Tổ chức phòng giao dịch Thanh Miện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý vốn tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội cho các hộ vay tại huyện thanh miện, tỉnh hải dương (Trang 58 - 63)

Nguồn: NHCSXH huyện Thanh Miện (2016)

Trụ sở chính được đặt tại thị trấn Thanh Miện và có 19 điểm giao dịch lưu động tại các xã/thị trấn, đảm bảo mỗi tháng ít nhất mỗi xã có một ngày giao dịch.

Đã ký kết các Văn bản ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách với 3 tổ chức chính trị xã hội: Hội Nơng dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh.

Hiện nay tồn huyện có 345 tổ tiết kiệm và vay vốn, 22 điểm giao dịch tại các xã, thị trấn để hỗ trợ cho NHCSXH trong việc hỗ trợ các hộ nghèo và các đối tượng chính sách vay vốn, được UBND cấp xã quyết định thành lập và tổ chức chính trị xã hội tham gia quản lý.

PHÓ GIÁM ĐỐC CÁC TỔ NGHIỆP VỤ GIÁM ĐỐC TỔ KẾ HOẠCH TÍN DỤNG TỔ KẾ TỐN NGÂN QUỸ Tổ trưởng tổ kế hoạch tín dụng Cán bộ tín dụng Cán bộ kế toán Cán bộ thủ quỹ Tổ trưởng tổ kế toán ngân quỹ

3.1.4.2. Đối tượng phục vụ của NHCSXH Thanh Miện

Ngân hàng Chính sách xã hội Thanh Miện thực hiện tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác gồm:

- Hộ nghèo. - Hộ cận nghèo.

- HSSV có hồn cảnh khó khăn đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và học nghề.

- Các đối tượng cần vay vốn để giải quyết việc làm theo Nghị quyết 120/HĐBT ngày 11 tháng 04 năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ).

- Các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngồi. - Các đối tượng chính sách cần vay vốn để làm nhà ở.

- Các đối tượng chính sách vay vốn để làm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.

3.1.4.3. Chức năng của NHCSXH Thanh Miện

 Về nghiệp vụ huy động vốn

- Tổ chức huy động vốn trong và ngồi nước có trả lãi của mọi tổ chức và tầng lớp dân cư bao gồm tiền gửi có kỳ hạn, khơng kỳ hạn.

- Tổ chức huy động tiết kiệm trong cộng đồng người nghèo.

- Được nhận các nguồn vốn đóng góp tự nguyện khơng có lãi hoặc khơng hồn trả gốc của các cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính, tín dụng và các tổ chức chính trị xã hội, các hiệp hội, các tổ chức phi chính phủ trong nước và nước ngoài.

 Về nghiệp vụ cho vay

Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn phục vụ cho sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống; góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xố đói giảm nghèo, ổn định xã hội.

 Về nghiệp vụ thanh toán và ngân quỹ

- Mở tài khoản tiền gửi thanh toán cho tất cả các khách hàng trong và ngồi nước; NHCSXH có hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống liên

ngân hàng trong nước. NHCSXH được thực hiện các dịch vụ ngân hàng về thanh toán và ngân quỹ:

- Cung ứng các phương tiện thanh toán.

- Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước.

- Thực hiện các dịch vụ thu hộ, chi hộ bằng tiền mặt và không bằng tiền mặt. - Các dịch vụ khác theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Huyện Thanh Miện là một trong những huyện thuần nơng, đang trong q trình thay đổi và phát triển. Số hộ nghèo và có hồn cảnh khó khăn, có nhu cầu vay vốn cịn nhiều nên tơi chọn huyện Thanh Miện làm điểm nghiên cứu.

Huyên Thanh Miện có 18 xã và 1 thị trấn, tơi chọn nghiên cứu tại 3 xã là Hùng Sơn, Thị Trấn Thanh Miện và Ngũ Hùng. Đây là 3 xã có những nét khác nhau trong tình hình kinh tế xã hội. Thị Trấn Thanh Miện được coi là khu trung tâm trong huyện với kinh tế phát triển. Hùng Sơn là một xã cịn nhiều khó khăn trong kinh tế, khơng có ngành nghề đặc trưng nào. Ngũ Hùng là xã đang có những bước phát triển mới trong phát triển kinh tế, những năm gần đây ở xã có nhiều công ty được mở ra tạo việc làm cho nhiều người trong xã và các xã lân cận.

3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

3.2.2.1. Thông tin thứ cấp

Nguồn số liệu thứ cấp được thu thập chủ yếu từ:

- Sách lí luận sẵn có như chính sách nơng nghiệp, thống kê nơng nghiệp, tài chính nơng nghiệp…

- Các số liệu báo cáo thống kê định kỳ, các bài báo, tạp chí chuyên ngành Kinh tế, các ấn phẩm Nông Nghiệp, luận án, luận văn, Internet, … về các vấn đề liên quan.

