.814 -1687

Nghèo làm nhà ở 2.800 2.800 0 2.800 2.800 0 2.800 2.748 -52

Hộ mới thoát nghèo 0 0 0 0 0 0 0 2000 +2000

Nguồn: NHCSXH huyện Thanh Miện (2016)

Năm 2015 thì lại có sự chênh lệch khá nhiều giữa kế hoạch và tình hình thực hiện cho vay. Nguồn vốn cho vay theo chương trình cho vay hộ cận nghèo thì đạt 100% kế hoạch, nguồn vốn cho vay theo chương trình cho vay hộ nghèo vượt kế hoạch, cịn lại các chương trình khác đều chưa đạt kế hoạch đề ra. Tuy nhiên từ tháng 9 năm 2015, có một chương trình mới được triển khai tại ngân hàng là chương trình cho vay hộ mới thoát nghèo.

Bảng 4.6. Ý kiến của hộ vay về mức vốn vay của Ngân hàng chính sách xã hội hiện nay

STT Mức độ Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%)

1 Phù hợp 12 13,3

2 Chưa phù hợp 78 86,7

Tổng 90 100

Nguồn: Số liệu điều tra (2016)

Với mức vốn cho vay như hiện nay, có đến 86,7% hộ được hỏi cho rằng mức vốn chưa thực sự phù hợp. Mức vốn vay còn thấp so với nhu cầu vay vốn của người dân. Như một sinh viên vay vốn tại Ngân hàng, mỗi tháng mỗi sinh viên sẽ được vay 1,25 triệu đồng, trong khi đó mức sinh hoạt hiện nay của một sinh viên sẽ khoảng 1,7 triệu đồng/tháng, ở những khu vực thành phố lớn, giá cả đắt đỏ có thể sẽ khoảng 2,5 triệu đồng/tháng. Vậy mức vốn cho vay là chưa đủ đáp ứng nhu cầu của người vay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý vốn tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội cho các hộ vay tại huyện thanh miện, tỉnh hải dương (Trang 65 - 69)