9. Cấu trúc của luận văn
1.3 Quản lý bồi dưỡng năng lực Hiệu trưởng
1.3.1 Khái niệm quản lý
Về thuật ngữ “quản lý” được sử dụng trong rất nhiều các lĩnh vực như: quản lý nhà nước, quản lý hành chính, quản lý xã hội, quản lý doanh nghiệp,
quản lý GD... tác giả Mary Parker Follett đưa ra định nghĩa khá nổi tiếng: Quản lý là nghệ thuật hồn thành cơng việc thơng qua người khác.
Tại nước ta, cũng có nhiều định nghĩa khác nhau về quản lý: Một định nghĩa của tác giả Đặng Bá Lãm được chấp nhận một cách rộng rãi “Quản lý là
quá trình lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra công tác của các thành viên trong tổ chức và sử dụng mọi nguồn lực sẵn có của tổ chức để đạt những mục tiêu của tổ chức” [38. Tr, 23].
Theo các tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc thì “Hoạt động quản lý (management) là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể (người bị quản lý) trong một tổ chức’’.
Định nghĩa này cho ta thấy trong tổ chức nào đi chăng nữa có mục tiêu gì và cơ cấu, quy mơ như thế nào thì đều cần có sự quản lý, người quản lý có vai trị tổ chức hoạt động để đạt được mục tiêu [11. Tr, 35].
Theo các tác giả Nguyễn Kỳ và Bùi Trọng Tuân thì “Quản lý là những
tác động có định hướng, có kế hoạch của chủ thể quản lý đối tượng bị quản lý trong tổ chức để vận hành tổ chức, nhằm đạt mục đích nhất định” [35. Tr, 97].
Theo tác giả Đặng Vũ Hoạt - Hà Thế Ngữ thì “Quản lý là một q trình có
định hướng, q trình có mục tiêu, quản lý một hệ thống là quá trình tác động đến hệ thống nhằm đạt được những mục tiêu nhất định. Những mục tiêu này đặc trưng cho trạng thái mới của hệ thống mà người quản lý mong muốn”[29. Tr,34].
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang thì “Quản lý là tác động có mục đích,
có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người LĐ (khách thể quản lý) nhằm thực hiện những mục tiêu dự kiến” [45. Tr,36 ].
Như vậy có thể thấy tất cả các định nghĩa trên có thể nhấn mạnh các mặt khơng giống nhau nhưng có điểm chung là đều coi quản lý là hoạt động có tổ chức và hướng tới hoàn thành mục tiêu đã đề ra.
Trong quản lý nói chung và quản lý nhà trường nói riêng bao giờ cũng có chủ thể quản lý, khách thể quản lý quan hệ với nhau bằng những tác động quản lý.
Từ những điểm chung của các định nghĩa được nêu ở trên và xét quản lý với tư cách là một hành động, có thể định nghĩa như sau: Quản lý là hoạt động có ý thức của con người nhằm định hướng, tổ chức, sử dụng các nguồn lực và phối hợp hành động của một nhóm người hay một cộng đồng người để đạt được các mục tiêu đề ra một cách hiệu quả nhất.