- Báo cáo tổng kết năm 2013, năm 2014, năm 2015 của NHCSXH huyện Thanh Miện.

3.2.2.2. Thông tin sơ cấp

Việc thu thập thông tin sơ cấp được tiến hành bằng việc điều tra trực tiếp hộ gia đình có hồn cảnh khó khăn đang tham gia chương trình cho vay vốn tín dụng của Ngân hàng. … Mỗi xã tơi tiến hành điều tra 30 hộ đang tham gia vay

vốn của Ngân hành CSXH huyện Thanh Miện. Việc điều tra này nhằm tìm hiểu tình hình thực hiện, hiệu quả của chương trình và nhu cầu, mong muốn của các hộ có hịan cảnh khó khăn về chương trình cho vay tín dụng trong thời gian tới.

3.2.3. Phương pháp xử lí số liệu

- Xử lí tài liệu có sẵn: Tổng hợp, đối chiếu để chọn ra những thông tin phù hợp với nội dung nghiên cứu của đề tài.

- Xử lí tài liệu mới (điều tra): Các thơng tin thu thập được tổng hợp, mã hóa và nhập vào cơ sở dữ liệu trên phần mềm Excel 2007 để có các chỉ tiêu, con số . Sau đó sử dụng phương pháp, phân tích, đánh giá rồi đưa ra nhận xét.

- Phương pháp so sánh: phương pháp này dùng để phân tích các số liệu thu được để phân tích tình hình thực hiện kế hoạch huy động vốn và cho vay, xu hướng biến động qua các năm từ việc quản lý vốn vay ưu đãi, từ đó đánh giá hiệu quả của công tác quản lý vốn vay của Ngân hàng CSXH huyện Thanh Miện.

- Phương pháp thống kê mô tả: các chỉ tiêu thông kê như: doanh số cho vay, dư nợ cho vay, số hộ dư nợ...sẽ được tính tốn để mơ tả thực trạng quản lý vốn tín dụng của Ngân hàng chính sách xã hội.

3.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình thực hiện và quản lý vốn cho các hộ vay tại NHCSXH huyện Thanh Miện. vay tại NHCSXH huyện Thanh Miện.

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh lượng vốn từ các nguồn gồm: + Nguồn vốn từ Trung ương

+ Nguồn vốn từ địa phương -Nhóm chỉ tiêu phản ánh: + Dư nợ cho vay

+ Doanh số cho vay + Nợ quá hạn

-Một số công thức tính + Tỷ trọng từng nguồn vốn

Tỷ trọng từng nguồn vốn (%) = Số lượng từng nguồn vốn x 100 Tổng số nguồn vốn

+ Tỷ lệ nợ quá hạn (%):

Nợ quá hạn đó là một khoản nợ mà người đi vay, đến hạn phải trả cho ngân hàng cả vốn và lãi theo cam kết, nhưng vì nhiều lí do khác nhau mà ngân hàng khơng thể thu được khoản nợ đó. Nợ quá hạn có tác động xấu đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Đây là chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng quan trọng nhất khơng chỉ riêng đối với một tổ chức tín dụng nào. Bởi nó phản ánh việc sử dụng vốn và khả năng trả nợ của khách hàng với các tổ chức tín dụng. Với NHCSXH cũng vậy. Cùng với các cơ chế như: cho gia hạn nợ, cho vay lưu vụ để tạo điều kiện cho các đối tượng khách hàng có khả năng trả nợ ngân hàng, NHCSXH chuyển nợ quá hạn đối với các khoản vay do khách hàng sử dụng sai mục đích, các khoản trả nợ đến hạn nhưng khách hàng cố tình khơng trả hoặc đến kỳ trả nợ cuối cùng hộ vay không được gia hạn nợ.

Tỷ lệ nợ quá hạn = Dư nợ quá hạn x 100 Tổng số dư nợ

Tỷ lệ nợ quá hạn tỷ lệ nghịch với hiệu quả tín dụng. Theo đó, tỷ lệ nợ q hạn cao đồng nghĩa với việc nhiều khoản nợ vay bị khách hàng sử dụng sai mục đích, khách hàng cố tình khơng trả nợ, nhiều khoản nợ đến hạn nhưng vì nhiều lý do nên khơng thu hồi được. Do vậy, không những nguồn vốn của ngân hàng bị ảnh hưởng (khơng thu hồi để quay vịng đúng hạn) mà những mục tiêu đặt ra của tín dụng khơng đạt được. Xét theo chiều ngược lại tỷ lệ nợ quá hạn thấp nghĩa là hiệu quả tín dụng đã được nâng cao.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 QUẢN LÝ VỐN TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNH CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN THANH MIỆN HUYỆN THANH MIỆN

4.1.1 Quy trình cho vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý vốn tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội cho các hộ vay tại huyện thanh miện, tỉnh hải dương (Trang 58 - 63)