Củng cố, hoàn thiện mạng lưới cho vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý vốn tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội cho các hộ vay tại huyện thanh miện, tỉnh hải dương (Trang 93 - 94)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3.5.Củng cố, hoàn thiện mạng lưới cho vay

4.3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm quản lý có hiệu quả vốn cho các hộ vay tạ

4.3.5.Củng cố, hoàn thiện mạng lưới cho vay

- NHCSXH cần tiếp tục triển khai việc tập huấn đào tạo các tổ vay vốn, các tổ chức chính trị xã hội có tham gia vào việc thành lập và chỉ đạo hoạt động của tổ chức.

- Tăng cường đầu tư hơn nữa trang thiết bị làm việc. Thường xuyên tiến hành tập huấn nghiệp vụ cho vay, giải ngân và thu hồi nợ cho các bên tham gia vào việc tổ chức thực hiện và cho vay gồm: cán bộ tín dụng, Tổ TK&VV và các hộ vay vốn.

- Củng cố và nâng cao chất lượng điểm gia dịch tại xã, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổ TK&VV, đảm bảo đúng quy trình nghiệp vụ, duy trì tốt lịch giao dịch cố định hàng tháng.

- Thực hiện tốt Điểm giao dịch và hoạt động của Tổ giao dịch lưu động tại xã: Hoạt động giao dịch tại các điểm giao dịch xã chiếm gần 90% hoạt động của hệ thống NHCSXH. Để thực hiện tốt điểm giao dịch và hoạt động của Tổ giao dịch lưu động, cần chú trọng các giải pháp sau đây:

+ Rà sốt để bố trí lịch giao dịch hợp lý theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả các phiên giao dịch. Trong các phiên giao dịch cố định cần bố trí đủ cán bộ và phương tiện làm việc cho phù hợp; chú ý bố trí số lượng cán bộ hợp lý theo từng phiên giao dịch, đồng thời bố trí thời gian giao dịch và giao ban cho hợp lý.

+ Nâng cao chất lượng giao ban: Tổ giao dịch lưu động phải chuẩn bị trước nội dung giao ban một cách kỹ càng, có thể kết hợp phổ biến văn bản mới. Khi giao ban cần tập trung phân tích những vấn đề tồn tại, xác định rõ nguyên nhân và đưa ra giải pháp khắc phục. Tránh họp giao ban mang tính hình thức, khơng mang lại hiệu quả.

+ Giám đốc phòng giao dịch phải thường xuyên nắm bắt diễn biến nợ xấu, quá hạn: nắm bắt cụ thể nợ ở đâu, ai nợ, phân tích nguyên nhân của từng khoản nợ cho từng đối tượng vay để có giải pháp và kế hoạch thu hồi. Cần phải trực tiếp

xuống tận cơ sở cùng với Lãnh đạo xã tìm biện pháp thu hồi. Đặc biệt phải có trách nhiệm trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện phương án củng cố nâng cao chất lượng tín dụng đối với các xã có nợ quá hạn trên 2% . Nội dung phương án phải đánh giá hoạt động tín dụng trên địa bàn xã, xây dựng một số chỉ tiêu cơ bản để củng cố nâng cao chất lượng tín dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý vốn tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội cho các hộ vay tại huyện thanh miện, tỉnh hải dương (Trang 93 - 94)